Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 8 kết nối Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 8 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 26: NĂNG LƯỢNG NHIỆT VÀ NỘI NĂNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhiệt năng của một vật là

  1. Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  2. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  3. Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  4. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 2: Nhiệt lượng là

  1. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  2. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
  3. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  4. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.

Câu 3: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  1. Khối lượng.
  2. Trọng lượng riêng.
  3. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
  4. Khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 4: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

  1. Khối lượng.
  2. Vận tốc của vật.
  3. Khối lượng và chất làm vật.
  4. Khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 5: Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?

  1. Hướng từ dưới lên.
  2. Hướng từ trên xuống.
  3. Hướng sang ngang.
  4. Theo mọi hướng.

Câu 6: Chọn câu sai trong những câu sau:

  1. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
  2. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
  3. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
  4. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật

Câu 7: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?

  1. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.
  2. Chiếc lá đang rơi.
  3. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.
  4. Quả bóng đang bay trên cao.

Câu 8: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?

  1. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.
  2. Hòn bi lăn trên sàn nhà.
  3. Máy bay đang bay.
  4. Viên đạn đang bay.

Câu 9: Từ độ cao h người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là v0. Khi viên bi rời khỏi tay người ném, cơ năng của viên bi có ở dạng nào? Chọn mốc thế năng hấp dẫn tại mặt đất.

  1. Chỉ có động năng.
  2. Chỉ có thế năng.
  3. Có cả động năng và thế năng.
  4. Không có cơ năng.

Câu 10: Một lò xo treo vật m1 thì dãn một đoạn x1, cùng lò xo ấy khi treo vật m2 thì dãn đoạn x2. Biết khối lượng m1 < m2. Cơ năng của lò xo ở dạng nào? Sự so sánh cơ năng của lò xo ở hai trường hợp như thế nào là đúng trong các cách sau:

  1. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng hấp dẫn. Trường hợp thứ nhất có cơ năng nhỏ hơn.
  2. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng đàn hồi. Hai trường hợp có cơ năng bằng nhau.
  3. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng đàn hồi. Trường hợp thứ nhất có cơ năng nhỏ hơn.
  4. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng hấp dẫn. Hai trường hợp có cơ năng bằng nhau.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cường độ dòng điện được kí hiệu là

  1. V
  2. A
  3. U
  4. I

Câu 2: Ampe kế là dụng cụ để đo:

  1. cường độ dòng điện
  2. hiệu điện thế
  3. công suất điện
  4. điện trở

Câu 3: Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?

  1. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.
  2. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
  3. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.
  4. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.

Câu 4: Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì?

  1. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt.
  2. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1A.
  3. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1A.
  4. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1A.

Câu 5: Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là:

  1. Kích thước của vôn kế
  2. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế.
  3. Cách mắc vôn kế trong mạch.
  4. Kim chỉ tại vạch số 0 của vôn kế.

Câu 6: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?

  1. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.
  2. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.
  3. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.
  4. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

Câu 7: Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?

  1. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35 A
  2. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.
  3. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8 A.Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.
  4. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.

Câu 8: Chọn câu trả lời sai: Vôn kế là dụng cụ để đo

  1. hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.
  2. hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
  3. hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch.
  4. hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện.

Câu 9: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là:

  1. 32 A
  2. 0,32 A
  3. 1,6 A
  4. 3,2 A

Câu 10: Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2 V để đo hiệu điện thế giữa hai đầu cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch. cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng?

  1. 314 mV
  2. 5,8 V
  3. 1,52 V
  4. 3,16 V

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Năng lượng nhiệt là gì? Nội năng là gì?

Câu 2 ( 4 điểm). Nung nóng đồng xu sau đó bỏ vào cốc nước lạnh, đồng xu nguội đi, nước nóng lên. Trong quá trình này có sự chuyển hoá năng lượng từ?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào tăng lên?

Câu 2 ( 4 điểm). Nhiệt độ vật giảm là do đâu?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu  1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

  1. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.
  2. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.
  3. Một máy bay đang bay trên cao.
  4. Một ô tô đang chuyển động trên đường.

Câu 2: Tìm phát biểu sai.

  1. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
  2. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
  3. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
  4. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.

Câu 3: Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương ngang từ vị trí A, rơi xuống đất tại vị trí D. Tại vị trí nào vật có thế năng lớn nhất ?

  1. Vị trí A.
  2. Vị trí B.
  3. Vị trí C.
  4. Vị trí D.

Câu 4: Nhiệt năng của một vật là

  1. Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  2. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  3. Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  4. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Một viên đạn đang bay trên cao, có những dạng năng lượng nào mà em đã được học?

Câu 2: Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu  1: Tìm phát biểu sai.

  1. Tác động lên hệ một công có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.
  2. Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt tạo nên hệ.
  3. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được
  4. Trong quá trình đẳng nhiệt, độ tăng nội năng của hệ bằng nhiệt lượng mà hệ nhận được

Câu 2: Trường hợp làm biến đổi nội năng không do thực hiện công là?

  1. Đun nóng nước bằng bếp.
  2. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.
  3. Nén khí trong xilanh.
  4. Cọ xát hai vật vào nhau.

Câu 3: Một lò xo treo vật m1 thì dãn một đoạn x1, cùng lò xo ấy khi treo vật m2 thì dãn đoạn x2. Biết khối lượng m1 < m2. Cơ năng của lò xo ở dạng nào? Sự so sánh cơ năng của lò xo ở hai trường hợp như thế nào là đúng trong các cách sau:

  1. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng hấp dẫn. Trường hợp thứ nhất có cơ năng nhỏ hơn.
  2. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng đàn hồi. Hai trường hợp có cơ năng bằng nhau.
  3. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng đàn hồi. Trường hợp thứ nhất có cơ năng nhỏ hơn.
  4. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng hấp dẫn. Hai trường hợp có cơ năng bằng nhau.

Câu 4: Từ độ cao h người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là v0. Khi viên bi rời khỏi tay người ném, cơ năng của viên bi có ở dạng nào? Chọn mốc thế năng hấp dẫn tại mặt đất.

  1. Chỉ có động năng.
  2. Chỉ có thế năng.
  3. Có cả động năng và thế năng.
  4. Không có cơ năng.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nhiệt lượng trao đổi trong quá trình truyền nhiệt không phụ thuộc vào yếu tố nào?

Câu 2: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh.Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

 

=> Giáo án vật lí 8 kết nối bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay