Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 Kết nối Bài 25: Năng lượng và công suất điện
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 kết nối tri thức Bài 25: Năng lượng và công suất điện . Bộ đề nhièu câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 25: NĂNG LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ 40 J điện năng. Thời gian để đoạn mạch này tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là
- A.25 phút.
- B. 140 phút.
- C.40 phút.
- D. 10 phút.
Câu 2. Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 12 phút nó tiêu thụ một năng lượng
- A. 2000J.
- B. 5J.
- C.120kJ.
- D. 72kJ
Câu 3. Dụng cụ nào sau đây được dùng để đo điện năng tiêu thụ
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 4. Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là
- A. 48 kJ.
- B. 24 J.
- D. 24000 kJ.
D. 400 J.
Câu 5. Một nguồn điện có suất điện động 2 V thì khi thực hiện một công 12 J, lực lạ đã dịch chuyển một điện lượng qua nguồn là
- A. 50 C.
- B. 20 C.
- C. 20 C.
- D. 6 C.
Câu 6. Một bóng đèn có công suất định mức 100 W sáng bình thường ở hiệu điện thế 220 V. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là
- A. 5,22 A.
- B. 522522 A.
- C. 511511 A.
- D. 1,21 A.
Câu 7. Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 100 Ω và cường độ dòng điện qua bếp là I = 5A. Nhiệt lượng tỏa ra khi sử dụng bếp trong một giờ là
- A. 9000 kJ.
- B. 2,5 kWh.
- C. 900 J.
- D. 500J.
Câu 8. Một thiết bị tiêu thụ điện có công suất P = 15 W và hiệu điện thế làm việc là U = 220 V. Sử dụng dụng cụ trên trong 20 phút ở hiệu điện thế 220 V thì điện năng tiêu thụ là
- A. 5 W.
- B. 50 J.
- C. 300 J.
- D. 5 Wh.
Câu 9. Một bếp điện có ghi 220V - 1500 W. Điện năng tiêu thụ khi sử dụng bếp trong thời gian 30 phút là
- A.22.106J.
- B.1500kJ.
- C.750kJ.
- D. 2,7.106 J.
Câu 10. Một acquy có suất điện động 24 V, cung cấp một dòng điện có cường độ 2 A trong thời gian 1 giờ. Tính công của nguồn điện?
- A.172,8J.
- B.172,8kJ.
- C.1780J.
- D. 1278 J.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | D | B | A | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | A | D | D | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Một đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi. Khi chỉnh điện trở của nguồn là 100 Ω thì công suất của mạch là 20 W. Khi chỉnh điện trở của mạch là 50Ω thì công suất của mạch là
- A. 10W.
- B. 5W.
- C. 40 W.
- D. 80 W.
Câu 2. Cho một mạch điện có điện trở không đổi. Khi dòng điện trong mạch là 2 A thì công suất tiêu thụ của mạch là 100 W. Khi dòng điện trong mạch là 4 A thì công suất tiêu thụ của mạch là
- A. 25 W.
- B. 50 W.
- C. 200 W.
- D. 400 W.
Câu 3. Đặt một hiệu điện thế U = 18 V vào hai đầu điện trở R = 9 Ω thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là bao nhiêu?
- A. 12 W.
- B. 18 W.
- C. 2 W.
- D. 36 W.
Câu 4. Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 10C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua một điện trở 10 Ω. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là
- A.10 phút.
- B.7 phút.
- C.10s.
- D. 1 h.
Câu 5. Để trang trí người ta dùng các bóng đèn 12V – 6W mắc nối tiếp với mạng điện có hiệu điện thế U = 120V. Để các đèn sáng bình thường thì số bóng đèn phải sử dụng là
- A.2 bóng.
- B.10 bóng.
- C.20 bóng.
- D. 40 bóng.
Câu 6. Thắp sáng một bóng đèn 220 V – 40 W trong 8 h mỗi ngày thì một tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện? Biết giá điện là 2500 đ/(kWh).
- A.12000đ.
- B.18000đ.
- C.24000đ.
- D. 25000 đ.
Câu 7. Một bàn là khi được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ 5 A. Tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là này trong 30 ngày, mỗi ngày 30 phút, biết giá tiền điện là 2500 đ/(kWh) là.
- A.165000đ.
- B.16500đ.
- C.41250đ.
- D. 14250 đ.
Câu 8. Dùng ấm điện có ghi 220V - 1000W ở điện áp 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 250C. Biết hiệu suất của ấm là 90%, nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K), thời gian đun nước là
- A. 628,5 s
- B. 698 s
- C. 565,65 s
- D. 556 s
Câu 9. Dẫn một đường dây điện sợi đôi từ mạng điện chung tới một ngôi nhà cách đó L = 20 m. Biết mỗi sợi dây đơn có một lõi đồng với thiết diện bằng 0,5 mm2 với điện trở suất của đồng là 1,8.10-8 Ωm. Hiệu điện thế ở cuối đường dây, ngay tại lối vào nhà là 220 V. Trong nhà sử dụng các đèn dây tóc nóng sáng với tổng công suất 330 W trung bình 5 giờ mỗi ngày. Nhiệt lượng tỏa ra trên đường dây dẫn trong vòng 30 ngày xấp xỉ bằng
- A. 147 kJ
- B. 0,486 kWh
- C. 149 kJ
- D. 0,648 kWh
Câu 10. Dùng ấm điện có ghi 220V - 1000W ở điện áp 110 V để đun 3 kg nước từ 450C đến khi bay hơi hết. Cho nhiệu dung riêng của nước lỏng bằng 4190 J/kg.K và ẩn nhiệt bay hơi bằng 260 kJ/kg. Biết hiệu suất của bếp điện là 85%. Thời gian đun xấp xỉ là
- A. 67,8 phút
- B. 87 phút
- C. 94,5 phút
- D. 115,4 phút
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | D | D | B | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | C | B | B | D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 12 phút nó tiêu thụ một năng lượng?
Câu 2 (6 điểm). Đặt một hiệu điện thế U = 18 V vào hai đầu điện trở R = 9 Ω thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là bao nhiêu?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Đổi 12 phút = 720 giây Trong 12 phút đoạn mạch tiêu thụ một năng lượng là A = P.t = 100 . 720 = 72000 (J) = 72 (kJ). | 4 điểm |
Câu 2 (6 điểm) | Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch I = = 2 A Áp dụng công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là P = UI = 18.2 = 36W. | 3 điểm 3 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ 40 J điện năng. Thời gian để đoạn mạch này tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là?
Câu 2 (6 điểm). Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 10C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua một điện trở 10 Ω. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Đổi 1 kJ = 1000 J. Thời gian để đoạn mạch này tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là t = = 25 (phút). | 4 điểm |
Câu 2 (6 điểm) | Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng 1 kg nước thêm 10C là: Q = mc∆t = 1.4200.1 = 4200 J Thời gian cần để điện trở 10 Ω tỏa ra nhiệt lượng trên là t = = = 420s = 7 phút | 3 điểm 3 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Công suất định mức của các dụng cụ điện là
- A. công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
- B. công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
- C. công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.
- D. công suất trung bình của dụng cụ đó.
Câu 2. Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là
- A. A = U.I.t.
- B. A=E It .
- C. A = I.tU .
- D. A = U.It .
Câu 3. Công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là
- A. P = It
- B. P = E It
- C. P = E I
- D. P = UI
Câu 4. Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ gì?
- A. Ôm kế.
- B. Vôn kế.
- C. Công tơ điện.
- D. Oát kế.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Công suất định mức của các dụng cụ điện là?
Câu 2 (3 điểm). Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | A | D | C |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Công suất định mức là công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là A = U.I.t | 3 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của điện năng tiêu thụ?
- A.kWh.
- B.V.
- C.A.
- D. Ω.
Câu 2. Chọn câu đúng. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với
- A. cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
- B. bình phương cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
- C. bình phương hiệu điện thế hai đầu dây dẫn, thời gian dòng điện chạy qua, điện trở đoạn mạch.
- D. hiệu điện thế hai đầu dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Câu 3. Biểu thức của định luật Jun – Len xơ là
- A. A = U.I.t
- B. P = UI
- C. Q = I2.R.t
- D. P = I2R
Câu 4. Một số điện (1 kWh) trên công tơ điện là
- A.3600J.
- B.3,6.106J.
- C.360kJ.
- D. 3,6 kJ.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là?
Câu 2 (3 điểm). Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | B | C | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Công thức công suất điện của một đoạn mạch là P = UI . | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Công tơ điện đo điện năng tiêu thụ. | 3 điểm |