Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 Kết nối Bài 23: Điện trở. Định luật Ohm

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 kết nối tri thức Bài 23: Điện trở. Định luật Ohm. Bộ đề nhièu câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 23: ĐIỆN TRỞ. ĐỊNH LUẬT OHM

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện có điện trở trong r với mạch ngoài có tổng trở là R thì cường độ dòng điện trong mạch được xác định bởi biểu thức:

  • A. I =
  • B. I =
  • C. I =                                                                                                             
  • D. I =

Câu 2. Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch

  • A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
  • B. tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn.
  • C. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn.
  • D. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.

Câu 3. Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch

  • A. tăng rất lớn.                                            
  • B. tăng giảm liên tục.
  • C. giảm về 0.                                               
  • D. không đổi so với trước.

Câu 4. Khi có hiện tượng đoản mạch xảy ra thì:

  • A. cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại.
  • B. công suất tiêu thụ trên mạch ngoài đạt cực đại.
  • C. điện trở toàn mạch đạt giá trị cực đại.
  • D. hiệu điện thế mạch ngoài đạt giá trị cực đại.

Câu 5. Điện trở có công dụng:

  • A. Phân chia điện áp
  • B. Ngăn cản dòng một chiều
  • C. Ngăn cản dòng xoay chiều
  • D. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp

Câu 6. Đơn vị đo điện trở là:

  • A. Ôm
  • B. Fara
  • C. Henry
  • D. Oát

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng:

  • A. Tụ điện ngăn cản dòng xoay chiều, cho dòng một chiều đi qua.
  • B. Cuộn cảm ngăn cản dòng một chiều, cho dòng xoay chiều đi qua.
  • C. Tụ điện ngăn cản dòng một chiều và xoay chiều đi qua.
  • D. Cuộn cảm ngăn cản dòng xoay chiều, cho dòng một chiều đi qua.

Câu 8. Trong các tụ sau, tụ nào phân cực:

  • A. Tụ xoay
  • B. Tụ giấy
  • C. Tụ hóa
  • D. Tụ mica

Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng:

  • A. Trị số điện trở cho biết mức độ cản trở của điện trở đối với dòng điện chạy qua nó.
  • B. Trị số điện dung cho biết mức độ cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
  • C. Trị số điện cảm cho biết mức độ cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.
  • D. Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 10. Trong các tụ sau, tụ nào khi mắc vào mạch nguồn điện phải đặt đúng chiều điện áp:

  • A. Tụ mica
  • B. Tụ hóa
  • C. Tụ nilon
  • D. Tụ dầu

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDDAAD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánADCAB

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đặt vào hai đầu một điện trở R = 20 Ω một hiệu điện thế U = 2V trong khoảng thời gian t = 20 s. Lượng điện tích di chuyển qua điện trở là

  • A. q = 4 C.                                                                                                             
  • B. q = 1 C.                                                                                                             
  • C. q = 2 C.                                                                                                             
  • D. q = 5 mC.

Câu 2. Câu nào sau đây là sai?

  • A. Muốn có một dòng điện đi qua một điện trở, phải đặt một hiệu điện thế giữa hai đầu của nó.
  • B. Với một điện trở nhất định, hiệu điện thế ở hai đầu điện trở càng lớn thì dòng điện càng lớn.
  • C. Khi đặt cùng một hiệu thế vào hai đầu những điện trở khác nhau, điện trở càng lớn thì dòng điện càng nhỏ.
  • D. Cường độ dòng điện qua điện trở tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.

Câu 3. Dòng điện có cường độ 0,32 A đang chạy qua một dây dẫn. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫ đó trong 20s là:

  • A. 4.1019
  • B. 1,6.1018
  • C. 6,4.1018
  • D. 4.1020

Câu 4. Đặt hiệu điện thế 24 V vào hai đầu điện trở 20 Ω trong khoảng thời gian 10s . Điện lượng chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian đó là

  • A. 12C
  • B. 24C
  • C. 0,83C
  • D. 2,4C

Câu 5. Cho mạch điện như hình vẽ.

Suất điện động E = 28V, điện trở trong r = 2 , R = 5 . Độ lớn của cường độ dòng điện trong mạch chính là

  • A. 2 A.       
  • B. 3 A.       
  • C. 4 A.       
  • D. 5 A.

Câu 6. Trong mạch điện kín gồm có nguồn điện có suất điện động E , điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Khi có hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch I có giá trị.

  • A. I = ∞
  • B. I = E r
  • C. I = 0.                                                                                                                   
  • D. I = 

Câu 7. Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 4,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là

  • A. 0,3 A.
  • B. 0,25 A.
  • C. 0,5 A.
  • D. 3 A.

Câu 8. Một acquy 3 V, điện trở trong 20 mΩ, khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là

  • A. 150 A.
  • B. 0,06 A.
  • C. 15 A.
  • D. 300 A.

Câu 9. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là

  • A. I = 120 (A).                                                                                                         
  • B. I = 12 (A).                                                                                                           
  • C. I = 2,5 (A).                                                                                                          
  • D. I = 25 (A).

Câu 10. Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây?

  • A. UN = Ir.                   
  • B. UN = I(RN + r).        
  • C. UN = E – I.r.           
  • D. UN = E + I.r.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCDAAC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDAACD

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch tỉ lệ với?

Câu 2 (6 điểm). Khi có hiện tượng đoản mạch xảy ra thì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch là 

I =

Vậy cường độ dòng điện trong toàn mạch tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Khi xảy ra đoản mạch, điện trở mạch ngoài

R ≈ 0.

Áp dụng định luật Ôm đối với toàn mạch là 

I =  =

Vì r thường rất nhỏ, đặc biệt với acquy, điện trở trong có thể chỉ khoảng vài phần trăm ôm, nên cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại.

3 điểm

3 điểm


 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là?

Câu 2 (6 điểm). Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 4,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Cường độ dòng điện trong mạch là 

I =  =  = 2,5 A.

4 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch

I =  

=  = 0,3 (A)

3 điểm

 3 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong một mạch kín mà điện trở ngoài là 10 Ω, điện trở trong là 1 Ω có dòng điện là 0,5 A. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn và suất điện động của nguồn là

  • A. 11 V và 10 V.
  • B. 10 V và 11 V.ed.55
  • C. 5,5 V và 5 V.           
  • D. 5 V và 5,5 V.

Câu 2. Một mạch điện có nguồn là một pin 9 V, điện trở trong 1 Ω và mạch ngoài gồm 2 điện trở mắc nối tiếp có giá trị lần lượt là 5 Ω, 3 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là

  • A. 2 A.
  • B. 4,5 A
  • C. 1 A.
  • D. 1,33 A.

Câu 3. Một nguồn điện có điện trở trong 0,5 (W) và suất điện động 4,5 V được mắc với điện trở  8,5 (W) thành mạch kín. Cường độ dòng điện trong mạch là

  • A. I = 0,5 A.                
  • B. I = 0,525 A.            
  • C. I = 0,6 A.                
  • D. I = 2,4 A.

Câu 4. Một nguồn có E  = 6 V; r = 1 W. Mạch ngoài gồm hai điện trở ghép song song có giá trị là 6 W và 3 W. Cường độ dòng điện có giá trị là

  • A. 30 A.
  • B. 2,72 A.
  • C. 2 A.
  • D. 1,6 A.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện có điện trở trong r với mạch ngoài có tổng trở là R thì cường độ dòng điện trong mạch được xác định bởi biểu thức?

Câu 2 (3 điểm). Trong mạch điện kín gồm có nguồn điện có suất điện động E , điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Khi có hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch I có giá trị?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDCAC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Định luật Ôm đối với toàn mạch là I =3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Khi xảy ra đoản mạch, R ≈ 0.

Áp dụng định luật Ôm đối với toàn mạch là 

I =  =

3 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Một bóng đèn dây tóc loại 220 V - 40 W có điện trở là :

  • A. 1210 W.      
  • B. 484 W.      
  • C. 968 W.      
  • D. 440 W.

Câu 2. Một acquy có suất điện động E = 6 V, điện trở trong r = 0,2 W. Khi bị chập mạch (R = 0) thì dòng điện chạy qua acquy sẽ có cường độ là

  • A. 20 A.       
  • B. 30 A.       
  • C. 40 A.       
  • D. 50 A.

Câu 3. Ba bóng đèn loại 6 V - 3 W được mắc song song vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động 6 V và điện trở trong 1 W thì cường độ dòng điện chạy trong nguồn điện là

  • A. 0,5 A.      
  • B. 1,2 A.      
  • C. 1,0 A.        
  • D. 1,5 A.

Câu 4. Một điện trở R1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong r = 4Ω thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I1 = 1,2A. Nếu mắc thêm một điện trở R2 = 2Ω nối tiếp với điện trở R1 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I2 = 1A. Giá trị của điện trở R1 bằng

  • A. 5Ω
  • B. 6Ω
  • C. 8Ω
  • D. 10Ω

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm).

Câu 2 (3 điểm).

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánABBB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

 

 3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

 

 3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay