Đề thi cuối kì 2 vật lí 10 kết nối tri thức (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra vật lí 10 kết nối tri thức kì 1 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5cuối kì 2 môn vật lí 10 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2

MÔN: VẬT LÍ 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

ĐỀ SỐ 5

  1. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Người nào dưới đây đang thực hiện công cơ học?

  1. Người ngồi đọc báo.
  2. Người lực sĩ đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng.
  3. Người đi xe đạp xuống dốc không cần đạp xe.
  4. Người học sinh đang kéo nước từ dưới giếng lên..

Câu 2. Một vật có khối lượng  rơi tự do từ độ cao  không vận tốc đầu, trong thời gian  đầu vật vẫn chưa chạm đất lấy . Trọng lực thực hiện một công trong thời gian đó bằng

  1. 3750 (J).
  2. 375 (J).
  3. 7500 (J).
  4. 150 (J).

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.
  2. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.
  3. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.
  4. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.

Câu 4. Một cầu thang cuốn trong siêu thị mang 20 người, trọng lượng của mỗi người bằng 500N từ tầng dưới lên tầng trên cách nhau 6m (theo phương thẳng đứng) trong thời gian 1 phút. Tính công suất của cầu thang cuốn này

A.4kW.                            B. 5kW                        C. 1kW.     D. 10kW.

Câu 5. Động năng là dạng năng lượng do vật

A.tự chuyển động mà có.                                     B. Nhận được từ vật khác mà có.

  1. đứng yên mà có. D. va chạm mà có.

Câu 6. Chọn ý sai. Thế năng là năng lượng

  1. Dự trữ có khả năng sinh công.
  2. Phụ thuộc vào vị trí tương đối của vật.
  3. Phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
  4. Tỉ lệ với bình phương tốc độ của vật.

Câu 7. Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên

  1. động năng tăng, thế năng tăng.
  2. động năng tăng, thế năng giảm.
  3. động năng không đổi, thế năng giảm.
  4. động năng giảm, thế năng tăng.

Câu 8. Một vật có khối lượng 10kg chịu tác dụng của một lực kéo 80N có phương hợp với độ dời trên mặt phẳng ngang 300. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là k= 0,3. Lấy g =10m/s2. Hiệu suất của chuyển động khi vật đi được quãng đường 20m là

A.74%.                  B. 68%.                             C. 85%.                             D. 80%.

Câu 9. Động lượng của một hệ kín là đại lượng:

  1. không xác định.
  2. bảo toàn.
  3. không bảo toàn.
  4. biến thiên.

Câu 10. Một vật khối lượng 1 kg chuyển động tròn đều với tốc độ 10 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật sau 1/4 chu kì kể từ lúc bắt đầu chuyển động bằng

  1. 20 kg.m/s.
  2. 0 kg.m/s.
  3. kg.m/s.
  4. kg.m/s.

Câu 11. Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp

  1. hệ có ma sát. B. hệ không có ma sát. C. hệ kín có ma sát.     D. hệ cô lập

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.
  2. Vật rơi tự do không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực.
  3. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác(Mặt Trời, các hành tinh...).
  4. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.

Câu 13. Hai vật có khối lượng m1 = 2m2, chuyển động với vận tốc có độ lớn v1 = 2v2. Động lượng của hai vật có quan hệ

  1. p1 = 2p2.
  2. p1 = 4p2.
  3. p2 = 4p1.
  4. p1 = p2.

Câu 14. Chuyển động tròn đều có

  1. vectơ vận tốc không đổi.
  2. tốc độ phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
  3. tốc độ góc phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
  4. chu kì tỉ lệ với thời gian chuyển động.

Câu 15. Điều nào sau đây là sai khi nói về chuyển động tròn đều

  1. Vận tốc dài và vận tốc góc đều không đổi
  2. Chuyển động có tính tuần hoàn
  1. Hợp lực tác dụng lên vật hướng tâm có độ lớn không đổi
  2. Chu kì quay tỉ lệ thuận với vận tốc dài

Câu 16. Có ba chuyển động với các vectơ vận tốc và gia tốc như sau như sau. Chuyển động nào là chuyển động tròn đều?

  1. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3               D. Không hình nào

Câu 17. Một đĩa tròn bán kính 60 cm, quay đều với chu kì là 0,02 s. Tìm tốc độ của một điểm nằm trên vành đĩa.

  1. 188,4 m/s.
  2. 200 m/s.
  3. 150 m/s.
  4. 160 m/s.

Câu 18: Xét một cung tròn chắn bởi góc ở tâm bằng 1,8 rad. Bán kính đường tròn này bằng 2,4 cm. Chiều dài của cung tròn này và diện tích của hình quạt giới hạn bởi cung tròn có độ lớn lần lượt bằng:

  1. 2,16 cm và 5,18 cm2.
  2. 4,32 cm và 10,4 cm2.
  3. 2,32 cm và 5,18 cm2.
  4. 4,32 cm và 5,18 cm2.

Câu 19. Một vật khối lượng m đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính r với tốc độ góc ω. Lực hướng tâm tác dụng vào vật là:

Câu 20. Chọn câu sai?

  1. Lực nén của ôtô khi qua cầu phẳng luôn cùng hướng với trọng lực
  2. khi ôtô qua cầu cong thì lực nén của ôtô lên mặt cầu luôn cùng hướng với trọng lực
  3. Khi ôtô qua khúc quanh, ngoại lực tác dụng lên ôtô gồm trọng lực, phản lực của mặt đường và lực ma sát nghỉ.
  4. Lực hướng tâm giúp cho ôtô qua khúc quanh an toàn.

Câu 21. Một quả cầu khối lượng 0,5 kg được buộc vào đầu của 1 sợi dây dài 0,5 m rồi quay dây sao cho quả cầu chuyển động tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang và sợi dây làm thành một góc 300 so với phương thẳng đứng như hình vẽ. Lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ dài của quả cầu bằng

  1. 1,19 m/s. B. 1,93 m/s.
  2. 0,85 m/s. D. 0,25 m/s.

Câu 22. Vật nào dưới đây biến dạng kéo?

  1. Trụ cầu.
  2. Móng nhà.
  3. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng.
  4. Cột nhà.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?

  1. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
  2. Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thi lực đàn hồi cũng càng lớn.
  3. Lực đàn hồi có chiều cùng với chiều của lực gây biến dạng.
  4. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng.

Câu 24. Một lò xo có độ cứng 80 N/m được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 400 g thì lò xo dài 18 cm. Hỏi khi chưa móc vật thì lò xo dài bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

  1. 17,5 cm.
  2. 13 cm.
  3. 23 cm.
  4. 18,5 cm..

Câu 25. Một lò xo nằm ngang có chiều dài tự nhiên là 40 cm, khi bị nén lò xo dài 35 cm và lực đàn hồi khi đó bằng 2 N. Khi lực đàn hồi của lò xo bị nén là 5 N thì lò xo có chiều dài

  1. 35 cm.
  2. 32,5 cm.
  3. 25 cm.
  4. 27,5 cm.

Câu 26. Cho m, V lần lượt là khối lượng và thể tích của một vật. Biểu thức xác định khối lượng riêng của chất tạo thành vật đó có dạng nào sao đây?

  1. A.

Câu 27. Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?

  1. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.
  2. Mặt trên.
  3. Mặt dưới.
  4. Các mặt bên

Câu 28. Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau?

  1. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
  2. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
  3. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
  4. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.
  1. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

m1

m2

k

 Bài 1 (1,5 điểm). Một lò xo bị nén giữa hai khối hộp m1 và m2 như hình vẽ (lò xo không gắn liền với hai vật). Nếu giữ chặt m1 và buông m2 thì m2 sẽ bị đẩy đi với vận tốc v. Tìm vận tốc của m2 nếu cả hai vật đều được buông cho chuyển động cùng lúc. Bỏ qua ma sát.

 

Bài 2 (0,5 điểm). Giải thích vì sao trong môn xiếc mô tô bay, diễn viên xiếc có thể đi mô tô trong thành của một cái lồng quay tròn mà không bị rơi.

 

Bài 3 (1,0 điểm). Một thùng hình trụ cao 1,7 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A cách đáy bình 80 cm? Biết khối lượng riêng của nước biển là 1030 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2.

Ma trận đề thi cuối kì 2 Lý 10

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trắc nghiệm

Tự luận

1

Năng lượng và công suất

1.1. Năng lượng. Công cơ học

1

 

1

 

2

 

Công suất

 

1

1

 

2

 

1.2. Động năng, thế năng

1

1

  

2

 

1.3. Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng

 

1

 

1 (TL)

1

1

1.4. Hiệu suất

 

 

1

 

1

 

2

Động lượng

2.1. Động lượng

1

  

1

2

 

2.2. Định luật bảo toàn động lượng

1

1

1

 

3

 

3

Chuyển động tròn

3.1. Động học của chuyển động tròn đều

1

2

1

1

5

 

3.2. Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm

1

1

1

1 (TL)

3

1

4

Biến dạng của vật rắn, áp suất chất lỏng

4.1. Biến dạng của vật rắn

1

1

2

 

4

 

4.2. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

1

2

1 (TL)

 

3

1

Tổng số câu

 

8

10

8

2

28

3

Tỉ lệ điểm

 

 

 

 

 

7

3

Lưu ý:

- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.

- Câu hỏi tự luận ở phần vận dụng và vận dụng cao.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay