Giáo án ppt kì 2 Địa lí 12 cánh diều
Đầy đủ giáo án PPT, điện tử, bài giảng kì 2, giáo án cả năm Địa lí 12 cánh diều. Bộ giáo án hoàn thiện, sinh động, hấp dẫn, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, tự luận, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Bài giảng được gửi ngay và luôn. Có thể xem tham khảo bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. SLIDE ĐIỆN TỬ KÌ 2 ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 15: Thực hành Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển của các ngành công nghiệp ở nước ta
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 17: Thương mại và du lịch
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 18: Thực hành Tìm hiểu thực tế và một số hoạt động và sản phẩm dịch vụ của địa phương
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 19: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 21: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Bắc Trung Bộ
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 26: Thực hành Tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long và các biện pháp ứng phó
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 27: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 28: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 29: Thực hành Viết và trình bày báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam
- Giáo án điện tử Địa lí 12 cánh diều Bài 30: Thực hành Tìm hiểu địa lí địa phương
BÀI 20. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
I. KHÁI QUÁT
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Hồng?
- Nêu một số đặc điểm về dân số của vùng?
- Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với nước láng nào?
- Đồng bằng sông Hồng gồm bao nhiêu tỉnh?
- Năm 2021, diện tích của Đồng bằng sông Hồng bao nhiêu nghìn km2?
- Năm 2021, số dân trong vùng Đồng bằng sông Hồng đạt bao nhiêu triệu người?
- Mật độ dân số trung bình Đồng bằng sông Hồng đạt bao nhiêu người/km2?
II. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
- Đồng bằng sông Hồng là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Thế mạnh và hạn chế của vùng như thế nào? Vấn đề phát triển công nghiệp, dịch vụ của vùng ra sao?
- Em hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế của điều kiện kinh tế - xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng?
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
- Em hãy phân tích vấn đề phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng?
- Tại sao vấn đề việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng?
------------------------- Còn tiếp -------------------------
BÀI 24. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ
I. KHÁI QUÁT
- Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ?
- Trình bày những lợi thế về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ?
- Đông Nam Bộ tiếp giáp với nước nào?
- Đông Nam Bộ gồm bao nhiêu tỉnh?
- Năm 2021, số dân trong vùng Đông Nam Bộ đạt bao nhiêu triệu người?
- Nhà máy thủy điện nào thuộc vùng Đông Nam Bộ?
- Đông Nam Bộ bao gồm mấy thành phố trực thuộc Trung ương?
II. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- Em hãy phân tích những thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ?
- Em hãy phân tích những thế mạnh và hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội cho phát triển của Đông Nam Bộ?
III. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ
- Với nhiều thế mạnh nổi trội, Đông Nam Bộ trở thành một trong những vùng phát triển kinh tế hàng đầu và có vị trí, vai trò quan trọng đối với cả nước. Vậy những thế mạnh đó là gì? Các ngành kinh tế trong vùng phát triển ra sao? Việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ cần lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường như thế nào?
- Trình bày sự phát triển công nghiệp của Đông Nam Bộ?
- Xác định tên các ngành công nghiệp ở một số trung tâm công nghiệp của vùng?
- Em hãy trình bày tình hình phát triển các ngành dịch vụ vùng Đông Nam Bộ?
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Em hãy trình bày mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở vùng Đông Nam Bộ?
------------------------- Còn tiếp -------------------------
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN KÌ 2 ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU
- Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
- Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 17: Thương mại và du lịch
- Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 19: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
- Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 21: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Bắc Trung Bộ
- Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
- Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ
- Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long
- Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 27: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
BÀI 27: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN Ở BẮC TRUNG BỘ
(12 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Em hãy cho biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ?
Trả lời:
- Bắc Trung Bộ là một phần lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng; giáp với nước láng giềng Lào.
- Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Diện tích tự nhiên khoảng 51,2 nghìn km², có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo, trong đó có huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).
Câu 2: Nêu khái quát về dân số của Bắc Trung Bộ?
Trả lời:
- Năm 2021, dân số Bắc Trung Bộ khoảng 11,2 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,93%.
- Mật độ dân số ở Bắc Trung Bộ là 218 người/km², tỉ lệ dân thành thị chiếm hơn 25,0% tổng số dân toàn vùng (năm 2021).
- Bắc Trung Bộ có nhiêu dân tộc sinh sống như: Kinh, Thái, Mường, Bru Vân Kiều, Tà Ôi.... Người dân có truyền thống lao động cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất, chinh phục và thích ứng với thiên nhiên, đặc biệt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Câu 3: Nông nghiệp của vùng có điểm gì nổi bật?
Trả lời:
- Nông nghiệp là ngành đóng góp phần lớn giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ. Năm 2021, giá trị sản xuất của ngành chiếm 74,5% giá trị sản xuất của nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, tốc độ tăng trưởng khá nhanh.
- Sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, cùng với công nghệ gen, lai tạo giống mới,... ngày càng phổ biến trong trồng trọt, chăn nuôi.
Câu 4: Bắc Trung Bộ có những hạn chế gì đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản?
Trả lời:
- Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các thiên tai như bão, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cát bay, cát chảy,... gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Năng suất lao động chưa cao; cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật còn hạn chế, đặc biệt ở khu vực phía tây gây khó khăn cho hoạt động sản xuất.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Phân tích thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Bắc Trung Bộ đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản?
Trả lời:
- Lãnh thổ Bắc Trung Bộ kéo dài từ bắc vào nam, hẹp ngang và phân hoá thành nhiều dạng địa hình, từ tây sang đông là đồi, núi – dải đồng bằng ven biển – vùng biển đảo và thềm lục địa. Đây là điều kiện để Bắc Trung Bộ hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Khu vực đồi, núi với diện tích tương đối rộng, có đất fe-ra-lit thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn và trồng rừng. Dài đồng bằng ven biển có đất phù sa và đất pha cát, thích hợp cho trồng cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh và phân hoá theo độ cao địa hình đã tạo điều kiện để Bắc Trung Bộ đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Bắc Trung Bộ có một số sông như: sông Mã, sông Chu, sông Cả,... có ý nghĩa phát triển thuỷ lợi, giao thông vận tải. Nguồn nước khoáng có giá trị phát triển du lịch và công nghiệp sản xuất đồ uống.
- Rừng ở Bắc Trung Bộ có diện tích lớn, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên, phân bố chủ yếu ở phía tây, có nhiều vườn quốc gia (Bến En. Pù Mát, Bạch Mã,....), Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An; trong rừng có nhiều loại gỗ quý và nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị,... Độ che phủ rừng đạt hơn 60%. Sự đa dạng của tài nguyên rừng đã tạo thế mạnh lớn cho Bắc Trung Bộ phát triển lâm nghiệp với các hoạt động chủ yếu như: lâm sinh, bảo vệ rừng và khai thác rừng trồng....
- Vùng biển rộng, tài nguyên phong phú với nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, nhiều bãi cá, bãi tôm lớn, bờ biển khúc khuỷu, nhiều đào (hòn Mê, hòn Ngư, Cồn Cô,...) và bán đảo, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai)...., tạo thế mạnh cho Bắc Trung Bộ phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
------------------------- Còn tiếp -------------------------
BÀI 23: KHAI THÁC THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN
(13 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ của Tây Nguyên?
Trả lời:
- Tây Nguyên là vùng kinh tế không giáp biển, giáp với vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, giáp với hai nước láng giềng là Lào và Cam-pu-chia. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng và đối ngoại của nước ta. Vị trí địa lí đã tạo cho vùng nhiều thuận lợi trong mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Công và nhiều vùng khác trong cả nước.
- Tổng diện tích tự nhiên của Tây Nguyên khoảng 54,5 nghìn km². Lãnh thổ bao gồm 5 tỉnh là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Câu 2: Em hãy cho biết đặc điểm dân số của Tây Nguyên?
Trả lời:
- Năm 2021, vùng Tây Nguyên có trên 6 triệu người; tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,25% (cao hơn trung bình cả nước).
- Mật độ dân số vùng Tây Nguyên là 111 người/km², tỉ lệ dân thành thị chiếm 28,9% dân số của vùng (năm 2021).
- Đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như: Kinh, Ê Đê, Xơ Đăng, Cơ Ho, Ba Na, Gia Rai, Tày, Nùng.... Cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên đa dạng về bản sắc văn hoá truyền thống, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, luôn đoàn kết, cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng.
Câu 3: Tây Nguyên có những hạn chế gì đối với phát triển các ngành kinh tế?
Trả lời:
- Sự phân mùa sâu sắc của khí hậu, mùa khô kéo dài (4 – 5 tháng) làm cho mực nước ngầm hạ thấp, do đó công tác thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn, tốn kém là trở ngại lớn đối với sản xuất và đời sống người dân trong vùng.
- Tài nguyên rừng suy giảm, làm giảm nhanh lớp phủ rừng và trữ lượng các loại gỗ, đe doạ đến môi trường sống.
- Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đặc biệt là giao thông vận tải và các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục.
Câu 4: Việc phát triển kinh tế - xã hội đối có ý nghĩa gì với quốc phòng an ninh ở vùng Tây Nguyên?
Trả lời:
Phát huy vai trò là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt, việc phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc phòng.
- Tạo sức mạnh, tiềm lực về kinh tế, duy trì môi trường hoà bình, ổn định, nâng cao vị thế chiến lược của Tây Nguyên.
- Cơ sở, nền tảng để củng cố, hoàn thiện và phát triển an ninh quốc phòng.
- Góp phần khai thác có hiệu quả các giá trị văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc vùng, ổn định sinh kế và nâng cao trình độ, duy trì khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền quốc gia và lãnh thổ.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Em hãy phân tích các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển các ngành kinh tế ở Tây Nguyên?
Trả lời:
- Địa hình và đất: Địa hình vùng Tây Nguyên chủ yếu là các cao nguyên và khối núi. Các cao nguyên có bề mặt khá bằng phẳng, rộng, đất đai màu mỡ, điển hình là đất đỏ ba-dan thuận lợi cho phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. Các khối núi cao như: Ngọc Linh, Chư Yang Sin, Bi-doup Núi Bà.... kết hợp với cảnh quan tự nhiên và khí hậu phân hoá theo độ cao tạo thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, có sự phân hoá theo mùa rõ rệt. Do ảnh hưởng của độ cao nên các khu vực địa hình trên 1000 m có khí hậu mát mẻ. Vì thế, vùng có thể đa dạng hoá cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới (cả phê, cao su, hồ tiêu,...), cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, cây dược liệu,...) và phát triển du lịch.
- Nguồn nước: Trong vùng có nhiều hệ thống sông lớn như: Sê San, Srê Pôk.... và thượng nguồn của sông Ba, sông Đồng Nai, có trữ năng thuỷ điện lớn (chiếm hơn 27% trữ lượng cả nước), là điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ điện. Ngoài ra, Tây Nguyên có nhiều thác, hồ nước tạo cảnh quan phát triển du lịch và nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Rừng: Vùng có diện tích rừng lớn (chiếm 17,4% diện tích rừng cả nước, năm 2021), đa dạng sinh học cao, có nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, trắc, sến, nghiến....) và nhiều loại cây thân gỗ có giá trị. Độ che phủ rừng đạt 46,3%. Đây là lợi thế lớn để phát triển lâm nghiệp.
- Khoáng sản có giá trị nhất trong vùng là bô-xít với trữ lượng hàng tỉ tấn (chiếm hơn 90% của cả nước).
------------------------- Còn tiếp -------------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án địa lí 12 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án điện tử kì 2 Địa lí 12 cánh diều, giáo án Địa lí 12 cánh diều, ppt Địa lí 12 cánh diều