Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 Kết nối Bài 20: Điện thế

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 kết nối tri thức Bài 20: Điện thế. Bộ đề nhièu câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 20: ĐIỆN THẾ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về

  • A. phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
  • B. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
  • C. khả năng sinh công tại một điểm.
  • D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.

Câu 2. Điện thế là đại lượng:

  • A. là đại lượng đại số.
  • B. là đại lượng vectơ.
  • C. luôn luôn dương.
  • D. luôn luôn âm.

Câu 3. Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức:

  • A. VM = q.AM
  • B. VM = AM
  • C. VM =
  • D. VM =

Câu 4. Đơn vị của hiệu điện thế là:

  • A. V/m.      
  • B. V.          
  • C. C.          
  • D. J.

Câu 5. Biểu thức nào sau đây là sai?

  • A. UMN = VM - VN.
  • B. U = E.d.
  • C. A = qEd.
  • D. UMN = AMN.q.

Câu 6. Hiệu điện thế giữa hai điểm:

  • A. đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường của điện tích q đứng yên.
  • B. đặc trưng cho khả năng tác tác dụng lực của điện trường của điện tích q đứng yên.
  • C. đặc trưng cho khả năng tạo lực của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
  • D. đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.

Câu 7. Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng

  • A. 1 J.C.     
  • B. 1 J/C.     
  • C. 1 N/C.    
  • D. 1. J/N.

Câu 8. Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa 2 điểm đó được gọi là:

  • A. công của lực điện.
  • B. điện thế.
  • C. hiệu điện thế.
  • D. cường độ điện trường.

Câu 9. Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định không đúng là:

  • A. Đơn vị của hiệu điện thế là V.
  • B. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó.
  • C. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.
  • D. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường.

Câu 10. Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường là:

  • A. U = qd.            
  • B. U = q.E.d.                 
  • C. U = E.q.
  • D. U = E.d. 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánAACBD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDBCCD

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó

  • A. giảm một nửa. 
  • B. không đổi.
  • C. tăng gấp đôi.    
  • D. tăng gấp 4.

Câu 2. Hiệu điện thế được đo bằng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Tĩnh điện kế.
  • B. Tốc kế.
  • C. Ampe kế.
  • D. Nhiệt kế.

Câu 3. Điện tích q chuyển động từ M đến N trong một điện trường đều, công của lực điện càng nhỏ nếu

  • A. hiệu điện thế UMN càng nhỏ.
  • B. hiệu điện thế UMN càng lớn.
  • C. đường đi từ M đến N càng dài.
  • D. đường đi từ M đến N càng ngắn.

Câu 4. Điện tích q chuyển động từ M đến N trong một điện trường đều, công của lực điện càng lớn nếu

  • A. đường đi từ M đến N càng dài.
  • B. đường đi từ M đến N càng ngắn.
  • C. hiệu điện thế UMN càng nhỏ.
  • D. hiệu điện thế UMN càng lớn.

Câu 5. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN  = 20V. Nhận xét nào sau đây đúng?

  • A. Điện thế tại điểm M là 20 V.
  • B. Điện thế tại điểm N là 0 V.
  • C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.
  • D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V.

Câu 6. Biết hiệu điện thế UMN = 5 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?

  • A. VM  = 5 V.
  • B. VN  = 5 V.
  • C. VM - VN  = 5 V.
  • D. VN - V = 5V.

Câu 7. Biết hiệu điện thế UNM = 20 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?

  • A. VM  = 20 V.
  • B. VN  = 20 V.
  • C. VM - VN  = 20 V.
  • D. VN - VM  = 20V.

Câu 8. Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động

  • A. dọc theo một đường sức điện.
  • B. dọc theo một đường nối hai điện tích điểm.
  • C. từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.
  • D. từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao.

Câu 9. Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là UMN = 32V. Nhận xét nào sau đây đúng?

  • A. Điện thế tại điểm M là 32V.
  • B. Điện thế tại điểm N là 0.
  • C. Nếu điện thế tại M là 0 thì điện thế tại N là -32V.
  • D. Nếu điện thế tại M là 10V thì điện thế tại N là 42V.

Câu 10. Một proton chỉ chịu tác dụng của lực điện, chuyển động trong điện trường đều dọc theo một đường sức từ điểm C đến điểm D. Nhận xét nào sau đây sai?

  • A. Đường sức điện có chiều từ C đến D.
  • B. Điện thế tại điểm C cao hơn điện thế tại điểm D.
  • C. Nếu điện thế tại điểm C bằng 0 thì điện thế tại điểm D có giá trị âm.
  • D. Điện thế tại điểm D cao hơn điện thế tại điểm C.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBAADD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCDCCD

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Điện tích q chuyển động từ M đến N trong một điện trường đều, công của lực điện càng nhỏ nếu?

Câu 2 (6 điểm). Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 5 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 8 cm có hiệu điện thế là?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Công của lực điện tác dụng lên điện tích q chuyển động từ M đến N trong một điện trường đều: A = q.UMN

Do vậy công của lực điện càng nhỏ nếu hiệu điện thế UMN càng nhỏ.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Từ biểu thức U = E.d ta có:

 =  

Nên U2 =  =  = 16V

3 điểm

3 điểm


 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động như thế nào?

Câu 2 (6 điểm). Một proton chỉ chịu tác dụng của lực điện, chuyển động trong điện trường đều dọc theo một đường sức từ điểm C đến điểm D. Đường sức điện có chiều như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Lực điện trường tác dụng lên hạt mang điện tích dương  cùng phương cùng chiều với , làm nó chuyển động theo chiều đường sức điện.

Công của lực điện:

ACD = qEd = UCD.q > 0 UCD = (VC - VD) > 0 VC > VD

Đường sức điện có chiều từ nơi điện thế cao tới nơi điện thế thấp.

3 điểm

 3 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 20V. Electron có điện tích

- e = -1,6.10-19 -19 C đặt tại điểm M có thế năng là:

  • A. 3,2.10-18 -18 J.
  • B. -3,2.10-18 -18 J.
  • C. 1,6.1020 J.
  • D. -1,6.1020 J.

Câu 2. Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 5 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 8 cm có hiệu điện thế là

  • A. 10 V.     
  • B. 16 V.     
  • C. 20 V.     
  • D. 6,25 V.

Câu 3. Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 0,5 m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là

  • A. 500 V.             
  • B. 1000 V.           
  • C. 2000 V. 
  • D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 4. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5 μC từ A đến B là 5 mJ. Hiệu điện thế UAB có giá trị nào sau đây?

  • A. 1000 V.           
  • B. -1000 V.                   
  • C. 2500 V.           
  • D. - 2500 V.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về điều gì?

Câu 2 (3 điểm). Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBBAB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Điện thế tại một điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức:

VM =

3 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Tính công mà lực điện tác dụng lên một điện tích - 5 μC sinh ra khi nó chuyển động từ điểm A đến điểm B. Biết UAB = 1000 V.

  • A. 5000 J.            
  • B. - 5000 J.          
  • C. 5 mJ.               
  • D. - 5 mJ.

Câu 2. Tính công mà lực điện tác dụng lên một điện tích 5 μC sinh ra nó khi nó chuyển động từ điểm A đến điểm B. Biết UAB = 1000 V.

  • A. 5000 J.            
  • B. - 5000 J.          
  • C. 5 mJ.               
  • D. - 5 mJ.

Câu 3. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 50 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là

  • A. 5000 V/m.                
  • B. 1250 V/m.                 
  • C. 2500 V/m.                 
  • D. 1000 V/m.

Câu 4. Trong một điện trường đều, điểm A cách điểm B 1m, cách điểm C 1 m. Nếu UAB = 20 V thì UAC bằng bao nhiêu?

  • A. 20 V.               
  • B. 40 V.               
  • C. 5 V.       
  • D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Hiệu điện thế giữa hai điểm đặc trưng cho điều gì?

Câu 2 (3 điểm). Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa 2 điểm đó được gọi là?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDCBD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Hiệu điện thế giữa hai điểm: đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.

 3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Hiệu điện thế giữa hai điểm: đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.

 3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay