Đề thi giữa kì 1 vật lí 10 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra vật lí 10 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn vật lí 10 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: VẬT LÍ 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

  1. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là

  1. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
  2. các dạng vận động của sinh vật và năng lượng.
  3. cơ học, nhiệt học, điện học, quang học.
  4. vật lí nguyên tử và hạt nhân, vật lí lượng tử.

Câu 2. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí?

  1. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau.
  2. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.
  3. Nghiên cứu về các dạng vận động và các dạng năng lượng khác nhau.
  4. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.

Câu 3. Mục tiêu của Vật lí là  

  1. tìm hiểu quy luật vận động của vật chất.
  2. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
  3. tìm hiểu quy luật vận động của năng lượng.
  4. tìm hiểu quy luật vận động của con người.

Câu 4. Chọn phát biểu sai. Việc học tập môn Vật lí ở trường phổ thông giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện chính sau đây:

  1. Có được những kiến thức cơ bản về vật lí.
  2. Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để khám phá và giải quyết các vấn đề thực tiễn vừa sức mình.
  3. Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thận, định hướng nghề nghiệp.
  4. Mô tả được quy luật vận động của thế giới vật chất quanh ta.

Câu 5. Các ứng dụng của vật lí nào sau đây không dùng trong y học?

  1. Chụp CT (cắt lớp) bằng tia X. B. Chế tạo laser.
  2. Xạ trị cho bệnh nhân ung thư. D. Định vị toàn cầu (GPS).

Câu 6. Phát biểu về ứng dụng của tri thức vật lí nào sau đây sai?

  1. Nhờ hiểu biết về tia lửa điện mà người ta có thể chế tạo ra bugi đánh lửa của động cơ xăng.
  2. Nhờ hiểu biết về sóng điện từ mà người ta có thể chế tạo lò vi sóng.
  3. Nhờ hiểu biết về tia laser mà người ta có thể chế tạo dao mổ laser.
  4. Nhờ hiểu biết về chất bán dẫn mà người ta có thể chế tạo ra pin khô.

Câu 7. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

  1. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
  2. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. D. Nghiên cứu về thuyết tương đối.

Câu 8. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

  1. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
  2. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. D. Nghiên cứu về thuyết tương đối.

Câu 9. Hai phương pháp chính thường được sử dụng trong nghiên cứu Vật lí là

  1. phương pháp lí thuyết, phương pháp điều tra, khảo sát.
  2. phương pháp thực nghiệm, phương pháp lí thuyết (phương pháp mô hình).
  3. phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát, suy luận.
  4. phương pháp thực nghiệm, phương pháp điều tra, khảo sát.

Câu 10. Aristotle cho rằng các vật nặng rơi nhanh hơn các vật nhẹ. Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc Aristotle mắc sai lầm như trên?

  1. Khoa học chưa phát triển.
  2. Ông quá tự tin vào suy luận của mình.
  3. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông.
  4. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra quan điểm của mình.

Câu 11. Các ví dụ nào sau đây liên quan đến phương pháp thực nghiệm?

  1. Khi nghiên cứu chuyển động của ô tô khi chạy đường dài, có thể xem ô tô như là một chất điểm.
  2. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất.
  3. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất.
  4. Để biểu diễn đường truyền của ánh sáng người ta dùng tia sáng.

Câu 12. Phép đo đại lượng nào sau đây là phép đo trực tiếp

  1. đo thời gian chuyển động của một vật.
  2. tốc độ trung bình.
  3. đo diện tích.
  4. đo gia tốc.

Câu 13. Đâu là một phép đo gián tiếp khi dùng thước?

  1. Phép đo chiều dài của một cái hộp hình chữ nhật.
  2. Phép đo chiều rộng của một cái hộp hình chữ nhật.
  3. Phép đo chiều cao của một cái hộp hình chữ nhật.
  4. Phép đo thể tích của một cái hộp hình chữ nhật.

Câu 14. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau khi

  1. vật chuyển động cong và không đổi chiều.
  2. vật chuyển động thẳng và đổi chiều.
  3. vật chuyển động thẳng và không đổi chiều.
  4. vật chuyển động tròn và không đổi chiều.

Câu 15. Xét một vận động viên tập luyện trong một bể bơi có chiều dài bể là 25m, vận động viên bơi 2 vòng bể và quay lại vị trí cũ. Độ dịch chuyển của vận động viên là

  1. 0 m. B. 25 m.                         C. 50m.                          D. 100m.

Câu 16. Có ba địa điểm A, B, C tạo thành một tam giác vuông có các cạnh AB = 40 m, BC = 30 m, CA = 50 m (như hình bên).

Một người đi bộ từ A đến B rồi đến C, độ dịch chuyển của người đó có độ lớn là

  1. 30 m. B. 40 m.                          C. 50 m.                         D. 70 m.

Câu 17. Xét hai xe máy cùng chuyển động thẳng, xe thứ nhất đi được quãng đường 1km trong 1,5 phút, xe thứ hai đi được 0,75 km trong 1 phút. So sánh tốc độ của hai xe.

  1. 4 v1 = 5 v2. B. 8 v1 = 9 v2.                 C. 9 v1 = 8 v2.                 D. 5 v1 = 4 v2.

Câu 18. Một vật chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 40 m. Nửa quãng đường đầu vật đi hết thời gian t1 = 5 s, nửa quãng đường sau vật đi hết thời gian t2 = 2 s. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là

  1. 7 m/s.           B. 5,71 m/s.                              C. 2,85 m/s.                              D. 0,7 m/s.

Câu 19. Một vật chuyển động dọc theo đường thẳng. Độ dịch chuyển của nó tại các thời điểm khác nhau được cho bởi bảng số liệu sau:

d (m)

0

10

20

30

40

50

t (s)

0

1

2

3

4

5

Vận tốc trung bình của vật đó là:

  1. 10m/s.           B. 20m/s.                         C. 30m/s.                      D. 40m/s.

Câu 20. Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều; 2 giờ đầu xe chạy với vận tốc trung bình 50 km/h, 3 giờ sau xe chạy với vận tốc trung bình 35 km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là

  1. 50 km/h. B. 42,5 km/h. C. 45 km/h.                    D. 41 km/h.

Câu 21. Một người chạy bộ trên đường thẳng. Độ dịch chuyển của người đó tại các thời điểm khác nhau được cho bởi bảng sau:

d (m)

10

15

20

25

25

25

t (s)

0,0

1,0

2,0

3,0

4,0

5,0

Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian (d – t) của người đó là:

  1. B.
  2. D.

Câu 22. Con rùa chuyển động dọc theo một đường thẳng. Độ dịch chuyển của nó tại các thời điểm khác nhau được biểu thị trong bảng số liệu dưới đây:

d (m)

0

0,5

1,0

1,5

2,0

t (s)

0

2

4

6

8

Đồ thị dịch chuyển – thời gian của con rùa có dạng       

  1. A. đường cong qua gốc tọa độ.
  2. B. đường cong không qua gốc tọa độ.
  3. C. đường thẳng qua gốc tọa độ.
  4. D. đường thẳng không qua gốc tọa độ.

Câu 23. Đặc điểm nào sau đây không phải của chuyển động thẳng biến đổi đều?

  1. Gia tốc là hằng số.
  2. Vận tốc tăng đều.
  3. gia tốc tăng đều.
  4. Vận tốc giảm đều.

Câu 24. Gọi v là vận tốc ở thời điểm t, v0 là vận tốc ban đầu ở thời điểm t = 0, a gia tốc. Công thức tính vận tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều là:

  1. v = v0 – at. ( điều kiện: a.v > 0)
  2. v = v0 – at. ( điều kiện: a.v<0)
  3. v = v0 + at. ( điều kiện: av < 0)
  4. v = v0 + at. ( điều kiện: a.v > 0)

Câu 25. Một ôtô bắt đầu rời bến sau khi đi được 50 m thì đạt vận tốc 10 m/s. Gia tốc của ôtô là

  1. 1 m/s2. B. 0,1 m/s2.                     C. - 1 m/s2.                     D. 0,1 m/s2.

Câu 26. Chuyển động rơi của vật nào dưới đây được coi là rơi tự do?

  1. Một mẩu phấn.
  2. Lá cây rụng.
  3. Một sợi chỉ.
  4. Một chiếc khăn tay.

Câu 27. Rơi tự do là loại chuyển động

  1. thẳng đều.
  2. thẳng nhanh dần đều.
  3. tròn đều.
  4. thẳng chậm dần đều.

Câu 28. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Biết rằng trong 2 s cuối cùng vật rơi được quãng đường bằng quãng đường đi trong 5 s đầu tiên, lấy g = 10 m/s2. Thời gian vật rơi là

  1. 6 s. B. 7,25 s.                       C. 12 s.                          D. 9 s.
  2. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1. (1,0 điểm)

Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, sau 4 giây vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.

  1. a) Tìm độ cao của vật.
  2. b) Tính vận tốc của vật khi vừa chạm đất.

Bài 2. (1,0 điểm)

Một xe ô tô khởi hành từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a1 = 0,5 m/s2 đến B. Cùng lúc đó, xe máy chuyển động thẳng nhanh dần đều từ B về A với vận tốc ban đầu 5 m/s, gia tốc a2 = 1 m/s2, biết AB = 300 m. Chọn gốc tọa độ O trùng A, chiều dương từ A đến B, gốc thời là lúc xe bắt đầu xuất phát. Tại thời điểm t = 5 s, tìm

  1. a) Khoảng cách giữa hai xe?
  2. b) Vận tốc tương đối của xe ô tô so với xe máy bằng bao nhiêu?

Bài 3. (1,0 điểm)

Một xe chạy trong 5h: 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60 km/h, 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40 km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay