Kênh giáo viên » Địa lí 12 » Giáo án kì 2 Địa lí 12 cánh diều

Giáo án kì 2 Địa lí 12 cánh diều

Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Địa lí 12 cánh diều. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 17: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành thương mại, du lịch ở Việt Nam.
  • Phân tích được sự phân hoá lãnh thổ du lịch (các trung tâm, vùng du lịch), du lịch với sự phát triển bền vững.
  • Vẽ được biểu đồ và sử dụng bản đồ, số liệu để nhận xét, giải thích liên quan đến thương mại và du lịch. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Nhận thức khoa học Địa lí: phân tích đặc trưng phát triển và phân bố ngành thương mại, du lịch ở Việt Nam.
  • Tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ, số liệu để nhận xét, giải thích liên quan đến thương mại và du lịch.

3. Phẩm chất

  • Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá. 
  • Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Cánh diều.
  • Báo cáo tổng kết hàng năm của ngành thương mại và du lịch.
  • Bảng số liệu theo niên giám thống kê, bản đồ liên quan đến thương mại và du lịch.
  • Tranh ảnh, hình vẽ, thông tin trên internet có liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Cánh diều  
  • Thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi cho HS và hình thành những từ khóa có liên quan đến bài học. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt”, HS tìm những từ khóa liên quan đến tên một số di sản vật thể và phi vật thể ở nước ta. 

c. Sản phẩm: Tên một số di sản vật thể và phi vật thể nước ta.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:

+ Mỗi đội có 2 phút để tìm các từ khóa liên quan đến di sản phi vật thể nước ta.

+ Các đội cử ra 1 thành viên lên viết ra bảng phụ câu trả lời của đội mình.

+ Đội nào có đáp án chính xác và nhiều hơn sẽ giành chiến thắng. 

TRÒ CHƠI “NHANH TAY NHANH MẮT”

WTCYTYROMD
VNHHLONG
PITRÀNGANM
FEHWNCATRÙ
HHÁCHDNIRH
JTFNKÉOCO
IQXOHPNANR
ANOJÀTQKRM
NLAVHRDHNZ
YQNMSNUZN

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và tham gia tích cực vào trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 2 đội chơi lần lượt đọc đáp án.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Vịnh Hạ Long. 

+ Thành nhà Hồ

+ Ca trù

+ Hát xoan 

+ Hội an 

+ Kéo co

TRÒ CHƠI “NHANH TAY NHANH MẮT”

WTCYTYROMD
VNHHLONG
PITRÀNGANM
FEHWNCATRÙ
HHÁCHDNIRH
JTFNKÉOCO
IQXOHPNANR
ANOJÀTQKRM
NLAVHRDHNZ
YQNMSNUZN

 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nước ta đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành dịch vụ được chú trọng phát triển, trong đó có thương mại và du lịch Vậy hai ngành này có sự phát triển và phân bố như thế nào? Lãnh thổ du lịch có sự phân hóa ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 17: Thương mại và du lịch 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu hoạt động nội thương

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển và phân bố nội thương ở Việt Nam.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 17.1, mục Em có biết, thông tin mục I.1 SGK tr.89 – tr.90 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự phát triển và phân bố hoạt động nội thương ở nước ta.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự phát triển và phân bố hoạt động nội thương ở nước ta. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho HS:

Khai thác Hình 17.1, mục Em có biết, thông tin mục I.1 SGK tr. 89 – tr.90 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự phát triển và phân bố hoạt động nội thương ở nước ta.

  

BÀI 16: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG (28 CÂU)A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)Câu 1: Nước ta có các loại hình giao thông vận tải gồm:A. đường ô tô, đường sắt, đường ngân hà, đường hàng không…B. đường ô tô, đường sắt, đường hồ, đường hàng không…C. đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường hàng không…D. đường ô tô, đường sắt, đường ngầm, đường hàng không…Câu 2: Nước ta có các đầu mối giao thông lớn nhưA. Hà Nội, Hồ Chí Minh.                                 B. Hà Nội, Đà Đạt.C. Hà Nội, Cần Thơ.                                       D. Hà Nội, Cà Mau.Câu 3: Nội dung nào dưới đây là vai trò của ngành dịch vụ?Ngành chiếm tỉ trọng GDP lớn nhất. Tác động tiêu cực đến môi trường.Giảm số lượng lao động.Giảm thu nhập dân cư.Câu 4: Nhân tố nào dưới đây thúc đẩy dịch vụ về quy mô, cơ cấu và chất lượng?Trình độ phát triển kinh tế.Đặc điểm dân số.Vị trí địa lý.Thị trường.Câu 5: Hai đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của nước ta làA. Hà Nội và Hồ Chí Minh.                                   B. Hà Nội và Hải Phòng.C. Hải Phòng và Hồ Chí Minh.                               D. Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.Câu 6: Nhân tố nào dưới đây làm thay đổi phương thức sản xuất, cung ứng các loại hình dịch vụ?A. Khoa học – công nghệ.                                       B. Đặc điểm dân số.C. Vị trí địa lý.                                                       D. Thị trường.Câu 7: Tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phía tây đất nước là tuyến đườngA. Hà Giang.               B. Hà Nội.                 C. Hồ Chí Minh.       D. Điện Biên.Câu 8: Năm 2021, nước ta có khối lượng vận chuyển bao nhiêu triệu tấn?242,2.242,3.242,4.242,5.Câu 9: Năm 2021, nước ta có khối lượng luân chuyển bao nhiêu tỉ tấn.km?A. Sông Hồng và sông Mê Công.                       B. Sông Đồng Nai và sông Mê Công.                 C. Sông Hồng và sông Thái Bình.                      D. Sông Đồng Nai và sông Thái Bình.……………….2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)Câu 1: Chất lượng đường bộ nước ta tăng nhanh doA. áp dụng khoa học – công nghệ.                     B. sử dụng nhiều lao động.C. thay đổi bộ máy quản lý.                               D. lao động có kinh nghiệm.----------------------------------------------------------- Còn tiếp ----------------------BÀI 21: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN Ở BẮC TRUNG BỘ(49 CÂU)

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu nội thương ở nước ta: 

Tư liệu 1: 

Bảng: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (theo giá hiện hành) phân theo các vùng kinh tế - xã hội ở nước ta, giai đoạn 2005 – 2021

(Đơn vị: %)

Năm 

Vùng

 kinh tế - xã hội

2005201020152021
Trung du và miền núi Bắc Bộ5,24,85,06,1
Đồng bằng sông Hồng22,224,122,525,9
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung16,015,416,216,5
Tây Nguyên3,64,24,64,7
Đông Nam Bộ33,733,633,227,8
Đồng bằng sông Cửu Long20,317,918,519,0

Tư liệu 2: 

Bảng: Một số tiêu chí của hoạt động nội thương ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021

Năm 

Tiêu chí

2010201520202021
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (nghìn tỷ đồng)1 677,33 223,24 847,64 407,8
Số lượng chợ (chợ)8 5288 6608 5818 549
Số lượng siêu thị (siêu thị)5718121 1341 167
Số lượng trung tâm thương mại (trung tâm)101162250254
BÀI 16: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG (28 CÂU)A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)Câu 1: Nước ta có các loại hình giao thông vận tải gồm:A. đường ô tô, đường sắt, đường ngân hà, đường hàng không…B. đường ô tô, đường sắt, đường hồ, đường hàng không…C. đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường hàng không…D. đường ô tô, đường sắt, đường ngầm, đường hàng không…Câu 2: Nước ta có các đầu mối giao thông lớn nhưA. Hà Nội, Hồ Chí Minh.                                 B. Hà Nội, Đà Đạt.C. Hà Nội, Cần Thơ.                                       D. Hà Nội, Cà Mau.Câu 3: Nội dung nào dưới đây là vai trò của ngành dịch vụ?Ngành chiếm tỉ trọng GDP lớn nhất. Tác động tiêu cực đến môi trường.Giảm số lượng lao động.Giảm thu nhập dân cư.Câu 4: Nhân tố nào dưới đây thúc đẩy dịch vụ về quy mô, cơ cấu và chất lượng?Trình độ phát triển kinh tế.Đặc điểm dân số.Vị trí địa lý.Thị trường.Câu 5: Hai đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của nước ta làA. Hà Nội và Hồ Chí Minh.                                   B. Hà Nội và Hải Phòng.C. Hải Phòng và Hồ Chí Minh.                               D. Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.Câu 6: Nhân tố nào dưới đây làm thay đổi phương thức sản xuất, cung ứng các loại hình dịch vụ?A. Khoa học – công nghệ.                                       B. Đặc điểm dân số.C. Vị trí địa lý.                                                       D. Thị trường.Câu 7: Tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phía tây đất nước là tuyến đườngA. Hà Giang.               B. Hà Nội.                 C. Hồ Chí Minh.       D. Điện Biên.Câu 8: Năm 2021, nước ta có khối lượng vận chuyển bao nhiêu triệu tấn?242,2.242,3.242,4.242,5.Câu 9: Năm 2021, nước ta có khối lượng luân chuyển bao nhiêu tỉ tấn.km?A. Sông Hồng và sông Mê Công.                       B. Sông Đồng Nai và sông Mê Công.                 C. Sông Hồng và sông Thái Bình.                      D. Sông Đồng Nai và sông Thái Bình.……………….2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)Câu 1: Chất lượng đường bộ nước ta tăng nhanh doA. áp dụng khoa học – công nghệ.                     B. sử dụng nhiều lao động.C. thay đổi bộ máy quản lý.                               D. lao động có kinh nghiệm.----------------------------------------------------------- Còn tiếp ----------------------BÀI 21: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN Ở BẮC TRUNG BỘ(49 CÂU)

Bản đồ thương mại Việt Nam năm 2021

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trình bày về sự phát triển và phân bố nội thương nước ta. 

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nội thương là bệ đỡ của nền kinh tế, góp phần quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Thương mại

1. Nội thương

Thương mại trong nước phát triển với đa dạng các loại hình: chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại….

- Phương thức buôn bán hiện đại được mở rộng. Thương mại điện tử phát huy hiệu quả chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hóa trong nước. 

- Hoạt động nội thương sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh….

 

 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 19: KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
  • Chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng về khoáng sản và thuỷ điện, cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cây công nghiệp, rau quả), chăn nuôi gia súc lớn.
  • Trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu được hướng phát triển.
  • Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
  • Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng; trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.
  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Khai thác thông tin, nội dung kênh chữ trong SGK để chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng ; trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế và nêu được hướng phát triển của vùng.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.
  • Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Cánh diều.
  • Hình ảnh, bảng số liệu, infographic,… về khai thác các thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Phiếu học tập, giấy A1, A4, giấy ghi chú,…
  • Các bản đồ tự nhiên, kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Cánh diều.
  • Atlat Địa lí Việt Nam. 
  • Thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có).
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn. HS quan sát và ghép nối tên các địa danh ứng với các tỉnh, thành phố.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các địa danh tương ứng với các tỉnh/thành phố của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.

- GV mời HS theo tinh thần xung phong tham gia trò chơi.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+HS quan sát hai cột Tỉnh và Thông tin GV đã chuẩn bị và ghép nối tên các tỉnh ứng với các thông tin.

+ HS trả lời nhanh nhất và ghép đúng tên các tỉnh ứng với các thông tin sẽ được điểm cộng.

- GV trình chiếu thông tin:

Tỉnh Địa danh
1. Hà Giang a. Cây đa Tân Trào; Na Hang
2. Thái Nguyên b. Cửa khẩu Đồng Đăng
3. Bắc Giang c. Cột cờ Lũng Cú; Chợ tình Khâu Vai
4. Sơn La d. Phan – xi – păng; Sa Pa 
5. Lào Cai e. Vải thiều; Gà đồi Yên Thế
6. Lạng Sơn g. Chè; Thép
7. Tuyên Quang h. Mận hậu; Bò sữa; Thủy điện

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát quan sát hai cột Tỉnh và Thông tin; ghép nối tên các tỉnh ứng với các thông tin tương ứng.

- Các HS còn lại trong lớp cổ vũ bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời. 

- Nếu trả lời sai, GV tiếp tục mời HS còn lại đưa ra đáp án. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

  • 1 – c
  • 2 – g
  • 3 – e
  • 4 – h
  • 5 – d
  • 6 – b
  • 7 – a 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trung du và miền núi Bắc Bộ (Trung du và miền núi phía Bắc) địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, môi trường của cả nước, thiên nhiên phân hóa đa dạng, có nhiều dân tộc cùng sinh sống…. Vậy vùng có các thế mạnh nào và các thế mạnh đó được khai thác để phát triển kinh tế ra sao? Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 19: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái quát về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.96 và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

+ Một số đặc điểm nổi bật về dân số của vùng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái quát vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS xem video và dẫn dắt: Trung du và miền núi Bắc Bộ - được biết đến với sự hòa quyện giữa thiên nhiên hùng vĩ cùng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Những dãy núi non vươn chạm mây, những cánh rừng xanh bát ngạt và những thửa ruộng bậc thang rợp bóng mây. 

https://www.youtube.com/watch?v=FaSv8kaya-o

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.96 và trả lời câu hỏi:  Hãy xác định đặc điểm về vị trí địa lí và dân số của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV trình chiếu cho HS xem một số video liên quan đến Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: 

https://youtu.be/ho7gvARxX7g?si=5wJWeu4F3HjtTm6R

https://youtu.be/3Vjp8dzCTv0?si=tpSyPNBRmfc415vG 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, luyện tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm vị trí địa lí, dân số của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm vị trí địa lí, dân số của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Khái quát

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 

- Bao gồm 14 tỉnh, diện tích của vùng năm 2021 là 95 nghìn km2. 

- Tiếp giáp với hai nước láng giềng là Trung Quốc và Lào, giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế và quốc phòng an ninh. 

2. Dân số

- Số dân không đông, tỉ lệ dân số tự nhiên cao hơn so với trung bình chung của cả nước, mật độ dân số thấp hơn trung bình chung cả nước. 

- Dân cư sinh sống chủ yếu ở nông thôn. 

- Có nhiều dân tộc sinh sống như: Thái, Mường, HMông, Tày, Nùng…

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU

BÀI 16: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 

(28 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Nước ta có các loại hình giao thông vận tải gồm:

A. đường ô tô, đường sắt, đường ngân hà, đường hàng không…

B. đường ô tô, đường sắt, đường hồ, đường hàng không…

C. đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường hàng không…

D. đường ô tô, đường sắt, đường ngầm, đường hàng không…

Câu 2: Nước ta có các đầu mối giao thông lớn như

A. Hà Nội, Hồ Chí Minh.                                 

B. Hà Nội, Đà Đạt.

C. Hà Nội, Cần Thơ.                                       

D. Hà Nội, Cà Mau.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là vai trò của ngành dịch vụ?

  1. Ngành chiếm tỉ trọng GDP lớn nhất.
  2.  Tác động tiêu cực đến môi trường.
  3. Giảm số lượng lao động.
  4. Giảm thu nhập dân cư.

Câu 4: Nhân tố nào dưới đây thúc đẩy dịch vụ về quy mô, cơ cấu và chất lượng?

  1. Trình độ phát triển kinh tế.
  2. Đặc điểm dân số.
  3. Vị trí địa lý.
  4. Thị trường.

Câu 5: Hai đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của nước ta là

A. Hà Nội và Hồ Chí Minh.                                   

B. Hà Nội và Hải Phòng.

C. Hải Phòng và Hồ Chí Minh.                               

D. Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Câu 6: Nhân tố nào dưới đây làm thay đổi phương thức sản xuất, cung ứng các loại hình dịch vụ?

A. Khoa học – công nghệ.                                       

B. Đặc điểm dân số.

C. Vị trí địa lý.                                                       

D. Thị trường.

Câu 7: Tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phía tây đất nước là tuyến đường

A. Hà Giang.               

B. Hà Nội.                 

C. Hồ Chí Minh.       

D. Điện Biên.

Câu 8: Năm 2021, nước ta có khối lượng vận chuyển bao nhiêu triệu tấn?

  1. 242,2.
  2. 242,3.
  3. 242,4.
  4. 242,5.

Câu 9: Năm 2021, nước ta có khối lượng luân chuyển bao nhiêu tỉ tấn.km?

A. Sông Hồng và sông Mê Công.                       

B. Sông Đồng Nai và sông Mê Công.                 

C. Sông Hồng và sông Thái Bình.                      

D. Sông Đồng Nai và sông Thái Bình.

……………….

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Chất lượng đường bộ nước ta tăng nhanh do

A. áp dụng khoa học – công nghệ.                     

B. sử dụng nhiều lao động.

C. thay đổi bộ máy quản lý.                               

D. lao động có kinh nghiệm.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

BÀI 21: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN Ở BẮC TRUNG BỘ

(49 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (25 CÂU)

Câu 1: Bắc Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh thành

A. 4. 

B.5. 

C.6. 

D.7.

Câu 2: Tỉnh nào của Bắc Trung Bộ có đường biên giới với Lào dài nhất

A. Thanh Hoá.

B. Nghệ An. 

C. Quảng Bình. 

D. Quảng Trị.

Câu 3: Diện tích tự nhiên của khu vực Bắc Trung Bộ rộng khoảng

A. 41.5 nghìn km

B. 45.7 nghìn km2 .

C. 50.1 nghìn km2 .  

D. 51.2 nghìn km2.

Câu 4: Năm 2021, dân số khu vực Bắc Trung Bộ khoảng

A. 9.2 triệu người. 

B. 10.2 triệu người

C. 11.2 triệu người. 

D. 12.2 triệu người

Câu 5: Mật độ dân số của Bắc Trung Bộ là

A. 216 người/km

B. 217 người/km

C. 218 người/km2.  

D. 219 người/km2.

Câu 6: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của khu vực Bắc Trung Bộ là

A. 0.92 %. 

B. 0.93 %. 

C. 0.94 %. 

D. 0.95 %.

Câu 7: Khu vực Bắc Trung Bộ thuộc kiểu khí hậu nào

A. Nhiệt đới.  

B. Nhiệt đới ẩm.

C. Xích Đạo.  

D. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

Câu 8: Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ vào khoảng

A. Hơn 50 % . 

B. Hơn 60 % . 

C. Hơn 70 % .

D. Hơn 80%.

Câu 9: Địa hình đồi núi khu vực Bắc Trung Bộ chạy theo hướng

A. Bắc – Nam.  

B. Vòng cung.  

C. Tây – Đông. 

D. Đông – Tây. 

Câu 10: Cây lương thực nào được trồng chủ yếu ở khu vực Bắc Trung Bộ

A. Khoai. 

B. Lúa. 

D. Ngô. 

D. Lúa mì.

……………………

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Điều kiện tự nhiên nào tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Trung Bộ phát triển loại các loại hình dịch vụ

A. Khí hậu. 

B. Vị trí địa lý.

C. Địa hình. 

D. Thuỷ văn.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Giáo án kì 2 Địa lí 12 cánh diều
Giáo án kì 2 Địa lí 12 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án địa lí 12 cánh diều

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án kì 2 Địa lí 12 cánh diều, bài giảng kì 2 môn Địa lí 12 cánh diều, tài liệu giảng dạy Địa lí 12 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay