Đề thi cuối kì 2 vật lí 10 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra vật lí 10 kết nối tri thức kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn vật lí 10 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: VẬT LÍ 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

  1. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?

  1. Cơ năng.
  2. Hóa năng.
  3. Nhiệt năng.
  4. Nhiệt lượng.

Câu 2. Người ta kéo một cái thùng nặng 30 kg trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 45o, lực tác dụng lên dây là 150 N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 10 m.

  1. 1060 J.
  2. 10,65 J.
  3. 1000 J.
  4. 1500 J.

Câu 3. Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn?

  1. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
  2. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn.
  3. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
  4. Các phương án trên đều không đúng.

Câu 4. Cần một công suất bằng bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50 N lên độ cao 10 m trong thời gian 2 s

  1. 2,5 W.
  2. 25 W.
  3. 250 W.
  4. 2,5 Kw.

Câu 5. Thế năng trọng trường là đại lượng

  1. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
  2. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
  3. vectơ cùng hướng với vectơ trọng lực.
  4. vectơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.

Câu 6. Cơ năng của vật không thay đổi nếu vật chuyển động:

  1. chuyển động thẳng đều.
  2. chỉ dưới tác dụng của lực ma sát.
  3. chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
  4. chuyển động tròn đều.

Câu 7. Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát.

  1. Cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
  2. Độ biến thiên cơ năng bằng công của lực ma sát.
  3. Độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
  4. Có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng nhưng cơ năng được bảo toàn.

Câu 8. Một thùng gỗ được kéo trên đoạn đường nằm ngang dài 10 m bởi một lực kéo có độ lớn 80 N. Lực ma sát luôn ngược chiều chuyển động và có độ lớn 60 N. Độ tăng nội năng của hệ và độ tăng động năng của thùng gỗ lần lượt là

  1. 200 J và 600 J.
  2. 200 J và 800 J.
  3. 600 J và 200 J.
  4. 600 J và 800 J.

Câu 9. Một máy công suất 1500 W, nâng một vật khối lượng 100 kg lên độ cao 36m trong vòng 45 s. Lấy g = 10 m/s2. Hiệu suất của máy là

  1. 5,3%.
  2. 48%.
  3. 53%.
  4. 6,5%.

Câu 10. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của động lượng?

  1. N.s.
  2. N.m.
  3. N.m/s.
  4. N/s.

Câu 10. 

Câu 11. Vector động lượng là vector:

  1. Cùng phương, ngược chiều với vector vận tốc
  2. Có phương hợp với vector vận tốc một góc bất kì
  3. Có phương vuông góc với vector vận tốc
  4. Cùng phương, cùng chiều với vector vận tốc

Câu 12. Hai vật có khối lượng m1 = 2m2, chuyển động với vận tốc có độ lớn v1=2v2. Động lượng của hai vật có quan hệ

  1. p1 = 2p2
  2. p1 = 4p2
  3. p1 = 6p2
  4. p1 = p2

Câu 13. Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v1 = 5 m/s và bật ngược trở lại với tốc độ v2 = 3 m/s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bằng?

  1. 2 kg.m/s.
  2. 5 kg.m/s.
  3. 1,25 kg.m/s.
  4. 0,75 kg.m/s.

Câu 14. Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều?


  1. B.
    C.
    D.

Câu 15. Chuyển động nào sau đây có thể xem như là chuyển động tròn đều?

  1. Chuyển động của một vật được ném xiên từ mặt đất.
  2. Chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng của một vật được buộc vào một dây có chiều dài cố định.
  3. Chuyển động của một vệ tinh nhân tạo có vị trí tương đối không đổi đối với một điểm trên mặt đất (vệ tinh địa tĩnh).
  4. Chuyển động của một quả táo khi rời ra khỏi cành cây..

Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về một vật chuyển động tròn đều?

  1. Quỹ đạo chuyển động là một đường tròn hoặc một phần của đường tròn.
  2. Tốc độ của vật không đổi theo thời gian.
  3. Với tốc độ xác định, bán kính quỹ đạo càng nhỏ thì phương của vận tốc biến đổi càng nhanh.
  4. Với bán kính quỹ đạo xác định, nếu tốc độ tăng gấp đôi thì gia tốc hướng tâm cũng tăng gấp đôi.

Câu 17. Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 4 giây. Chu kì quay của bánh xe là?

  1. 0,04 s.
  2. 0,02 s.
  3. 25 s.
  4. 50 s

Câu 18. Hai điểm A và B trên cùng một bán kính của một vô lăng đang quay đều, cách nhau 20 cm. Điểm A ở phía ngoài có tốc độ vA = 0,6 m/s, còn điểm B có vB = 0,2 m/s. Tốc độ góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay là:

  1. 2 rad/s; 10 cm.
  2. 3 rad/s; 30 cm.
  3. 1 rad/s; 20 cm.
  4. 4 rad/s; 40 cm.

Câu 19. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có thể xem như là chuyển động tròn đều vì

  1. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn đáng kể.
  2. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn rất nhỏ.
  3. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời là lực hướng tâm, có độ lớn không đổi.
  4. vectơ vận tốc của Trái Đất luôn không đổi.

Câu 20. Một vật đang chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm F. Nếu tăng bán kính quỹ đạo gấp hai lần so với trước và đồng thời giảm tốc độ còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm

  1. giảm 8 lần.
  2. giảm 4 lần.
  3. giảm 2 lần.
  4. không thay đổi

Câu 21. Một vật nhỏ khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,5 m với tốc độ 2 m/s. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là

  1. 0,13 N.
  2. 0,2 N.
  3. 1,0 N.
  4. 0,4 N.

Câu 22. Giới hạn đàn hồi của lò xo là

  1. giá trị của ngoại lực tác dụng vào lò xo mà khi vượt qua giá trị ấy lò xo bị biến dạng không thể tự lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu.
  2. giới hạn trong đó lò xo còn giữ được tính đàn hồi của nó.
  3. giới hạn mà khi vượt qua nó lò xo không còn giữ được tính đàn hồi của lò xo nữa.
  4. Cả A, B và C.

Câu 23. Chọn đáp án đúng.

  1. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.
  2. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng nhiều hơn.
  3. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng nhỏ hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.
  4. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, độ biến dạng không phụ thuộc vào độ cứng của mỗi lò xo.

Câu 24. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm, khi bị biến dạng kéo chiều dài lò xo là 24 cm, tính độ biến dạng của lò xo.

  1. 4 cm.
  2. - 4 cm.
  3. 44 cm.
  4. 30 cm.

Câu 25. Một vật có khối lượng 200 g được đặt lên đầu một lò xo có độ cứng 100 N/m theo phương thẳng đứng. Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy g = 10 m/s2. Chiều dài của lò xo lúc này là?

  1. 22 cm.
  2. 2 cm.
  3. 18 cm.
  4. 15 cm.

Câu 26. Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

  1. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
  2. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
  3. Công thức tính khối lượng riêng là ρ = m.V.
  4. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Câu 27. Có ba bình như nhau đựng ba loại chất lỏng có cùng độ cao. Bình (1) đựng cồn, bình (2) đựng nước, bình (3) đựng nước muối. Gọi p1, p2, p3 là áp suất khối chất lỏng tác dụng lên đáy các bình (1), (2), (3). Điều nào dưới đây là đúng?

  1. p1 > p2 > p3
  2. p2 > p1 > p3
  3. p3 > p2 > p1
  4. p2 > p3 > p1

Câu 28. Muốn tăng áp suất thì:

  1. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
  2. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
  3. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
  4. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
  1. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Bài 1 (1,0 điểm). Một quả cầu thứ nhất có khối lượng 2 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s, tới va chạm vào quả cầu thứ hai có khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s cùng chiều với quả cầu thứ nhất trên một máng thẳng ngang. Sau va chạm, quả cầu thứ nhất chuyển động với vận tốc 0,6 m/s theo chiều ban đầu. Bỏ qua lực ma sát và lực cản. Xác định chiều chuyển động và vận tốc của quả cầu thứ hai.

Bài 2 (1,0 điểm). Một ô tô có khối lượng 5 tấn chuyển động với tốc độ 54 km/h đi qua một chiếc cầu vồng lên có bán kính cong 1000 m. Lấy g= 10 m/s2. Tính áp lực của ô tô nén lên cầu khi ô tô ở vị trí mà đường nối tâm quỹ đạo với ô tô tạo với phương thẳng đứng một góc 300.

Bài 3 (0,5 điểm). Thả một hòn đá rơi từ miệng một cái hang sâu xuống đến đáy. Sau 4 s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy. Tính chiều sâu của hang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2

Bài 3 (1,5 điểm).

  1. a)
  2. b) . Trong đó, là hợp lực do áp suất của nước tác dụng lên vật:

Từ .

  1. c)

Từ (1) và (2) .

Vì .

Ma trận đề thi giữa kì 1 Lý 10

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trắc nghiệm

Tự luận

1

Năng lượng và công suất

1.1. Năng lượng. Công cơ học

1

 

1

 

 

 

Công suất

 

1

1

 

 

 

1.2. Động năng, thế năng

1

1

  

 

 

1.3. Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng

 

1

 

1 (TL)

 

 

1.4. Hiệu suất

 

 

1

 

 

 

2

Động lượng

2.1. Động lượng

1

  

1

 

 

2.2. Định luật bảo toàn động lượng

1

1

1

 

 

 

3

Chuyển động tròn

3.1. Động học của chuyển động tròn đều

1

2

1

1

 

 

3.2. Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm

1

1

1

1 (TL)

 

 

4

Biến dạng của vật rắn, áp suất chất lỏng

4.1. Biến dạng của vật rắn

1

1

2

 

 

 

4.2. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

1

2

1 (TL)

 

 

 

Tổng số câu

 

8

10

7

2

28

3

Tỉ lệ điểm

 

 

 

 

 

7

3

Lưu ý:

- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.

- Câu hỏi tự luận ở phần vận dụng và vận dụng cao.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay