Giáo án powerpoint lịch sử 6 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint Lịch sử 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn Lịch sử 6 kết nối tri thức của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint lịch sử 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 6 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint lịch sử 6 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


1. VỀ BỘ SÁCH:

  • Lịch sử là môn học nằm trong sách Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam- Sách do Vũ Minh Giang làm tổng chủ biên suốt phần lịch sử, Đào Ngọc hùng làm tổng chủ biên kiêm chủ biên phần Địa lí, Nghiêm Đình Vỹ làm tổng chủ biên cấp THCS phần lịch sử, Phan Ngọc Bảo (chủ biên phần lịch sử). Cùng các cộng sự Phan Ngọc Huyền - Phạm Thị Thanh Huyền - Hoàng Anh Tuấn (phần lịch sử) và Vũ Thị Hằng - Lê Huỳnh - Trần Thị Hồng Mai - Phí Công Việt (phần địa lí).

2. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG LỊCH SỬ 6 - KẾT NỐI

Bài 1: lịch sử và cuộc sống
Bài 2: dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử
Bài 3: thời gian trong lịch sử
Bài 4: nguồn gốc loài người
Bài 5: xã hội nguyên thủy
Bài 6: sự chuyển biến và phân hóa
Của xã hội nguyên thủy
Bài 7: ai cập và lưỡng hà cổ đại
Bài 8: ấn độ cổ đại 80
Bài 9: trung quốc từ thời cổ đại đến thể kỉ vii
Bài 10: hy lạp và la mã cổ đại
Bài 11: các quốc gia sơ kỉ ở đông nam á
Bài 12: sự hình thành và bước đầu phát triển
Bài 13: giao lưu văn hóa ở đông nam á
Bài 14: nhà nước văn lang - âu lạc
Bài 15: chính sách cai trị của các triều đại phong kiến
Bài 16: các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Bài 17: cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển
Bài 18: bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Bài 19: vương quốc chăm-pa từ thế ii đến thế kỉ X
Bài 20: vương quốc phù nam

3. GIÁO ÁN WORD BÀI

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

BÀI 4: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Mô tả được quá trình biến hóa từ vượn thành người trên trái đất.
  • Xác định được dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
  • Năng lực riêng:
  • Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực tìm hiểu lịch sử.
  • Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
  1. Phẩm chất

Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
  • Lược đồ dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á (treo tường).
  • Một số hình ảnh công cụ đồ đá, răng hoá thạch, các dạng người trong quá trình tiến hoá phóng to, một số mẫu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
  • Trục thời gian về quá trình tiến hoá từ loài Vượn người thành Người tinh khôn trên thế giới và ở Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Người châu Phi, châu Á và châu Âu có màu da như thế nào? Liệu họ có chung nguồn gốc hay không? Nếu có thì từ đâu mà ra?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

Người châu Phi có màu da đen, người châu Á có màu da vàng, người châu Âu có màu da trắng. Họ có chung nguồn gốc.

- GV đặt vấn đề: Vậy cái nôi của người châu Phi, châu Âu, châu Á, cái nôi của tất cả con người ở đâu? Căn cứ vào các dấu tích, các nhà khoa học đã tìm ra quá trình tiến hóa từ loài vượn thành người. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, quá trình tiến hóa đó diễn ra ở nhiều nơi trên trái đất, sớm nhất là khu vực Đông Phi. Để tìm hiểu kỹ hơn về những kiến thức này, ta cùng vào Bài 4: Nguồn gốc loài người.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết nhận ra sự tương ứng của các dạng người trong quá trình tiến hóa với mốc thời gian trên trục thời gian.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1 Quá trình tiến hóa từ vượn thành người Sgk trang 17 và trả lời câu hỏi:

+ Dựa vào hình 1 và trục thời gian trang 16, em hãy cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người đã trải qua các giai đoạn nào?

+ Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó.

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk, GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS quan sát Hình 1 trang 17 và trả lời câu hỏi: Em hãy so sánh sự khác nhau giữa các dạng người?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS đứng dậy trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

 

 

 

 

- Có ba dạng người chính trong quá trình tiến hoá:

+ Vượn người tương ứng với niên đại 6 triệu năm đến 4 triệu năm cách ngày nay.

+ Người tối cổ tương ứng với niên đại 4 triệu năm đến 15 vạn năm cách ngày nay (thời kì Bầy người nguyên thuỷ).

+ Người tinh khôn tương ứng với niên đại 15 vạn năm đến 4 000 năm cách ngày nay (thời kì Công xã thị tộc.

- So sánh sự khác nhau giữa các dạng người:

+ Hình ảnh Vượn người cho thấy loài vượn này có dáng hình người (ở đây là Vượn Phương Nam - tổ tiên chung của loài người và loài vượn hiện đại). Cơ thể của loài vượn cổ này được bao phủ bởi một lớp lông dày, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, bàn tay bước đầu được giải phóng dùng để cầm, nắm. Loài Vượn người này xuất hiện cách ngày nay khoảng 6 triệu năm.

+ Hình thứ 2 (từ trái sang) là hình ảnh mô phỏng cho các dạng Người tối cổ trong quá trình tiến hoá, có niên đại bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt của dạng người này tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có hai dạng người điển hình là Người vượn Gia-va tìm thấy trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) và Người vượn Bắc Kinh tìm thấy ở Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh, Trung Quốc).

+ Hình cuối cùng mô tả hình dáng của Người tỉnh khôn với cấu tạo cơ thể giống như chúng ta ngày nay: xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ; bàn tay nhỏ, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng; cơ thể gọn và linh hoạt tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người. Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng 15 vạn năm.

 

 

Hoạt động 2: Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được các dấu tích (di cốt hóa thạch, công cụ) của người tối cổ. Hiểu được quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam diễn ra liên tục.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu một HS đọc nội dung thông tin mục 2 Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam sgk trang 18,19 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy xác định những dấu tích của Người tối cổ tìm được ở Đông Nam Á và Việt Nam trên lược đồ (Hình 2, sgk trang 18).

+ Những dấu tích đó chứng tỏ điều gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong SGK, GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi: Dựa vào Hình 3,4,5 SGK trang 19:

+ Em hãy miêu tả lại một số dấu tích của Người Việt Nam.

+Em hãy cho biết việc phát hiện ra công cụ đá và răng hóa thạch của Người Việt Nam chứng tỏ điều gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV giới thiệu thêm một số tranh về hóa thạch xương, răng và công cụ đá của Người tối cổ đã chuẩn bị sẵn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS đứng dậy trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam

 

 

 

- Di cốt của loài Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a. Đặc biệt, hoá thạch phát hiện trên đảo Gia-va - In-đô-nê-xi-a có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á. Di côt, mảnh di cốt và những công cụ đá của Người tối cổ còn được tìm thấy ở Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a. Chiếc sọ Người tinh khôn tìm thấy ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a) có niên đại khoảng 4 vạn năm.

+ Ở Việt Nam di chỉ đồ đá được tìm thấy ở Thẩm Khuyên - Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa), Sơn Vi (Phú Thọ), An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai), di cốt hóa thạch được tìm thấy ở Lạng Sơn.

- Những di cốt đó chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

 

 

 

- Một số dấu tích của người Việt Nam:

+ Hình 3. Công cụ đá Núi Đọ: công cụ bằng đá được ghè đẽo rất thô sơ (như trong hình), có niên đại cách ngày nay khoảng 35 - 45 vạn năm, thuộc sơ kì thời đại đồ đá cũ.

+ Hình 4. Răng hoá thạch của Người tối cổ được tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên (Lạng Sơn): xương cốt của nhiều loại động vật như vượn khống lồ, đười ươi lùn, voi cổ, voi răng kiếm, lợn vòi lớn,... Những dấu tích trên cho thấy, khoảng 50 vạn năm cách ngày nay, Người tối cổ đầu tiên đã xuất hiện ở Việt Nam, tương đương với Người vượn Bắc Kinh và Người vượn Gia-va.

+ Hình 5. Rìu tay tìm thấy ở di chỉ An Khê (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai): rìu tay, công cụ ghè đẽo thô sơ,... có niên đại khoảng 80 vạn năm trước. Đây là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam.

- Việc phát hiện công cụ đá và răng hoá thạch chứng tỏ người nguyên thuỷ xuất hiện trên đất nước ta từ rất sớm; họ đã biết ghè đẽo công cụ bằng đá sắc bén hơn để sử dụng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
  3. Ni dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sn phm hc tp: Kết quả của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong trang 19 sgk.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Từ những thông tin và hình ảnh trong bài học, ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam đã diễn ra quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người:

  • Diễn ra liên tục, không có đứt đoan, từ Vượn người, đến Người tối cổ rồi Người tinh khôn. Đó là một quá trình phát triển liên tiếp qua các giai đoạn.
  • Khu vực này có dấu tích của Người tối cổ đã được tìm thấy. Đó là những di cốt hóa thạch và công cụ đá do con người chế tạo ta.

Câu 2: Sự khác nhau giữa Vượn người, Người tinh khôn và Người tối cổ:

  • Vượn người: đi đứng bằng 2 chân, 2 chi trước có thể cầm nắm.
  • Người tinh khôn: Hoàn toàn đi đứng bằng 2 chân, đôi tay tự do cầm nắm công cụ, có cấu tạo cơ thể như người ngày nay .
  • Người tối cổ: Đi và đứng bằng 2 chân, 2 tay có thể cầm nắm, trán thấp bợt ra sau, u mài cao, hộp sọ lớn hình thành trung tâm phát tiến nói trong não.

Câu 3: HS làm việc theo nhóm.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập trắc nghiệm khách quan, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Hãy ghép các thông tin ở cột A với các thông tin ở cột B để được một nội dung thông tin phù hợp:

Cột A

Côt B

1. Người tối cổ

a. Hoàn toàn đi đứng bằng 2 chân, đôi tay tự do cầm nắm công cụ, có cấu tạo cơ thể như người ngày nay.

2. Người tinh khôn

b. Đi và đứng bằng 2 chân, 2 tay có thể cầm nắm, trán thấp bợt ra sau, u mài cao, hộp sọ lớn hình thành trung tâm phát tiến nói trong não.

3. Vượn người

c. Đi đứng bằng 2 chân, 2 chi trước có thể cầm nắm.

Câu 2: Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở nơi nào trên đất nước ta?

  1. An Khê (Gia Lai), Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa).
  2. Núi Đọ, Hang Đắng (Ninh Bình).
  3. Núi Đọ, Xuân Lộc (Đồng Nai), Hòa Bình.
  4. Núi Đọ, Sơn Vi (Phú Thọ), mái đá Ngườm (Thái Nguyên).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1:

1- b

2 - a

3 - c

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

 

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

 

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

 
  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Giáo án powerpoint lịch sử 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 6 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Từ khóa: Giáo án powerpoint Lịch sử 6 kết nối tri thức, GA trình chiếu Sử 6 kết nối tri thức với cuộc sống, GA điện tử Lịch sử 6 KNTT

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THCS

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725
Chat hỗ trợ
Chat ngay