Giáo án chuyên đề Địa lí 11 cánh diều chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (P2)

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập Địa lí 11 bộ sách cánh diều chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án chuyên đề Địa lí 11 cánh diều chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (P2)

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 11 cánh diều đủ cả năm

Hoạt động 4: Vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II.4 SGK tr.9, 10, kết hợp hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ:

+ Trình bày mục tiêu và vai trò của Ủy ban sông Mê công Việt Nam.

+ Nêu các hoạt động của Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của MRC.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về các hoạt động của Việt Nam đóng góp vào phát triển MRC:

Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Phiên họp Ủy ban Thường trực về Tài chính vào tháng 7-2014

Các đại biểu tham gia Hội thảo quốc tế trong khuôn khổ ASEM với chủ đề “Phối hợp hành động trong quản lý nguồn nước nhằm định hình Chương trình Nghị sự sau 2015” tại Bến Tre

Hội thảo kết quả nghiên cứu về quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả tác động của các dự án thủy điện dòng chính do Thứ trưởng Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng chủ trì

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV mở rộng kiến thức: Năm 1978, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam được thành lập để tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới nhằm mục đích sử dụng và khai thác hợp lí nguồn nước của sông Mê Công. Hiện nay, Ủy ban gồm Tiểu ban lưu vực sông Sê San – Srê Pôk, bảo đảm quản lí tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông, bảo đảm hài hòa các mối quan hệ thượng lưu – hạ lưu và quản lí các tác động xuyên biên giới thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2.4. Vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.

- Mục tiêu và vai trò:

+ Tích cực thúc đẩy phát triển bền vững, hợp tác giữa các quốc gia thành viên và giữa MRC với các đối tác đối thoại, các sáng kiến vùng, các đối tác phát triển.

+ Trực tiếp trao đổi về các dự án thuỷ điện dòng chính sông Mê Công.

+ Chủ động phối hợp triển khai các nghiên cứu đánh giá tác động của thuỷ điện dòng chính

+ Tham gia các công ước thế giới liên quan đến nguồn nước.

+ Thúc đẩy sự hợp tác với các quốc gia khác, đảm bảo an ninh nguồn nước, an ninh lương thực.

- Các hoạt động của Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của MRC:

+ Đăng cai Hội nghị Cấp cao lần thứ hai của MRC với chủ đề “An ninh nước, năng lượng, lược thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu của lưu vực sông Mê Công” vào tháng 4-2014.

+ Tổ chức phiên thảo luận về an ninh nguồn nước trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) vào tháng 7-2014.

+ Tổ chức hội thảo quốc tế trong khuôn khổ ASEM với chủ đề “Phối hợp hành động trong quản lí nguồn nước nhằm định hình Chương trình nghị sự sau năm 2015” vào tháng 6-2015.

+ Việt Nam đã yêu cầu các quốc gia thượng lưu vực tuân thủ quy định của Hiệp định Mê Công năm 1995 và các văn bản liên quan.

+ “Nghiên cứu chung về phát triển và quản lí bền vững lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả các tác động của thuỷ điện dòng chính” (hoàn thành cuối năm 2017).

+ Tích cực vận động các quốc gia khác tham gia Công ước, góp phần tăng cường pháp lí, tạo thuận lợi và phát triển bền vững nguồn nước sông Mê Công.

+ ....

Hoạt động 5: Các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu và đánh giá được các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục III.1 SGK tr.11-16 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu hợp tác về khai thác hải sản.

+ Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu hợp tác về khai thác dầu khí.

+ Nhóm 5 + 6: Tìm hiểu hợp tác về du lịch biển.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về khai thác ở Biển Đông:

+ Về khai thác hải sản:

+ Về khai thác dầu khí:

Việt Nam – Philippines: Hợp tác ứng phó sự cố tràn dầu trên biển

Đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị về sự cố tràn dầu xảy ra vào năm 2013 tại vịnh Thái Lan

+ Về hợp tác du lịch biển:

Hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long (Việt Nam)

Hoạt động du lịch Pattaya (Thái Lan)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) được thông qua năm 1982 với 107 quốc gia tham gia kí kết, trong đó có Việt Nam. Công ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16-11-1994 và trở thành một trong những văn kiện quốc tế quan trọng nhất của thế kỉ XX. Tính đến năm 2020, có 168 quốc gia đã phê chuẩn Công ước. UNCLOS ngày càng thể hiện vai trò và ý nghĩa quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, trật tự pháp lí trên biển, an toàn và tự do hàng hải, hàng không và thúc đẩy phát triển bền vững biển, đại dương.

+ Băng cháy là những lớp băng có chứa các loại khí thiên nhiên (Mê-tan – CH4) và nước bị vùi sâu dưới lòng đại dương. Băng cháy được đánh giá là nguồn nhiên liệu quan trọng trong tương lai đối với thế giới. Tuy nhiên, việc khai thác băng cháy một cách an toàn và hiệu quả là thách thức đối với nhiều quốc gia.

- GV chiếu video:

https://youtu.be/7hKKK0Qrgtg

https://youtu.be/8EY-Jjs4bv0

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Hợp tác hòa bình trong khai thác ở Biển Đông

3.1. Các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông

- Hợp tác khai thác hải sản: Trình bày bảng dưới hoạt động 5.

- Hợp tác về khai thác dầu khí: Trình bảng bày dưới hoạt động 5.

- Hợp tác về du lịch biển: Trình bày bảng dưới hoạt động 5.

 

 

MỘT SỐ HỢP TÁC VỀ KHAI THÁC HẢI SẢN CỦA CÁC QUỐC GIA/TỔ CHỨC Ở BIỂN ĐÔNG

 

Quốc gia/

Tổ chức

Nội dung hợp tác

Hội nghị Bộ trưởng Nông – Lâm nghiệp ASEAN

Tháng 11-2011, Hội nghị Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 33 tổ chức tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a) đã thông qua nghị quyết về nghề cá bền vững đối với an ninh lương thực cho khu vực ASEAN đến năm 2020.

Việt Nam, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a,

Phi-lip-pin, Thái Lan

Cả 6 quốc gia đều đã tham gia vào Uỷ ban Nghề cá Châu Á - Thái Bình Dương (APFIC) nhằm thúc đẩy việc sử dụng toàn diện và thích hợp các nguồn thuỷ sản sống thông qua phát triển và quản lí các hoạt động đánh bắt cá.

Ma-lai-xi-a, và Thái Lan

- Năm 1979, bản ghi nhớ về thiết lập quyền khai thác chung các nguồn lợi đáy biển, tại khu vực được xác định của thềm lục địa giữa hai quốc gia trong vịnh Thái Lan được kí kết.

- Năm 1990, kí kết thỏa thuận về thể chế và các vấn đề liên quan đến thiết lập Cơ quan có thẩm quyền chung.

Việt Nam và Cam-pu-chia

Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Cam-pu-chia có hiệu lực từ ngày 7-7-1982. Hiệp định đã tạo môi trường hòa bình, ổn định trên biển để ngư dân của hai nước khai thác thuỷ sản.

Việt Nam và Thái Lan

Tháng 6-2012, kí thỏa thuận tăng cường hợp tác về thuỷ sản.

Việt Nam và In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a

- Năm 2010, kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác nông nghiệp - thủy sản.

- Tháng 9-2018, nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác biển, xúc tiến thành lập cơ quan hợp tác để thảo luận, phát triển nghề cá, nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo hộ ngư dân.

-------------------------------Còn tiếp--------------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 11 cánh diều đủ cả năm

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Giáo án chuyên đề Địa lí 11 cánh diều chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (P1)
Giáo án chuyên đề Địa lí 11 cánh diều chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (P2)
Giáo án chuyên đề Địa lí 11 cánh diều chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (P3)

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH THÊ GIỚI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LÂN THỨ 4

Chat hỗ trợ
Chat ngay