Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức

Ma trận đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi toán 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                       

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

  1. Mặt dưới của lá. B. Mặt trên của lá. C. Thân cây.                          D. Rễ cây.

Câu 2. Động vật có xương sống bao gồm các lớp:

  1. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.
  2. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

Câu 3. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

  1. Dùng máy li tâm. B. Cô cạn.             C. Chiết.                                 D. Lọc.

Câu 4. Điền vào chỗ trống trong nhận định sau: Khi pha muối vào nước ta thu được hỗn hợp…

  1. Không đồng nhất.                 B. Đồng nhất.                    
  2. Không hoà tan.                     D. Hoà tan.

Câu 5. Đâu không phải là cơ chế giúp thực vật có thể hạn chế xói mòn?

  1. Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất.
  2. Cành và thân cây giúp nước mưa chảy xuống lớp thảm mục, ngấm vào lòng đất và hoà cùng mạch nước ngầm.
  3. Tạo chất dinh dưỡng, phù sa bồi đắp cho đất ven bờ biển.
  4. Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước.

Câu 6. Nguồn năng lượng tái tạo là:

  1. Nguồn năng lượng không có sẵn trong tự nhiên.
  2. Nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên.
  3. Nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.
  4. Cả A và C đều đúng.

Câu 7. Động vật đa dạng và phong phú nhất ở:

  1. Vùng nhiệt đới. B. Vùng ôn đới.         C. Vùng bắc cực.                D. Vùng nam cực.

Câu 8. Để phân biệt các nhóm ngành động vật có xương sống, ta chủ yếu dựa vào đặc điểm nào sau đây?

  1. Môi trường sống.                 B. Đặc điểm dinh dưỡng.
  2. Đặc điểm sinh sản.                  D. Cấu tạo cơ thể.

Câu 9. Câu nào dưới đây là đúng?

  1. Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.
  2. Ngân Hà là tập hợp hàng trăm tỉ ngôi sao, nằm ngoài hệ Mặt Trời.
  3. Ngân Hà là một chùm sao sắp xếp kéo dài trên bầu trời.
  4. Ngân Hà là một “dòng sông sao” trên bầu trời.

Câu 10. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm.

Cho biết: Đun nước lấy từ tự nhiên hay lấy từ máy lọc thì sẽ ít bị cặn hơn?

  1. Nước tự nhiên ít bị cặn hơn. B. Nước từ máy lọc ít bị cặn hơn.
  2. Cả hai loại đều có cặn như nhau. D. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 11. Chất nào có thể tan trong nước để tạo thành dung dịch?

  1. Chất rắn.  B. Chất rắn và chất khí.
  2. Chất lỏng và chất khí. D. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Câu 12. Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?

  1. Khoảng 6 giờ. B. Khoảng 12 giờ.
  2. Khoảng 24 giờ. D. Khoảng 36 giờ.

Câu 13. Trong các lớp động vật sau, lớp nào tiến hoá nhất?

  1. Lớp Bò sát. B. Lớp Giáp xác.                  C. Lớp Lưỡng cư.                 D. Lớp Thú.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất?

  1. Do hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa.
  2. Do Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.
  3. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  4. Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Câu 15. Nếu nhìn Ngân Hà từ bên trên theo hướng vuông góc với mặt Ngân Hà, ta sẽ thấy nó có hình gì?

A, Hình tròn.             B. Hình xoắn ốc.                   C. Hình cầu.                          D. Hình elip.

Câu 16. Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay ?

  1. Do các hoạt động của con người.               
  2. Do các thiên tai gây ra.
  3. Do khả năng thích nghi của sinh vật suy giảm dần.             
  4. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 17. Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có:

  1. Kích thước hạt nhỏ hơn. B. Tốc độ rơi nhỏ hơn.
  2. Khối lượng nhẹ hơn.                                           D. Lớp vỏ trấu dễ tróc hơn.

Câu 18. Khối lượng các hành tinh của hệ Mặt Trời theo từ tự từ nhỏ đến lớn là:

  1. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.
  2. Thuỷ tinh, Kim tinh, Thổ tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Hoả tinh, Mộc tinh.
  3. Thuỷ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Kim tinh.
  4. Thuỷ tinh, Hoả tinh, Kim tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.

Câu 19. Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn các môi trường khác là do:

  1. Nhiệt độ quá nóng.
  2. Độ ẩm thấp.
  3. Nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng thấp.
  4. Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 20. Người ở vị trí nào sẽ thấy Mặt Trời lặn trước?

  1. 3 và 7. B. 1 và 5. C. 5.                            D. 1.

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học?

Câu 2. (2,0 điểm)

  1. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều?
  2. Hãy đề xuất 4 biện pháp để bảo vệ rừng nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung?

Câu 3. (1,5 điểm)

  1. Cho các hỗn hợp: Bột đá vôi và muối ăn, bột than và sắt, đường và muối. Hỗn hợp nào có thể tách riêng các chất khi được cho vào nước, khuấy kĩ và lọc?
  2. Cho một hỗn hợp gồm nước có lẫn lưu huỳnh (sulfur). Trình bày cách tách lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp trên. Dựa trên tính chất nào của lưu huỳnh để tách nó ra khỏi nước?

Câu 4. (1,0 điểm)

Tại sao khi thả quả bóng cao su từ một độ cao nào đó xuống mặt bàn nằm ngang, quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu? Hãy dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích hiện tượng này?

BÀI LÀM

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2021 – 2022)

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC

  1. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

- Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm.

1A

2D

3C

4B

5C

6B

7A

8D

9A

10B

11D

12C

13D

14A

15B

16A

17C

18D

19A

20C

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

 

Câu 1

(1,5 điểm)

- Nguyên nhân khách quan:

+ Cháy rừng tự nhiên do thời tiết khô nóng, nền nhiệt cao trong thời gian dài gây ra.

+ Núi lửa phun trào.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Chặt phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi, trái phép.

+ Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã.

+ Xả thải từ các nhà máy, khu công nghiệp xả rác bừa bãi,…

+ Lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,…

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

 

Câu 2

(2,0 điểm)

a. Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan:

- Biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính.

- Tình trạng cháy rừng, chặt phá rừng gia tăng.

- Khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông,….

- Việc xây dựng các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng tác động đến độ ổn định của kết cấu địa chất dễ gây sạt lở, cản trở lũ,…

b. Các biện pháp để bảo vệ rừng và môi trường:

- Nghiêm cấm chặt, phá rừng bừa bãi, khai thác gỗ lậu.

- Trồng nhiều cây xanh, sử dụng biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng.

- Xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm và tuyên dương cá nhân có đóng góp.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân.

 

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

 

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

 

Câu 3

(1,5 điểm)

a. Bột than và sắt đều không tan trong nước nên không tách được.

- Đường và muối đều tan trong nước nên không tách được.

=> Khi cho bột đá vôi và muối ăn vào nước thì chỉ có muối ăn tan, lọc thu được bột đá vôi.

b. Muốn tách lưu huỳnh ra khỏi nước, đầu tiên cần đổ từ từ hỗn hợp vào phễu thuỷ tinh có sẵn giấy lọc đã được làm ướt, thu được lưu huỳnh trên giấy lọc và nước.

- Phơi lưu huỳnh ẩm để làm khô và thu được thành phẩm.

=> Dựa trên tính tan của lưu huỳnh: lưu huỳnh không tan trong nước để tách nó ra khỏi hỗn hợp.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

 

Câu 4

(1,0 điểm)

- Trong quá trình quả bóng rơi xuống, thế năng chuyển dần sang động năng.

- Khi quả bóng nảy lên, động năng chuyển dần sang thế năng.

- Ngoài ra một phần cơ năng (bao gồm động năng và thế năng) chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng quả bóng, mặt bàn và không khí xung quanh quả bóng.

=> Năng lượng hao phí.

- Cơ năng của quả bóng không được bảo toàn => Quả bóng không thể nảy lên độ cao ban đầu.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN KHTN

NĂM HỌC: 2021-2022

     

       CẤP  ĐỘ

 

 

Chủ đề

 

 

 

TÊN BÀI HỌC

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

TỔNG CỘNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Phần sinh học

 

 

Đa dạng thế giới sống

 

Thực vật

1 câu

 

 

0,5 câu

(1,0đ)

1 câu

0,5 câu

(1,0đ)

 

 

3 câu

2,4 điểm

24%

Động vật

1 câu

 

1 câu

 

1 câu

 

 

 

 

3 câu

0,6 điểm

6%

Đa dạng sinh học

1 câu

1 câu

(1,5đ)

1 câu

 

1 câu

 

 

 

 

 

4 câu

2,1 điểm

21%

Phần hóa học

Hỗn hợp – Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Hỗn hợp các chất

1 câu

 

1 câu

 

1 câu

 

 

 

3 câu

0,6 điểm

6%

Tách chất ra khỏi hỗn hợp

1 câu

 

1 câu

0,5 câu

(0,75đ)

 

0,5 câu

(0,75đ)

 

 

3 câu

1,9 điểm

19%

Phần vật lý

Năng lượng và cuộc sống

Trái đất và bầu trời

Năng lượng hao phí, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng

1 câu

 

 

 

 

 

 

1 câu

(1,0đ)

2 câu

1,2 điểm

12%

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Mặt Trăng

1 câu

 

1 câu

 

1 câu

 

 

 

3 câu

0,6 điểm

6%

Hệ Mặt Trời. Ngân Hà

1 câu

 

1 câu

 

1 câu

 

 

 

3 câu

0,6 điểm

6%

Tổng số câu: 24

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ:  100%

9 câu

3,1 điểm

31%

7 câu

2,95 điểm

29,5%

7 câu

2,95 điểm

29,5%

1 câu

1,0 điểm

10%

 

            

Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay