Giáo án Âm nhạc 4 chân trời chủ đề 5 tiết 1: Hát: Miền biển quê em
Giáo án Chủ đề 5 Tiết 1 Hát: Miền biển quê em âm nhạc sách Âm nhạc 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án âm nhạc 4 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Âm nhạc 4 chân trời chủ đề 5 tiết 1: Hát: Miền biển quê em
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG
(4 tiết)
TIẾT 1: KHÁM PHÁ
HÁT – MIỀN BIỂN QUÊ EM
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm và cảm xúc của bản thân.
- Khám phá âm thanh và nhịp điệu của biển cả.
- Vận động được cơ thể phù hợp với tính chất bài hát.
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái của bài hát Miền biển quê em.
- Biết hát với các hình thức song ca, đơn ca, tốp ca.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực âm nhạc:
- Mô phỏng một số âm thanh và nhịp điệu của biển cả.
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.
- Hát rõ lời và thuộc lời, nêu được tên bài hát và tên tác giả.
- Biết hát kết hợp gõ đệm.
- Phẩm chất
- Yêu thiên nhiên và có việc làm thiết thực để bảo vệ thiên nhiên.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng được học ở nhà trường áp dụng vào đời sống hàng ngày.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc
- Tranh minh họa chủ đề.
- Đoạn trích bản nhạc Aquarium (nhạc sĩ Camille Saint Saens), âm thanh tiếng sóng biển, gió biển, còi tàu.
- Bảng tương tác (nếu có).
- Nhạc cụ Cát-ta-nét, đàn phím điện tử hoặc piano (nếu có), thanh phách, song loan,...
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Âm nhạc 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: KHÁM PHÁ (20 phút) | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. b. Cách thức thực hiện - GV trình chiếu cho HS xem video về chủ đề đại dương: https://www.youtube.com/watch?v=4LDnRfhjk1k (0:00 đến 1:00). https://www.youtube.com/watch?v=LOnfCWYqM5I (0:30 – 1:30). - GV chia lớp ra thành các nhóm (4 – 6 HS) và yêu cầu trả lời câu hỏi: + Em thấy trong video đại dương có điều gì thú vị không? + Theo em đại dương có âm thanh hay không? Nếu có đó là những âm thanh gì? + Âm thanh, nhịp điệu của đại dương từ đâu mà có? + Hãy gọi tên một số sinh vật biển có thể phát ra những âm thanh đặc biệt? + Ngoài âm thanh của đại dương, em đã được nghe những âm thanh nào của nước? + Em hãy sử dụng các tính từ để miêu tả âm thanh đó. - GV mời 2 – 3 đại diện nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Video là hình ảnh của các sinh vật biển đại dương, gợi lên sự phong phú, đa dạng, rộng lớn của biển cả. + Trong video là âm thanh của đại dương. Đó là âm thanh phát ra từ sâu thẳm trong lòng đại dương, tiếng của những dòng nước, tiếng cá bơi... tạo thành. + Một số sinh vật biển có thể phát ra âm thanh như các heo, cá voi... + Một số âm thanh như tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy, tiếng suối, thác nước,... + Các tính từ dùng miêu tả âm thanh của nước như: tí tách, rì rầm, ào ào, róc rách,... - GV cho HS nghe lại tiếng sóng vỗ của đại dương: https://www.youtube.com/watch?v=vQNVDbgwZvE - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa tham gia hoạt động khởi động đầy thú vị về đại dương. Sau đây chúng ta sẽ đến với tiết học Khám phá nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết vận động theo tính chất âm nhạc. b. Cách thức thực hiện - GV hướng dẫn HS khám phá âm thanh và nhịp điệu của biển cả: + GV cho HS quan sát tranh chủ đề và nghe trích đoạn bản nhạc Aquarium của nhạc sĩ Camille Saint Saens. https://www.youtube.com/watch?v=F6oOvA58Aps + GV tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm vận động theo âm nhạc. · GV chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm sẽ thảo luận các động tác để vận động theo bài nhạc. · GV lần lượt mời 2 nhóm trình diễn trước lớp. HS nhóm còn lại nhận xét, vỗ tay cổ vũ. · GV tuyên dương nhóm có động tác đẹp, đều và phù hợp với bài nhạc, động viên nhóm còn lại cố gắng hơn. - GV đặt những câu hỏi để HS nhận xét về tính chất âm nhạc + Trong bản nhạc Aquarium, em nghe thấy có các loại nhạc cụ nào diễn tấu? + Sáo, dàn dây và piano diễn tả hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu nào của biển cả? + Em hãy mô phỏng lại các âm thanh và nhịp điệu của biển cả mà em biết. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá: + Bản nhạc có sự xuất hiện của piano, sáo, dàn dây, vĩ cầm, đàn chuông, . + Sáo, dàn dây và piano diễn tả hình ảnh đại dương rộng lớn, bao la, xanh thăm, đầy những điều kì bí chưa thể khám phá hết được. + Sáo, dàn dây và piano diễn tả diễn tả những âm thanh trong sáng, diệu kì, tiếng sóng vỗ rì rào đến từng chuyển động của dòng nước. + GV có thể hướng dẫn HS sử dụng miệng hoặc các nhạc cũ gõ đơn giản để mô phỏng lại âm thanh, nhịp điệu biển cả. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể tên những bài hát về đại dương, biển cả. b. Cách thức thực hiện - GV đặt câu hỏi cho HS: Kể tên những bài hát về đại dương, biển cả mà em biết. - GV mời HS thể hiện một đoạn ngắn bài hát mà em vừa nêu. - GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có). - GV cho HS nghe một số bài hát về biển cả, đại dương. + Tổ quốc ở trường sa:(0:00 đến 1:00). https://www.youtube.com/watch?v=7NI_NLwUWkU + Miền biển quê em: https://www.youtube.com/watch?v=C-8_1fqLRpI
|
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, cảm nhận.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS quan sát và nghe đoạn trích bản nhạc.
- HS tham gia thi đua.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
|
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HÁT: MIỀN BIỂN QUÊ EM (20 PHÚT) | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. b. Cách thức thực hiện - GV tổ chức trò chơi Hãy làm theo tôi. - GV phổ biến quy luật + Trong thời gian 3 phút, HS tự sáng tạo ra động tác vận động theo nhịp điệu bài hát Miền biển quê em. + GV mở âm thanh bài hát Miền biển quê em. https://www.youtube.com/watch?v=qAYg32XB2GY + GV cho HS vận động các động tác mình vừa sáng tạo theo lời bài hát. + GV mời 1 HS lên làm quản trò. Tất cả các bạn còn lại sẽ làm động tác theo người quản trò. - Lưu ý: GV có thể mời 3 – 4 HS lên làm quản trò, mục đích nhằm giúp cho HS vận động và nghe được bài hát nhiều lần. - GV quan sát, sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau nghe bài hát và kết hợp vận động, bây giờ chúng ta đi vào học hát bài Miền biển quê em ( Theo điệu Lí kéo chài – Dân ca Nam Bộ) nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nêu được cảm nhận của mình về bài hát. - Thực hiện hát luyến và hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. b. Cách thức thực hiện - GV cho HS nghe bài hát Miền biển quê em. https://www.youtube.com/watch?v=qAYg32XB2GY - GV đặt câu hỏi. + Nêu cảm nhận của mình về bài hát? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV gợi ý cho HS: + Cảm nhận về giai điệu, tiết tấu của bài hát. + Cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài hát. + Nêu tính chất của điệu Lí kéo chài, dân ca Nam Bộ. - GV nhận xét, kết luận: + Bài hát có giai điệu vừa phải, tiết tấu rộn ràng, vui tươi. + Bài hát thể hiện niềm vui sướng của người ngư dân khi đánh bắt được nhiều cá, tôm, hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp. + Bài hát được Tác giả Lê Vĩnh Phúc phổ lời theo điệu Lí kéo chài – Dân ca Nam Bộ. + Lý kéo chài là bài bài hát quen thuộc với giai điệu vui tươi, rộn ràng. + Dân ca Nam Bộ mang những nét đặc trưng về ngôn ngữ lời ca của vùng miền đồng thời luôn thể hiện sự lạc quan, vui tươi, khát vọng qua tiết tấu nhịp nhàng, trong sáng. - GV trình chiếu cho HS hình ảnh về hoạt động đánh bắt cá của ngư dân. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh bản nhạc bài hát Miền biển quê em và yêu cầu HS tìm những từ có hai nốt nhạc. - GV giáo dục HS biết yêu quý biển quê hương và có việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường biển. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH a. Mục tiêu: Hát bài hát Miền biển quê em đúng giai điệu Lí kéo chài – Dân ca Nam Bộ b. Cách thức thực hiện * Khởi động giọng - GV cho HS luyện giọng trước khi học hát bài Bàn tay mẹ * Đọc lời ca, đọc suôn và đọc theo tiết tấu - GV chiếu lời bài hát, yêu cầu HS đọc lời bài hát. *Nghe hát mẫu, tìm hiểu bài hát - GV mở video bài hát Miền biển quê em, yêu cầu HS kết hợp vận động theo nhịp điệu. https://www.youtube.com/watch?v=qAYg32XB2GY * Tập hát từng câu - GV cùng HS chia bài hát ra thành các câu và tập hát theo nhạc đệm. * Luyện hát với nhạc đệm - GV đàn cho HS hát (có thể kết hợp với các nhạc cụ gõ khác). - GV cho HS hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, sáng tạo động tác phụ họa… và thực hiện cách hát luyến. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM a. Mục tiêu: HS luyện tập bài hát Miền biển quê em luyến láy, hát kết hợp gõ đệm theo phách. b. Cách thức thực hiện - GV chia lớp thành các nhóm và phân công công việc mỗi nhóm cần làm. + Nhóm 1: Hát luyến láy. + Nhóm 2: Gõ đệm theo phách. - GV hướng dẫn 2 nhóm đổi vai cho nhau. - GV khen ngợi HS 2 nhóm đã thực hiện tốt. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Tập mô phỏng các âm thanh của đại dương. + Ôn luyện bài hát Miền biển quê em. - GV khuyến khích HS chia sẻ cảm xúc sau khi học bài hát cho người thân, biểu diễn bài hát cho người thân. - Đọc trước nội dung tiết sau: Tiết 2: Nhạc cụ – Nhạc cụ tiết tấu. |
- HS chơi trò chơi. - HS lắng nghe GV phổ biến.
- HS lắng nghe vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS khởi động giọng.
- HS đọc lời bài hát.
- HS thực hiện.
- HS hát các câu theo nhạc đệm.
- HS tập hát theo nhạc đệm.
- HS chia thành nhóm.
- HS thực hiện. - HS lắng nghe, vỗ tay.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS ghi nhớ và thực hiện. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm