Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức

Ma trận đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 môn lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi toán 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                       

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử Địa lí 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

     Phần Lịch sử (1.5 điểm)

     Câu 1. Năm 713, Mai Thúc Loan cho xây thành:

  1. Tống Bình.
  2. Đại La.
  3. Long Biên.
  4. Vạn An.

      Câu 2. Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm:

  1. Chữ Hán.
  2. Chữ La-tin.
  3. Chữ Phạn.
  4. Chữ Chăm cổ.

     Câu 3. Với chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng, mục tiêu giành độc lập:

  1. Đã được thực hiện trọn vẹn.
  2. Chưa thực hiện trọn vẹn.
  3. Chưa bao giờ được thực hiện.
  4. Không phải là mục tiêu chính.

     Câu 4. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là:

  1. Du lịch biển.
  2. Thủ công nghiệp.
  3. Chế tác kim hoàn.
  4. Nông nghiệp trồng lúa nước.

      Câu 5. Theo em, hiện tượng tự nhiên nào dưới đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam?

  1. Biển xâm thực đất liền.
  2. Sa mạc hóa.
  3. Sạt lở, xói mòn.
  4. Động đất, sóng thần.

      Câu 6. Nước Vạn Xuân sụp đổ là do sự xâm lược của:

  1. Nhà Đường.
  2. Nhà Lương.
  3. Nhà Tùy.
  4. Nhà Triệu.

     Phần Địa lí (1.5 điểm)

     Câu 7. Cơ sở của phát triển bền vững không phải là:

  1. Bảo tồn tính đa dạng sinh học và quản lí tốt phương thức sản xuất.
  2. Sử dụng tối đa, khai thác nhiều tài nguyên không thể tái tạo được.
  3. Bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi môi trường đã suy thoái.
  4. Giảm đến mức thấp nhất của sự cạn kiệt tài nguyên và môi trường.

     Câu 8. Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư là:

  1. Lịch sử cư trú.
  2. Phương thức sản xuất.
  3. Tập quán sinh hoạt.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

     Câu 9. Phát triển ngành du lịch có mối quan hệ mật thiết với yếu tố:

  1. Khí hậu.
  2. Địa hình.
  3. Ánh sáng.
  4. Nhiệt độ.

     Câu 10. Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở:

  1. Vĩ tuyến 35° đến 60° ở cả hai bán cầu.
  2. Vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
  3. Vùng cực Bắc.
  4. Toàn bộ lãnh thổ châu Phi.

     Câu 11. Đặc trưng của thiên nhiên ở đới nóng là:

  1. Cảnh quan đa dạng.
  2. Có sự phân hóa.
  3. Chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

     Câu 12. Hành động nào dưới đây không có tác dụng để bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên?

  1. Sử dụng các đồ dùng có thể phân hủy được.
  2. Không sử dụng các đồ nhựa và vứt bừa bãi ra môi trường.
  3. Sử dụng tối đa, khai thác nhiều tài nguyên không thể tái tạo được.
  4. Trồng thêm cây xanh, quét dọn trường học sạch sẽ.

     

  1. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)

     Phần Lịch sử (3.5 điểm)

      Câu 1 (1.5 điểm). Ngô Quyền đã chuẩn bị cho trận thủy chiến chặn giặc như thế nào? Theo em, nét độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện ở điểm nào?

      Câu 2 (1.5 điểm)

  1. Hãy cho biết một số thành tựu văn hoá nổi bật của cư dân Phù Nam.
  2. Hãy nêu nét văn hoá của cư dân cổ Phù Nam còn được lưu giữ trong đời sống của người Nam Bộ hiện nay.

      Câu 3 (0.5 điểm). Nêu một vài hiểu biết của em về chùa Trấn Quốc - chùa Khai quốc thời Lý Nam Đế, nước Vạn Xuân.

     Phần Địa lí (3.5 điểm)

     Câu 4 (1.0 điểm). Nêu mối quan hệ giữa khí hậu – thực vật – động vật trong rừng mưa nhiệt đới.

     Câu 5 (2.5 điểm). Em hãy cho biết:

  1. Con người có thể duy trì cuộc sống bình thường mà không cần tới các điều kiện tự nhiên không? Vì sao?
  2. Con người có thể làm gì để bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên?

    

 

BÀI LÀM

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

 

TRƯỜNG THCS ........

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 – 2022

                                          MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (0 điểm)   

         Phần Lịch sử: Từ câu 1 – 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

A

A

D

A

C

         Phần Địa lí: Từ câu 7 – 12: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

D

A

B

D

C


  1. HẦN
    TỰ LUẬN (0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Phần Lịch sử

Câu 1

- Kế hoạch của Ngô Quyền cho trận thủy chiến:

+ Dựa vào đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng:

·        Sông Bạch Đằng chảy giữa địa phận thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) ngày nay. Hai bên bờ hạ lưu sông Bạch Đằng có rừng rậm um tùm.

·        Tại khu vực cửa biển Bạch Đằng, khi thuỷ triều lên cao, lòng sông rộng mênh mông.

+ Kế hoạch của Ngô Quyền: Ngô Quyền sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm trước ở cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc, sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.

- Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền:

+ Phân tích được thế mạnh - yếu của quân giặc, chủ động bày trận địa phục kích.

+ Biết lợi dụng lợi thế của sông Bạch Đằng để tổ chức thuỷ chiến.

 

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

Câu 2

a. Một số thành tựu văn hóa nổi bật của cư dân Phù Nam:

- Tín ngưỡng: thờ đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.

- Tôn giáo: tiếp nhận tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo.

- Kiến trúc: nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá phát triển từ đầu Công nguyên, tạo nên một phong cách riêng.

- Phương tiện đi lại: ghe, thuyền, thuận tiện trên kênh rạch, dùng ngựa, trâu, bò,... để kéo xe.

- Chỗ ở: dựng nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước và lợp mái lá.

b. Nét văn hoá của cư dân cổ Phù Nam còn được lưu giữ trong đời sống của người Nam Bộ hiện nay: Dùng ghe, thuyền để đi lại trên kênh, rạch; dựng những ngôi nhà sàn rộng trên mặt nước,...

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

Câu 3

HS giới thiệu chùa Trấn Quốc - chùa Khai quốc thời Lý Nam Đế, nước Vạn Xuân dựa trên những ý chính sau:

- Thời gian ra đời: được xây dựng từ thời Tiền Lý với tên là chùa Khai Quốc. Chùa có lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội.

- Những giá trị về lịch sử và kiến trúc: là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.

 

 

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

Phần Địa lí

Câu 4

Mối quan hệ giữa khí hậu – thực vật – động vật trong rừng mưa nhiệt đới:

- Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, ánh sáng lớn,…Thực vật rất phát triển, nhiều loại, nhiều tầng tán, cây có nhiều dây leo chằng chịt,…

- Thực vật phát triển làm cho động vật cũng rất phát triển, phong phú và đa dạng về thành phần loài ở các tầng, có nhiều loài leo treo giỏi.

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

Câu 5

a. Con người không thể duy trì cuộc sống bình thường mà không cần tới các điều kiện tự nhiên vì điều kiện tự nhiên là yếu tố bao quanh con người, tác động hằng ngày đến con người, hoàn cảnh tự nhiên, cung cấp các yếu tố cho sự sống, các nguồn tài nguyên cho sản xuất.

b.

- Để bảo vệ tự nhiên, con người cần:

+ Thay đổi nhận thức: coi thiên nhiên đơn giản là đối tượng để khai thác, luôn thể hiện vai trò làm chủ thiên nhiên.

+ Xây dựng lối sống thân thiện với thiên nhiên: giảm thiểu những hành động làm suy thoái, ô nhiễm môi trường tự nhiên.

+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tiết kiệm.

+ Tuyên truyên, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

+ Sử dụng các biện pháp khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên.

- Các biện pháp khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên:

+ Với khoáng sản: sử dụng tiết kiệm, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế.

+ Với đất trồng: vừa sử dụng vừa khôi phục, tái tạo.

+ Với năng lượng mặt trời, không khí, nước,…: tránh làm ô nhiễm, giảm chất lượng.

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

 

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS .........

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

            CẤP  ĐỘ

 

 

Tên chủ đề

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1:

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

 

Số câu: 3

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan; Nguyên nhân nước Vạn Xuân sụp đổ

 

 

 

 

 

 

Giới thiệu về chùa Trấn Quốc

Số câu: 2

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Chủ đề 2:

Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 3:

Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.75

Tỉ lệ: 17.5%

 

 

 

Kế hoạch và nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền

Ý nghĩa của chiến thắng trên sông Bạch Đằng

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

Chủ đề 4:

Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 5:

Vương quốc Phù Nam

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.75

Tỉ lệ: 17.5%

 

Thành tựu văn hóa nổi bật của cư dân Phù Nam

 

 

Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Vương quốc Phù Nam

Nét văn hoá của cư dân Phù Nam còn được lưu giữ trong đời sống của người Nam Bộ hiện nay

 

 

 

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.25

Tỉ lệ: 12.5%

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

Chủ đề 6:

Rừng nhiệt đới

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.25

Tỉ lệ: 12.5%

Đặc điểm của rừng nhiệt đới

 

 

Mối quan hệ giữa khí hậu - thực vật -động vật trong rừng mưa nhiệt đới

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

 

 

 

Chủ đề 7:

Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái đất

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

Đới nóng

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

Chủ đề 8:

Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

Phân bố dân cư

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

Chủ đề 9:

Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Tác động của thiên nhiên đến hoạt động sản xuất của con người

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 10:

Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững

 

Số câu: 3

Số điểm: 3.0

Tỉ lệ: 30%

 

 

Phát triển bền vững;

Lí giải điều kiện tự nhiên là điều kiện cần thiết để con người duy trì cuộc sông bình thường

Bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên

 

 

Những việc cần làm để bảo vệ TNTN, biện pháp khai thác thông minh TNTN

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

Số câu: 0.5

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

 

Tổng số câu: 17

Tổng s điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

6.5

2.75

27.5%

 

5.5

3.75

37.5%

 

3.5

1.0

10%

 

1.5

2.5

25%


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay