Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 kết nối chuyên đề 1 Bài 3: Thực hành biểu diễn tam ca, tốp ca (P2)

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập Âm nhạc 11 bộ sách kết nối tri thức chuyên đề 1 Bài 3: Thực hành biểu diễn tam ca, tốp ca (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Hoạt động 2: Thực hành biểu diễn tốp ca

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được các kĩ thuật biểu diễn vào các tác phẩm cụ thể ở hình thức tốp ca.
  2. Nội dung: Thực hành biểu diễn tốp ca.
  3. Sản phẩm:

- HS trình bày được hình thức hát tốp ca.

- HS so sánh được các hình thức biểu diễn tam ca, tốp ca.

- HS biết hòa quyện giọng hát để tạo nên sự phù hợp khi hát tốp ca.

- HS biểu diễn tốp ca phù hợp với nội dung, tính chất của tác phẩm.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hành biểu diễn tốp ca ca khúc Tình ca Tây Nguyên của nhạc sĩ Hoàng Vân (SHS Âm nhạc 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống).

- GV trình chiếu bản nhạc và hướng dẫn HS phân tích tác phẩm biểu diễn.

- GV yêu cầu một số HS trình bày về cấu trúc và nội dung của tác phẩm.

- GV cho HS xem video biểu diễn của ca khúc Tình ca Tây Nguyên.

https://youtu.be/ir-c7xCHGS0

- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm), phân tích, lên ý tưởng về cách biểu diễn ca khúc Tình ca Tây Nguyên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành phân tích tác phẩm biểu diễn Tình ca Tây Nguyên theo sự hướng dẫn của GV.

- HS thực hành phân tích, lên ý tưởng về cách biểu diễn Tình ca Tây Nguyên theo sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu một số HS trình bày về cấu trúc và nội dung của tác phẩm.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cách biểu diễn tác phẩm.

- GV mời đại diện HS xung phong biểu diễn tác phẩm Tình ca Tây Nguyên trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Thực hành biểu diễn tốp ca

* Phân tích tác phẩm biểu diễn Tình ca Tây Nguyên

- Ca khúc Tình ca Tây Nguyên được viết ở giọng Đô trưởng, nhịp 2/2, hình thức 3 đoạn.

- Đoạn 1 gồm 2 câu, câu 1 có 8 nhịp, câu 2 có 4 nhịp. Đoạn 2 gồm 2 câu, câu 1 có 8 nhịp, câu 2 có 10 nhịp. Đoạn 3 gồm 2 câu, câu 1 có 8 nhịp, câu 2 gồm 8 nhịp, đoạn kết bổ sung 5 nhịp.

- Ca khúc có tính chất khỏe khoắn, tươi sáng, hoan ca.

* Cách biểu diễn tác phẩm Tình ca Tây Nguyên

- Người thể hiện ca khúc Tình ca Tây Nguyên cần có chất giọng vang, sáng, khỏe khoắn, đặc biệt khi thể hiện những câu solo. Khi hát cùng nhau, âm thanh cần đạt sự hòa quyện, đều đặn. Các động tác thể hiện cần phù hợp với nội dung và tính chất của bài.

- Nét mặt tươi tắn, ánh mắt trong sáng, rạng ngời; các cử chỉ, động tác nhún nhảy đều đặn theo nhịp điệu của bài.

à Ví dụ: Đoạn 3, câu 1 (nhịp 1 – 8)

- Đoạn 1, nên chia thành 2 nhóm nhỏ. Nhóm 1 (nam) thể hiện câu 1, cơ thể chuyển động nhịp nhàng, khỏe khoắn, cánh tay dang rộng minh họa cảnh sắc thiên nhiên “trời”, “nước”; nhóm 2 (nữ) thể hiện câu 2, giao lưu giữa các thành viên bằng nét mặt và ánh mắt tươi tắn.

à Ví dụ: Đoạn 4, câu 1 (nhịp 13 – 20)

- Câu hát trên nên chọn 1 hoặc vài giọng nam có chất giọng tốt lĩnh xướng. Người lĩnh xướng chủ động giao lưu cùng khán giả và những bạn diễn, cánh tay nên dang rộng thể hiện cảnh sắc bạt ngàn của Tây Nguyên. Những người còn lại có thể hát bè, hát đuổi giai điệu. Tích cực giao lưu với bạn diễn bằng một số động tác giống nhau như: cùng đưa cánh tay rộng và xa, uốn lượn theo hình vòng cung để minh họa câu hát “những con đường đất đỏ, lượn vòng trên cao nguyên...”

à Ví dụ: Đoạn 3, câu 1 (nhịp 30 – 41)

- Trích đoạn trên nên thực hiện hát luân phiên, nhóm nam hát “hạt muối năm xưa... màu xanh hằng ngóng trông”, nhóm nữ hát “công trường tấp nập... nước theo anh về”.

à Ví dụ: Đoạn kết (nhịp 42 – 50)

- Câu hát trên nên cả 2 nhóm cùng thực hiện kết hợp hát bè, hát đuổi. Các cử chỉ, động tác cần linh hoạt, dứt khoát.

+ Tích cực giao lưu cùng bạn diễn và khán giả.

+ Trang phục truyền thống của Tây Nguyên phù hợp khi biểu diễn ca khúc này.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS biểu diễn thuần thục các tác phẩm được học ở hình thức tam ca, tốp ca.
  3. Nội dung: Thực hành biểu diễn tam ca, tốp ca.
  4. Sản phẩm: HS thể hiện được đúng phong cách, nội dung và tính chất của tác phẩm yêu cầu; tạo được sự hòa quyện về chất giọng hát tam ca, tốp ca.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm) và thực hành luyện tập.

- GV hướng dẫn HS thực hành các nội dung luyện tập:

+ Tại sao cần kết hợp hài hòa các cử chỉ, động tác khi biểu diễn ở hình thức hát tam ca, tốp ca?

+ Luyện tập biểu diễn tam ca, tốp ca với hai ca khúc Nét phấn thân thương và Tình ca Tây Nguyên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Vì hình thức tam ca, tốp ca là sự kết hợp tập thể, nếu không kết hợp hài hòa sẽ khiến bài hát bị rối, không hay.

- GV yêu cầu một số HS thể hiện phần trình diễn.

- GV yêu cầu một số HS nhận xét phần trình diễn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn và sửa lỗi của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học.
  3. Nội dung: Kết hợp một số động tác vũ đạo để biểu diễn ca khúc đã được học ở hình thức tam ca, tốp ca.
  4. Sản phẩm: HS thể hiện được đúng phong cách, nội dung và tính chất của ca khúc được yêu cầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Vận dụng một số động tác vũ đạo thể hiện một ca khúc em yêu thích ở hình thức hát tam ca hoặc tốp ca.

- GV hướng dẫn HS lên ý tưởng, tự xây dựng và luyện tập vũ đạo.

- GV yêu cầu HS quay lại video hoặc biểu diễn trực tiếp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lên ý tưởng, xây dựng và luyện tập vũ đạo cho ca khúc em yêu thích.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS xung phong biểu diễn bài hát em yêu thích.

- Các HS khác lắng nghe, quan sát, cổ vũ cho phần trình diễn của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV kết thúc bài học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Tự lên ý tưởng, xây dựng và luyện tập vũ đạo cho ca khúc em yêu thích.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Thực hành biểu diễn đồng ca, hợp xướng.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. KĨ NĂNG BIỂU DIỄN THANH NHẠC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. KĨ NĂNG BIỂU DIỄN NHẠC CỤ

Chat hỗ trợ
Chat ngay