Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 12
Giáo án Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 12 dùng chung cho các bộ sách mới: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Bộ tài liệu soạn theo chủ đề bao gồm tóm tắt lí thuyết, câu hỏi và bài tập sẽ giúp học sinh ôn luyện nâng cao, ôn thi HSG đạt kết quả tốt. Giáo án tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ












Phần trình bày nội dung giáo án
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
I. DÂN SỐ
1. Đặc điểm
- Quy mô và gia tăng dân số:
+ Năm 2021, Việt Nam có 98,5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới.
+ Quy mô dân số lớn, tiếp tục tăng lên nhưng có xu hướng tăng chậm lại, tỉ lệ tăng dân số giảm dần.
- Cơ cấu dân số:
+ Cơ cấu dân số theo giới tính: khá cân bằng. Tỉ số giới tính có sự khác nhau gữa các nhóm tuổi.
Năm 2021, tỉ lệ nam, nữ trong tổng dân số là 49,84% và 50,16%.
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (cứ 100 bé gái, tương ứng bình quân có 112 bé trai, 2021).
+ Cơ cấu dân số theo tuổi:
Biến đổi nhanh theo hướng giảm lệ nhóm trẻ em, tăng tỉ lệ nhóm cao tuổi.
Nước ta đang có cơ cấu dân số vàng, đã bước qua thời kì già hóa dân số.
+ Cơ cấu dân số theo dân tộc:
Nước ta có 54 dân tộc anh em (dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% tổng số dân, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%). Các dân tộc sinh sống đan xen trên các vùng miền của Tổ quốc; đoàn kết, phát huy kinh nghiệm sản xuất, giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, nước ta có trên 5 triệu người sinh sống làm việc ở nước ngoài. Là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế.
+ Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn: được nâng cao dần. Tuy nhiên, trình độ học vấn có sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn và giữa các vùng.
- Phân bố dân cư:
+ Năm 2021, mật độ dân số nước ta là 297 người/km2, gấp 5 lần mức trung bình thế giới, có sự chênh lệch giữa các vùng.
Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, 1091 người/km2
Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất, 111 người/km2
+ Dân cư chủ yếu sinh sống ở nông thôn. Năm 2021:
Tỉ lệ dân thành thị là 37,1%
Tỉ lệ dân nông thôn là 62,9%
2. Thế mạnh và hạn chế về dân số
- Thế mạnh:
+ Quy mô dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cộng đồng các dân tộc luôn đoàn kết, tạo nên sức mạnh trong xây dựng, phát triển đất nước; nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc.
+ Mức sinh thấp, dân số tăng chậm, thuận lợi nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống dân cư.
- Hạn chế:
+ Thách thức về an ninh lương thực, năng lượng, việc làm, giáo dục, y tế, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường,…
+ Tăng chi phí cho an sinh xã hội, dịch vụ y tế.
+ Phân bố dân cư chênh lệch ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử dụng lao động.
3. Chiến lược và giải pháp phát triển kinh tế
- Mục tiêu:
+ Duy trì mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng.
+ Bảo vệ, phát triển các dân tộc thiểu số.
+ Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lí.
+ Nâng cao chất lượng dân số.
+ Thúc đẩy phân bố dân số hợp lí, bảo đảm an ninh quốc phòng.
+ Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Giải pháp:
+ Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số.
+ Đẩy mạnh giáo dục, truyền thông về dân số và phát triển.
+ Phát triển mạng lưới dịch vụ nâng cao chất lượng dân số.
+ Bảo đảm đủ nguồn lực cho công tác dân số từ ngân sách Nhà nước, huy động nguồn lực xã hội.
+ Tăng cường hợp tác khu vực, quốc tế trong lĩnh vực dân số.
II. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
1. Đặc điểm nguồn lao động
- Số lượng:
+ Nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động khoảng 50,6 triệu người, chiếm 51,3% tổng số dân (2021).
+ Mỗi năm nguồn lao động tăng thêm khoảng 1 triệu người.
- Chất lượng:
+ Cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong các ngành.
+ Chất lượng lao động được nâng lên. Tuy nhiên, hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn, tác phong lao động công nghiệp.
+ Năng động, dễ dàng tiếp thu khoa học – công nghiệp hiện đại, nâng cao năng suất lao động, hội nhập quốc tế.
- Phân bố lao động:
+ Lao động ở nông thôn là hơn 32 triệu người, lao động thành thị là hơn 18 triệu người (2021).
+ Đồng bằng sông Hồng có số lượng lao động lớn nhất cả nước (22,5%), vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (20,7%), Đông Nam Bộ (19,6%) (2021).
2. Tình hình sử dụng lao động
- Theo ngành kinh tế: có sự chuyển dịch phù hơp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: giảm tỉ lệ lao động.
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ: tăng tỉ lệ lao động.
- Theo thành phần kinh tế: có sự thay đổi theo hướng:
+ Khu vực kinh tế Nhà nước: giảm tỉ lệ lao động.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: tăng tỉ lệ lao động.
- Theo thành thị và nông thôn:
+ Tỉ trọng lao động khu vực nông thôn giảm mạnh.
+ Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn thấp hơn ở thành thị.
+ Trình độ lao động ở nông thôn có xu hướng tăng lên.
3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết
- Vấn đề việc làm:
+ Nhà nước: ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư tạo việc làm.
+ Lao động nước ta: có việc làm, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm khá thấp.
+ Tỉ lệ thất nghiệp: khu vực thành thị cao hơn nông thôn.
+ Tình trạng việc làm hiện nay:
Việc làm đơn giản còn phổ biến, năng suất thấp, thu nhập không cao.
Hội nhập quốc tế, sự phát triển của khoa học – kĩ thuật tạo tính đột phá về việc làm, cơ hội nâng cao tay nghề, chất lượng lao động.
- Hướng giải quyết việc làm:
+ Hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động.
+ Đẩy mạnh đào tạo, dạy nghề nâng cao chất lượng lao động.
+ Phát triển hệ thống tư vấn, thông tin về thị trường lao động.
+ Xây dựng, thực hiện tốt hệ thống bảo hiểm xã hội,…
III. ĐÔ THỊ HÓA
1. Đặc điểm đô thị hóa
- Lịch sử đô thị hóa:
+ Thời kì TCN: thành Cổ Loa (thế kỉ III TCN) – đô thị cổ đầu tiên.
+ Thời kì phong kiến – đất nước thống nhất (1975): đô thị hóa chậm, số lượng đô thị, tỉ lệ dân thành thị thấp.
+ Thời kì Đổi mới (1986) đến nay: đô thị hóa diễn ra nhanh hơn, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng khá nhanh.
- Tỉ lệ dân thành thị và số dân thành thị: liên tục tăng lên, nước ta có 36,6 triệu dân thành thị, chiếm 37,1% dân số cả nước (2021).
- Không gian đô thị và lối sống đô thị:
+ Không gian đô thị:
Được mở rộng, cảnh quan đô thị hiện đại, văn minh.
Vùng đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Các chuỗi và chùm đô thị tạo liên kế trong mỗi vùng và trên cả nước.
+ Lối sống thành thị: phổ biến trong quá trình đô thị hóa.
Cảnh quan đô thị: sáng – xanh – sạch – đẹp.
Dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ứng xử, giao tiếp văn minh; phong cách hiện đại.
2. Sự phân bố mạng lưới đô thị
- Số lượng đô thị tăng khá nhanh:
+ Mạng lưới đô thị gồm: thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố và thị xã; thị trấn.
+ Tổng số đô thị tăng nhanh, số lượng thành phố tăng nhanh nhất.
- Phân loại đô thị:
+ Loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V.
+ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt.
- Mạng lưới đô thị phủ khắp cả nước và có sự khác nhau giữa các vùng.
+ Xây dựng vùng đô thị, hàng lang đô thị, dải đô thị ven biển. Đô thị kết nối khu vực và quốc tế.
+ Phát triển chuỗi đô thị ven biển, đô thị hải đảo.
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội
- Ảnh hưởng tích cực:
+ Góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước, tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
+ Tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, giải quyết được nhiều việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
+ Đóng góp trong việc thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo, liên kết nông thôn để đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Ảnh hưởng tiêu cực:
+ Đô thị hóa tự phát, không theo quy hoạch, quá tải về cơ sở hạ tầng.
+ Gây sức ép về việc làm, y tế, giáo dục, nảy sinh vấn đề an sinh xã hội, ô nhiễm môi trường,…
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Giải thích tại sao cơ cấu dân số nước ta có xu hướng chuyển sang già? Cơ cấu dân số già ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế – xã hội? Trả lời: Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng chuyển sang già chủ yếu do tỉ suất sinh giảm, tỉ lệ nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên tăng, do tác động của một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Phát triển kinh tế và công nghiệp: Sự phát triển kinh tế và công nghiệp thường đi đôi với giảm tỉ suất sinh, làm giảm tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm tăng tỉ lệ người già. - Di cư và đô thị hoá: Sự di cư từ vùng nông thôn vào thành thị thường đi kèm với môi trường sống và lối sống mới, làm thay đổi cơ cấu dân số. Quá trình đô thị hoá góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống và lối sống, từ đó làm giảm tỉ lệ sinh, dẫn đến sự già hoá dân số. - Tăng cường chăm sóc sức khoẻ: Các tiến bộ trong y tế và chăm sóc sức khoẻ đã làm tăng tuổi thọ và giảm tỉ lệ tử vong ở mức độ trẻ. Điều này dẫn đến việc có một tỉ lệ người già cao hơn trong dân số. - Thực hiện chính sách dân số, thay đổi nhận thức: Việc thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và nhận thức về dân số được giáo dục nâng cao làm người dân có xu hướng giảm tỉ lệ sinh. Điều này dẫn đến việc giảm tỉ lệ sinh và làm tăng tỉ lệ người già trong dân số. - Thay đổi cơ cấu gia đình: Các gia đình thường ít con hơn và có xu hướng tập trung vào việc chăm sóc sức khoẻ, góp phần nâng cao tuổi thọ. Điều này có thể làm tăng tỉ lệ người già trong xã hội. - Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến phát triển kinh tế – xã hội: Làm gia tăng chi phí phúc lợi xã hội; thiếu nguồn lao động, nhất là lao động trẻ,... |
Câu 2: Phân tích tác động của dân cư nước ta đến phát triển kinh tế – xã hội. Trả lời: - Quy mô dân số lớn (98,5 triệu người năm 2021), gia tăng vẫn còn nhanh (0,94% năm 2021). Thuận lợi là tạo nên nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng; tuy nhiên gây áp lực đến việc làm, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống. - Cơ cấu dân số có xu hướng chuyển sang già (năm 2021, tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 là 24,1%, 15-60 tuổi là 67,6%, từ 65 tuổi trở lên là 8,3% so với năm 1999 các nhóm tuổi tương ứng với tỉ lệ 33,1%; 61,1% và 5,8%). Thuận lợi là làm cho tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế tăng lên; tuy nhiên khó khăn là tốc độ già hoá nhanh trong khi nền kinh tế ở mức thu nhập trung bình, gây khó khăn về nguồn lao động. - Ti suất giới ở trẻ sơ sinh còn cao (năm 2021 là 112/100), gây nên các vấn đề xã hội. - Phân bố dân cư không hợp lí giữa các vùng gây khó khăn cho sử dụng lao động và khai thác tài nguyên. Vùng đồng bằng có dân cư đông, mật độ cao trong khi tài nguyên thiên nhiên (nhất là tài nguyên -đất đai) có hạn; vùng núi giàu tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là lâm sản, khoáng sản) nhưng dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp. - Tỉ lệ dân thành thị nhỏ hơn nông thôn (năm 2021, tỉ lệ dân thành thị là 37,1% so với tỉ lệ dân nông thôn là 62,9%), nhưng tăng khá nhanh (từ 30,4% năm 2010 đến 37,1% năm 2021). Thuận lợi là cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho công nghiệp hoá; tuy nhiên tốc độ gia tăng nhanh là nhân tố gây áp lực đến môi trường đô thị. |
Câu 3: Phân tích sự phân bố dân cư nước ta. Trả lời: - Mật độ dân số trung bình của nước ta là 297 người/km² (năm 2021). - Phân bố dân cư khác nhau giữa đồng bằng với trung du và miền núi, giữa các vùng kinh tế, giữa thánh 1 thị và nông thôn; do tác động của các nhân tổ về kinh tế - -xã hội (trình độ phát triển lực lượng sản xuất, tính chất kinh tế, lịch sử định cư, di dân,...) và điều kiện tự nhiên (địa hình và đất đai, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên khoáng sản, sinh vật,...). - Khu vực đồng bằng: + Dân cư đông, mật độ cao; do điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình bằng phẳng, đất tốt, nhiều sông, có biển, khí hậu thuận lợi,...); kinh tế – xã hội phát triển (trình độ phát triển sản xuất khá cao, nh chất kinh tế phát triển chế biến, chế tạo, quá trình đô thị hoá được đây mạnh, cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, lịch sử định cư lâu đờ động đông, trong khi tài nguyên thiên nhiên (đất, mặt nước,... có hạn, gây áp l cư lâu đời,...). đến việc làm, khai thác và sử dụng tài nguyên. - Khu vực đồi núi: + Dân cư ít, mật độ thấp; đo điều kiện tự nhiên khó khăn (địa hình, đất, sông ngòi và nước khi hậu. - Dầiều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế, kinh tế còn chậm phát triển, tính chất sản xuất năng về khai thác, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và còn nhiều khó khăn,.. + Khu vực đồi núi nước ta giàu tài nguyên lâm sản, khoáng sản,... nhưng ít dân cư và lao động, gây khó khăn trong việc khai thác. - Các vùng kinh tế: + Có sự khác nhau rõ về mật độ dân cư, tác động đến nguồn lao động và thị trường tiêu thụ tại chỗ ở các vùng. Các vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (1091 người/km²) và Đông Nam Bộ (778 người/km²). Các vùng có mật độ dân số thấp nhất là Trung du và miền núi Bắc Bộ (136 người/km²), Tây Nguyên (111 người/km²). + Trình độ phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng là nhân tố chủ yếu tạo nên sự khác nhau về mức độ tập trung dân cư. - Trong mỗi vùng: Do điều kiện kinh tế – xã hội và tự nhiên có sự phân hoá nên dân cư phân bố cũng khác nhau. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, khu vực Đông Bắc có mật độ dân số cao hơn so với khu vực Tây Bắc; ở Tây Nguyên, trên các cao nguyên badan, nhất là trung tâm cao nguyên có mật độ dân số cao, trong khi ở khu vực bản bình nguyên xen đổi có mật độ dân cư nhỏ hơn. - Phân bố dân cư nước ta có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn: + Tỉ lệ dân số thành thị là 37,1%, tỉ lệ dân số nông thôn là 62,9% (năm 2021). + Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá có tác động rõ rệt đến sự tăng trưởng tỉ lệ dân cư đô thị. Ở nước ta, quá trình này còn diễn ra chưa nhanh nên tỉ lệ dân thành thị đang còn chưa cao. |
Câu 4: Giải thích tại sao các vùng kinh tế nước ta có mật độ dân số khác nhau? Trả lời: - Mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2021 là 297 người/km². Các vùng có mật độ dân số đông hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của cả nước là Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ; tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long, thấp hơn trung bình cả nước là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. - Các vùng có mật độ dân số cao: + Đồng bằng sông Hồng: Mật độ dân số 1091 người/km² (năm 2021). Đây là vùng trồng lúa nước truyền thống, hiện nay là trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước; công nghiệp và dịch vụ phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, nhiều đô thị vừa và lớn, quần cư lâu đời, tự nhiên thuận lợi cho cư trú và sản xuất,. + Đông Nam Bộ: Mật độ dân số 778 người/km² (năm 2021). Đây là vùng có kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển, thu hút nhiều đầu tư, cơ sở hạ tầng tốt, nhiều đô thị vừa và lớn, nhập cư nhiều, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cư trú và sản xuất,... - Các vùng có mật độ dân số thấp: Trung du và miền núi Bắc Bộ (136 người/km²), Tây Nguyên (111 người/km²), Bắc Trung Bộ (218 người/km²) và Duyên hải miền Trung (211 người/km²). Nguyên nhân là kinh tế chậm phát triển, chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp hoá hạn chế; tự nhiên có một số khó khăn cho sản xuất và cư trú (diện tích đồi núi lớn, đồng bằng nhỏ hẹp và bị chia cắt, một số nơi có khí hậu khắc nghiệt).... - Vùng có mật độ trung bình: Đồng bằng sông Cửu Long (426 người/km²). Tuy nông nghiệp phát triển, nhất là trồng lúa nước nhưng công nghiệp có quy mô còn nhỏ và chủ yếu chế biến lương thực, thực phẩm; dịch vụ còn hạn chế, lịch sử quần cư còn ngắn, xuất cư nhiều, một số vùng tự nhiên còn khó khăn cho cư trú (bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười,...). |
Câu 5: Giải thích sự khác nhau về phân bố dân cư ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Trả lời: - Tây Nguyên: + Phân bố dân cư không đều giữa các cao nguyên badan và bán bình nguyên xen đổi giữa các cao nguyên, do khác nhau về địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, nhập cư,... + Các cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng, đất đỏ badan màu mỡ, nguồn nước sông, hồ đổi dào; hoạt động công nghiệp và dịch vụ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, cơ sở hạ tầng phát triển, giao thông thuận tiện, thu hút nhiều lao động có chuyên môn,... + Bán bình nguyên xen đồi có địa hình bị chia cắt nhiều, ít bề mặt bằng phẳng, hoạt động chủ yếu là trồng cây ăn quả, hoa màu và lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế... - Duyên hải Nam Trung Bộ: + Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng, ven biển và khu vực đồi núi do khác nhau về địa hình, đất, sông, biển, khí hậu, phát triển kinh tế, tính chất kinh tế, cơ sở hạ tầng, lịch sử định cư,... + Vùng đồng bằng, ven biển có địa hình bằng phẳng, có hạ lưu sông và ven biển, vũng, vịnh biển,... thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, thuỷ sản; cơ sở hạ tầng và giao thông phát triển, có lịch sử định cư và nhập cư từ lâu đời. + Vùng đồi núi phía tây hiểm trở, giao thông khó khăn, khi hậu khắc nghiệt, hoạt động chủ yếu về lâm nghiệp,.... |
Câu 6: Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta. Trả lời: - Nguồn lao động dồi dào (năm 2021, lực lượng lao động của nước ta là 50,6 triệu người, chiếm 51,3% tổng dân số). Mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu lao động. - Người lao động cần cù, có kinh nghiệm sản xuất phong phú về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp; có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh. - Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng (từ 14,6% năm 2010 lên 26,2% năm 2021); số lao động có chuyên môn kĩ thuật đang làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chiếm một tỉ lệ đáng kể so với tổng lực lượng lao động cả nước. - So với yêu cầu hiện nay của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0), lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn chưa nhiều. |
Câu 7: Nguồn lao động nước ta có những cơ hội và thách thức như thế nào trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới? Trả lời: - Đặc điểm nguồn lao động nước ta: Đông, tăng nhanh, cần cù, có kinh nghiệm sản xuất phong phú về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp; có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh. - Cơ hội: Có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ và hình thành tác phong lao động mới. - Thách thức: Số lao động chưa qua đào tạo còn đông, việc đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu của một số ngành kinh tế; tác phong lao động còn thiếu sự phù hợp; vẫn còn các hạn chế về ngoại ngữ, tin học, hiểu biết văn hoá các nước.... |
Câu 8: Phân tích cơ cấu lao động nước ta. Trả lời: - Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế: + Lao động trong ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất (37,8%, năm 2021); tiếp đến là trong ngành công nghiệp và xây dựng (33,1%); thấp nhất là lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (29,1%). Do nước ta là xuất phát từ một nước sản xuất nông nghiệp nên lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản còn đông. + Hiện nay có sự chuyển dịch cơ cấu lao động: Tăng tỉ trọng lao động trong ngành dịch vụ, đặc biệt tăng nhanh trong công nghiệp và xây dựng, giảm nhanh tỉ trọng lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch lao động của thế giới và do nước ta đang ở trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: + Lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất (năm 2021, chiếm 82,6% tomy số lao động cả nước). + Xu hướng chuyên dịch: Ti trọng lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất (từ 3,5% năm 2010 lên 9,3% năm 2021). Tỉ trọng lao động ở khu vực kinh tê ngoài Nhà nước và khu vực kinh tế Nhà nước giảm. Quá trình chuyên dịch cơ cấu lao động như vậy do chịu tác động của quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế quốc tế và khu vực. - Cơ cấu lao động theo khu vực thành thị và nông thôn: + Ti trong lao động ở khu vực thành thi còn chưa cao (36,7% năm 2021) và xu hướng tăng; tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỉ trọng lớn (63,3% năm 2021) và có xu hướng giảm. + Sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực thành thị và nông thôn phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ở nước ta hiện nay. |
Câu 9: Giải thích sự chuyển dịch cơ cấu lao động của nước ta hiện nay. Tại sao tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế của nước ta tăng trong cơ cấu dân số? Trả lời: - Giải thích: + Chuyển dịch cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo khu vực thành thị và nông thôn có xu hướng tích cực (tăng tỉ lệ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; tăng tỉ lệ lao động ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; tăng tỉ lệ lao động ở khu vực thành thị. + Nguyên nhân chủ yếu do tác động của sự phát triển nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá; sự thay đổi chất lượng và trình độ người lao động; tác động của hội nhập kinh tế thế giới sâu và rộng của nước ta;... - Tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế tăng chủ yếu do: + Cơ cấu dân số theo tuổi có xu hướng chuyển sang già, số người bước vào tuổi lao động nhiều hơn. + Nền kinh tế phát triển tạo ra nhiều việc làm hơn. + Trình độ người lao động được nâng cao thuận lợi để tìm kiếm việc làm. |
Câu 10: Tại sao trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên hằng năm đã giảm mạnh, nhưng tốc độ gia tăng nguồn lao động vẫn còn cao? Trả lời: - Tuy tốc độ gia tăng tự nhiên giảm, nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh, do quy mô dân số nước ta lớn và mức sinh giảm chậm. - Mặt khác, nhóm tuổi từ 0 – 14 (dưới tuổi lao động) còn cao, nên hằng năm bổ sung thêm một lực lượng lao động tương đối lớn. |
Câu 11: Tại sao ở nước ta tỉ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn ở nông thôn, tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn vẫn còn cao? Trả lời: - Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta cao hơn ở nông thôn, do: + Chức năng kinh tế chủ yếu của đô thị là hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi nguồn lao động phải có chất lượng nhất định, trong khi trình độ lao động ở khu vực này còn hạn chế. + Hoạt động công nghiệp và dịch vụ diễn ra thường xuyên quanh năm, có số lượng lao động từ ban đầu tương đối cố định; việc mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn không phải diễn ra thường xuyên nên nhu cầu lao động bổ sung không lớn. - Tỉ lệ lao động thiếu việc làm khu vực nông thôn nước ta vẫn còn cao, đơ + Hoạt động sản xuất nông nghiệp lại có tính mùa vụ (thời gian lao động ngắn hơn thời gian sân xuất); khi vào mùa vụ cần rất nhiều lao động, khi mùa vụ qua đi, số lao động nhân rồi rất nhiều. + Bên cạnh đó, các hoạt động phi nông nghiệp (xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ....) ở nông thôn nước ta còn rất hạn chế, nên tỉ lệ lao động thiếu việc làm còn cao. |
Câu 12: Giải thích tại sao số dân thành thị của nước ta tăng? Trả lời: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước tăng. Năm 1990, số dân thánh thị là 12,9 triệu người, chiếm 19,5% số dân cả nước; đến năm 2021 các con số tăng tương ứng là 36,6 triệu người, chiếm 37,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do: + Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên nhanh, làm tăng nhanh lao động và dân cư đô thị. + Quá trình đô thị hoá của nước ta được đẩy mạnh, nhiều đô thị được nâng cấp, mở rộng và có các đô thị mới được hình thành, + Điều kiện sống ở đô thị tốt hơn ở nông thôn, hấp dẫn người dân nhập cư vào đô thị. + Đô thị có nhiều thuận lợi hơn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và có thu nhập nên thu hút nhiều lao động và người dân tìm kiếm việc làm. |
Câu 13: Tại sao phần lớn đô thị vừa và lớn của nước ta đều tập trung ở khu vực đồng bằng và ven biển? Trả lời: Phần lớn đô thị vừa và lớn của nước ta đều tập trung ở khu vực đồng bằng và ven biển, chủ yếu do: - Kinh tế phát triển, đặc biệt là công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, vừa, có nhiều khu công nghiệp,.... - Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu kinh tế; cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện,... - Tập trung đông dân cư và lao động. - Có nhiều thuận lợi về địa hình (bằng phẳng, diện tích rộng,...), nguồn nước (sông, biển), khi hậu. |
Câu 14: Giải thích sự khác nhau về phân bố mạng lưới đô thị ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Trả lời: Sự phân bố mạng lưới đô thị chịu tác động của các nhân tố về kinh tế – xã hội và điều kiện tự nhiên. Do các tác động này khác nhau ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ nên mạng lưới đô thị ở hai vùng này có sự phân bố khác nhau: - Tây Nguyên: + Mạng lưới đô thị tập trung thành tuyến đi qua giữa các cao nguyên (Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa,...), dọc theo quốc lộ 14. + Do ở đây có nhiều thuận lợi về địa hình và đất đai, nguồn nước, kinh tế phát triển, dân cư đông.... - Duyên hải Nam Trung Bộ: + Mạng lưới đô thị tập trung theo dải dọc theo ven biển (Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang, Phan Rang - Tháp Chàm, Phan Thiết,...). + Do ở đây có nhiều thuận lợi về vũng, vịnh, cửa sông và mở ra vùng biển rộng lớn; địa hình và đất đai, khí hậu và nguồn nước thuận lợi; hoạt động kinh tế đa dạng, dân cư đông, có lịch sử quần cư và nhập cư từ lâu đời. |
Câu 15: Giải thích tại sao mạng lưới đô thị nước ta phân bố không đều ở các vùng? Trả lời: - Đô thị hoá có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chịu sự tác động của công nghiệp hoá nói riêng và quá trình phát triển kinh tế – xã hội nói chung. - Quá trình phát triển kinh tế – xã hôi của các vùng trong nước khác nhau, đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tình hình phát triển công nghiệp và dịch vụ giữa các vùng lãnh thổ nước ta khác nhau dẫn đến đặc điểm mạng lưới đô thị cũng khác nhau. - Những vùng có kinh tế phát triển (ví dụ: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng...), hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển thì quá trình đô thị hóa phát triển với mạng lưới đô thị tập trung, quy mô đô thị lớn, chức năng của đô thị đa dạng, nhiều đô thị là trung tâm công nghiệp, dịch vụ. - Các vùng có kinh tế phát triển hạn chế quá trình dô thị hóa diễn ra chậm, mạng lưới đô thị còn thưa thớt, chủ yếu là các đô thị nhỏ. |
Câu 15: Phân tích tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn nước ta. Trả lời: Đô thị hoá có các tác động đến phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn nước ta: - Tích cực: + Cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho nông thôn, là thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở nông thôn. + Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn sang hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, đa dạng ngành nghề sản xuất và dịch vụ. + Thu hút lao động nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập; làm thay đổi cơ cấu dân số, cơ cấu lao động, nghề nghiệp. + Lan toả lối sống văn minh, hiện đại về nông thôn. - Tiêu cực: + Làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do mở rộng không gian đô thị. + Ảnh hưởng đến sự thiếu hụt lao động chất lượng cao ở nông thôn do bị hút vào các đô thị. + Gây áp lực lên văn hoá và đời sống của cộng đồng dân cư nông thôn. |

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG
- Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Tài liệu xây dựng kế hoạch theo từng chuyên đề, đa dạng bài tập từ cơ bản đền nâng cao, bám sát vào cấu trúc đề thi HSG các năm
PHÍ GIÁO ÁN
- 350k/môn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 1214136868686 - Fidutech - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 12, giáo án dạy HSG chung cho các bộ sách môn Địa lí 12, tài liệu ôn luyện HSG Địa lí 12