Giáo án chuyên đề địa lí 11 cánh diều

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập địa lí 11 bộ sách cánh diều. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức địa lí 11 phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu cánh diều file word có thể chỉnh sửa dễ dàng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề địa lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 11 cánh diều

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề địa lí 11 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu khái quát về lưu vực sông Mê Công.
  • Trình bày được lí do ra đời mục tiêu của Uỷ hội sông Mê Công.
  • Giới thiệu được một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công.
  • Xác định được vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.
  • Nêu và đánh giá được các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển giao thông vận tải, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng Biển Đông.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức khoa học Địa lí: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian (Xác định được vị trí địa lí của sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ liên quan đến lưu vực sông Mê Công và Biển Đông; xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng trên bản đồ,...).
  • Tìm hiểu địa lí:

+ Sử dụng các công cụ Địa lí học: Đọc được bản đồ và rút ra nhận xét về lưu vực sông Mê Công, hệ thống đập thuỷ điện trên dòng chính sông Mê Công (năm 2020); đọc được biểu đồ và rút ra nhận xét về tỉ lệ diện tích lưu vực sông Mê Công theo quốc gia.

+ Khai thác internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, chọn lọc thông tin từ các trang web về nội dung chuyên đề.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế (tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu, tri thức về nội dung liên quan; liên hệ được thực tế địa phương, đất nước,... để làm sáng rõ kiến thức địa lí).
  1. Phẩm chất
  • Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, thái độ tôn trọng những giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của sông Mê Công; những hoạt động hợp tác ở Biển Đông và thái độ tôn trọng những quy định về hợp tác an ninh, quốc phòng trên Biển Đông
  • Hình thành tình yêu quê hương đất nước, có thái độ học tập nghiêm túc và tinh thần phát triển kinh tế cho đất nước và khu vực.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Chuyên đề học tập Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bản đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ lưu vực sông Mê Công, bản đồ Biển Đông...
  • Video, tranh ảnh về lưu vực sông Mê Công, Uỷ hội sông Mê Công, các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Công, Biển Đông.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Chuyên đề học tập Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về lưu vực sông Mê Công, Biển Đông với chuyên đề.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc toàn lớp, yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của bản thân về lưu vực sông Mê Công hoặc Biển Đông.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

- GV gọi HS liệt kê các quốc gia có sông Mê Công chạy qua, các quốc gia có chung Biển Đông....

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

+ Sông Mê Công chảy qua Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam

+ Các quốc gia chung biển Đông: Thái Lan, Thái Lan, Cam-pu-chia, Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia,…

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Đông Nam Á nằm ở phía đông nam của châu Á. Đây là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là nơi sinh sống của hàng trăm triệu người thuộc 11 quốc gia. Các quốc gia Đông Nam Á đã có nhiều hợp tác trong việc giải quyết vấn đề chung của khu vực, nổi bật là các vấn đề về sông Mê Công và Biển Đông. Những hợp tác đó được biểu hiện như thế nào và vai trò của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề chung ra sao?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chuyên đề 11: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Lưu vực sông Mê Công

  1. Mục tiêu: Nêu được khái quát lưu vực sông Mê Công
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu khái quát lưu vực sông Mê Công
  3. Sản phẩm học tập: Khái quát lưu vực sông Mê Công
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và giao nhiệm vụ Đọc thông tin mục 1 và hình 1.1, 1.2, kết hợp hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học, hãy:

+ Xác định vị trí của lưu vực sông Mê Công trên bản đồ.

+ Nêu khái quát về lưu vực sông Mê Công (vị trí, phạm vi và đặc điểm lưu vực).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, dựa vào thông tin và các hình để hoàn thành nhiệm vụ theo suy nghĩ, hiểu biết của mình.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ ý kiến

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV mở rộng kiến thức: Sông Mê Công khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam có tên gọi là sông Cửu Long. Sông Cửu Long có hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu. Ngoài ra, sông Sê San và Srê Pôk là hai nhánh của sông Mê Công chảy vào vùng Tây Nguyên nước ta.

https://www.youtube.com/watch?v=tKQkI3E90M4&t=35s

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Lưu vực sông Mê Công

- Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng (Trung Quốc), chảy qua 6 quốc gia là: Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam và đổi ra Biển Đông.

- Sông Mê Công dài nhất Đông Nam Á, dài hơn 4700 km, diện tích lưu vực gần 800 000 km2. Phần thượng lưu vực sông Mê Công thuộc lãnh thổ của Trung Quốc và Mi-an-ma. Phần hạ lưu vực thuộc lãnh thổ của Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam.

- Chế độ nước của sông Mê Công thay đổi phụ thuộc vào chế độ mưa.

- Đa dạng sinh học lớn thứ hai thế giới (sau lưu vực sông A-ma-dôn), hàng nghìn loài động, thực vật và các hệ sinh thái rừng phong phú (rừng thường xanh, rừng cây rụng lá, cây bụi, rừng ngập mặn,...).

- Dân số: có hơn 65 triệu người sinh sống ở hạ lưu, thuộc hơn 100 dân tộc khác nhau, có nền văn hoá đa dạng.

- Đô thị hoá nhanh.

- Các hoạt động kinh tế đa dạng: trồng trọt, thuỷ sản, giao thông đường thuỷ, thuỷ điện, du lịch

 

Hoạt động 2: Uỷ hội sông Mê Công

  1. Mục tiêu: Trình bày được lí do ra đời, mục tiêu của Uỷ hội sông Mê Công.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu lí do ra đời, mục tiêu của Uỷ hội sông Mê Công.
  3. Sản phẩm học tập: Lí do ra đời, mục tiêu của Uỷ hội sông Mê Công.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ Đọc thông tin mục 2, kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy trình bày lí do ra đời và mục tiêu hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, trao đổi với bạn, dựa vào thông tin mục 2 và hiểu biết của bản thân để trình bày theo suy nghĩ của mình.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

2: Uỷ hội sông Mê Công

- Lí do ra đời:

+ Các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Công đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: biến đổi khí hậu, tác động của các công trình thuỷ điện, nguồn thuỷ sản cạn kiệt do khai thác chưa hợp lí, gia tăng dân số quá mức,....

- Năm 1995, Uỷ hội sông Mê Công (MRC) được thành lập gồm các quốc gia thành viên là Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam

- Mục tiêu:

+ Thúc đẩy hợp tác quản lí, phát triển nước và các nguồn tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công nhằm khai thác hết tiềm năng, mang lại lợi ích bền vững cho tất cả các quốc gia trong lưu vực.

+ Hoạt động vì sự phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước trong khu vực thông qua đối thoại và hợp tác.

+ Diễn đàn ngoại giao về nước để chính phủ bốn quốc gia thương lượng và chia sẻ những lợi ích chung về tài nguyên nước.

+ Đầu mối tri thức về quản lí lưu vực dựa trên các hướng dẫn, công cụ kĩ thuật và các số liệu khoa học.

+ Hợp tác với các nước ngoài khu vực để khai thác hiệu quả dòng chảy sông Mê Công

 

Hoạt động 3: Một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê công

  1. Mục tiêu: Giới thiệu được một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công.
  3. Sản phẩm học tập: Một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- - GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, dạy học trực quan, nghiên cứu trường hợp điển hình kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn" để tổ chức hoạt động dạy học.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (nhóm tối ưu 4 HS) và thực hiện thảo luận theo các nội dung sau:

+ Các nhóm chẵn: tìm hiểu về hoạt động của các quốc gia trong Uỷ hội sông Mê Công (kết hợp nghiên cứu trường hợp diễn hình ở một hoạt động cụ thể)

+ Các nhóm lẻ: tìm hiểu hoạt động của các quốc gia Uỷ hội sông Mê Công với các quốc gia có liên quan (kết hợp nghiên cứu trường hợp điển hình ở một hoạt động cụ thể).

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình và thảo luận cùng nhóm. Kết thúc thảo luận, các HS ghi lại ý kiến chung của nhóm về nội dung câu hỏi vào giấy khổ lớn (như giấy A0)

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một số HS các nhóm dán kết quả của mình lên bảng. Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV mở rộng kiến thức: Dự án Quản lí tài nguyên nước lưu vực sông Sê San Srê Pôk là một trong năm sáng kiến song phương của MRC nhằm giúp Việt Nam và Cam-pu-chia giải quyết các vấn đề về quản lí và quy hoạch tài nguyên nước xuyên biên giới. Dự án sẽ thúc đẩy các hành động phối hợp nhằm hạn chế tác động của lũ quét, hạn hán, suy giảm lượng đánh bắt cá, thay đổi dòng chảy sông, ô nhiễm, mất đa dạng sinh học và những vấn đề khác tác động đến cộng đồng địa phương ở cả hai quốc gia.

- GV chiếu video:

https://www.youtube.com/watch?v=z_M8gFYjQS0

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

3. Một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê công

- Thông qua Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lí tổng hợp tài nguyên nước cho các giai đoạn (2011 – 2015, 2016 – 2020, 2021 – 2030) và các Chiến lược ngành cho hầu hết các lĩnh vực hợp tác như: môi trường, thuỷ sản, lũ, hạn, thuỷ điện, giao thông đường thuỷ, biến đổi khí hậu.

- Hoàn thành xây dựng bộ quy chế sử dụng nước, bao gồm năm thủ tục là:

+ Trao đổi và chia sẻ thông tin số liệu.

+ Giám sát sử dụng nước.

+ Duy trì dòng chảy trên dòng chính.

+ Chất lượng nước và các hướng dẫn kĩ thuật để thực hiện.

- Nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá hệ thống giám sát số lượng và chất lượng nước; giám sát nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng sinh học và vận chuyển phù sa bùn cát trên dòng chính sông Mê Công.

- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan cho toàn lưu vực.

- Xây dựng bộ công cụ phân tích, đánh giá và lựa chọn các kịch bản phát triển của lưu vực.

- Hoàn thành dự án “Nghiên cứu chung về quản lí và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả tác động của các dự án thuỷ điện dòng chính” (giai đoạn 2015 – 2017), góp phần tạo căn cứ khoa học cho việc ra những quyết định liên quan đến hoạt động phát triển lưu vực của các quốc gia ven sông.

- Tăng cường tính tự chủ của MRC cả về tài chính và kĩ thuật thông qua chính sách tăng mức đóng góp hằng năm của các quốc gia thành viên.

- Tăng cường đối thoại giữa các quốc gia thành viên MRC và giữa MRC với các đối tác đối thoại, đối tác phát triển, các cơ chế hợp tác vùng (Mê Công - Lan Thương, Mê Công - Hoa Kỳ, Mê Công - Nhật Bản, Mê Công - Hàn Quốc,....) để tranh thủ nguồn lực và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

 

Hoạt động 4: Vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.

  1. Mục tiêu: Xác định được vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.
  3. Sản phẩm học tập: Vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc phần 4, kết hợp hiểu biết của bản thân, nêu khái quát các biểu hiện về vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, tìm các ví dụ minh hoạ vai trò của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số HS đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

4. Vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.

- Tích cực thúc đẩy phát triển bền vững, hợp tác giữa các quốc gia thành viên và giữa MRC với các đối tác đối thoại, các sáng kiến vùng, các đối tác phát triển

- Trực tiếp trao đổi về các dự án thuỷ điện dòng chính sông Mê Công.

- Chủ động phối hợp triển khai các nghiên cứu đánh giá tác động của thuỷ điện dòng chính

- Tham gia các công ước thế giới liên quan đến nguồn nước.

- Thúc đẩy sự hợp tác với các quốc gia khác, đảm bảo an ninh nguồn nước, an ninh lương thực.

 

Giáo án chuyên đề địa lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 11 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án địa lí 11 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay