Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề

Giáo án chuyên đề bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề sách chuyên đề học tập vật lí 10 kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Xem: => Giáo án vât lí 10 kết nối tri thức (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: GIỚI THIỆU CÁC ỨNG DỤNG CỦA VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ (4 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong một số lĩnh vực: Quân sự; Công nghiệp hạt nhân; Khí tượng; Nông nghiệp, Lâm nghiệp; Tài chính; Điện tử; Cơ khí, tự động hóa; Thông tin, truyền thông.
  • Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức vật lí: Hiểu biết và nhận thức về Vật lí có ía trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  1. Phẩm chất
  • Có sự hiểu biết, yêu thích và hứng thú với vật lí học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Các đoạn video về thí nghiệm vật lí hoặc các hiện tượng vật lí thú vị, các phát minh, sáng chế lấy trên internet.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, khơi gợi sự kích thích, tò mò của HS.
  3. Nội dung: GV cho HS xem video clip về một số ngành nghề có ứng dụng của Vật lí ; HS quan sát video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ngành nghề có ứng dụng của Vật lí.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS tìm hiểu về ứng dụng vật lí chụp X quang với ngành nghề bác sĩ.

https://www.youtube.com/watch?v=NaurpSlqUek

- GV đặt vấn đề: Vật lí học có đóng góp to lớn vào khoa học công nghệ, các tiến bộ kĩ thuật được ứng dụng nhiều ngành nghề. Vật lí có vai trò như thế nào với các ngành nghề trong xã hội?

- HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vấn đề: Chuyên đề này giúp chúng ta tìm hiểu ứng dụng vật lí trong một số ngành nghề: quân sự và công nghiệp quốc phòng, công nghệ hạt nhân, nông nghiệp, lâm nghiệp, thậm chí trong tài chính. Chúng ta cùng vào Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề.

TIẾT 1

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong quân sự

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được ứng dụng vật lí trong lĩnh vực quân sự và đưa ra được cảm nghĩ của mình về lĩnh vực này.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu mục I, nghiên cứu trả lời câu hỏi 1,2.
  3. Sản phẩm học tập:

- HS nhận biết được vật lí là môn KHTN, có ứng dụng quan trọng đối với lĩnh vực quân sự.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 và đặt câu hỏi :

Em có nhận xét gì về những hình ảnh cô vừa chiếu ?

- GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi 1 :

Câu hỏi 1 : Từ xa xưa, con người đã sử dụng các máy cơ như thế nào trong quân sự ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi ứng dụng của vật lí trong quân sự.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Ứng dụng của vật lí trong quân sự

Trả lời Câu hỏi 1:

- Từ thời xưa, con người đã chế tạo ra các loại vũ khí, vật dụng nhờ ứng dụng của vật lí.

- Cung và máy bắn tên là loại vũ khí sử dụng lực đàn hồi.

- VD : Máy bắn đá Trebuchet hoạt động bằng nguyên lí cơ học về lực đòn bẩy.


- Nhiều nghiên cứu về phát triển các loại vũ khí nhờ ứng dụng các đột phá trong nghiên cứu vật lí học như : chế tạo súng máy, đại bác cỡ lớn, máy bay, các loại súng trường mới, lựu đạn, ngư lôi, tàu ngầm, xe tăng và các loại vũ khí mới,…

VD : Khẩu sứng trường AK – 47 Alpha do Israel sản xuất được cải tiến dựa trên thiết kế cơ bản của khẩu AK – 47 trứ danh, được vận dụng nguyên lí của vaatjn lí làm giảm 70% lực giật về phía sau và nảy lên của súng khi bắn.

- Định luật bảo toàn động lượng và các nguyên lí của cơ học chất lưu, khó học vật liệu, điện tử đã được áp dụng trong chế tạo các máy bay chiến đấu phản lực có tốc độ cao, tốn ít năng lương, có thêm nhiều tính năng mới.

VD : Máy bay tiêm kích Sukhoi Su – 57 của Nga được thiết kế để có khả năng bay rất nhanh, cơ động, có khả năng tàng hình và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến vượt trội các máy bay chiến đấu thế hệ trước.

- James Clerk Maxwell đã phát hiện ra sự tồn tại của sóng điện từ, xây dựng lí thuyết về sự truyền sóng điện từ. Bức xạ điện từ giữ một vai trò lớn trong quân sự, đặc biệt là dùng trong radar, radio và laser.

VD : Tổ hợp radar cơ động Sopka của Nga sản xuất năm 2014, giúp phát hiện các mục tiêu khi động lực học và đạn đạo ở độ cao trung bình và độ cao lớn.

- Đối với hải quân, các tàu chiến, tàu ngầm được thiết kế dựa trên nguyên lí hoạt động của vật lí như định luật Archimedes ( Ác – xi – mét), nguyên lí Pascal ( Pa – xcan),…

VD : Tàu ngầm Kilo 186 Đà Nắng của Quân đội nhân dân Việt Nam
.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong công nghiệp hạt nhân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,
  • HS biết phân loại các phản ứng hạt nhân
  • Viết được các mặt lợi và hại khi sử dụng phản ứng hạt nhân trong đời sống
  • Nếu được các ứng dụng của phản ứng hạt nhân trong một số lĩnh vực
  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận,

- HS định nghĩa phản ứng phân hạch và nhiệt hạch

- HS tìm hiểu phản ứng hạt nhân có lợi và hại như thế nào

- HS tìm hiểu qua sách báo, internet ứng dụng của phản ứng hạt nhân trong công nghệ, nông nghiệp, y học,.....

  1. Sản phẩm học tập:

- HS định nghĩa phản ứng nhiệt hạch và phân hạch

- Phản ứng hạt nhân có lợi : Tạo ra nguồn năng lượng lớn

- Phản ứng hạt nhân có hại : Tạo chất thải nguy hại cho môi trường, khi vận hành có thể có nhiều rủi ro

- Phản ứng hạt nhân được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp và y tế, …

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về lịch sử phát triển của vật lí hạt nhân.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thế giới ngày càng tăng. Việc tạo ra năng lượng hạt nhân từ các lò phản ứng và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình đã trở nên cấp thiết.

- GV yêu cầu HS định nghĩa về phản ứng nhiệt hạch và phân hạch.

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 HS) điền vào bảng so sánh giữa mặt có lợi và có hại khi sử dụng năng lượng hạt nhân trong một số lĩnh vực.

Có lợi

Có hại

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và điền vào bảng so sánh giữa mặt có lợi và có hại khi sử dụng năng lượng hạt nhân trong một số lĩnh vực.

- HS thảo luận theo nhóm, trình bày vào bảng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS một số nhóm lên trình bày nội dung hoàn thành của nhóm mình

- GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

II. Ứng dụng của vật lí trong công nghệ hạt nhân

Định nghĩa phản ứng nhiệt hạch và phân hạch :

- Năng lượng hạt nhân hay năng lượng nguyên tử là một dạng năng lượng được giả phóng khi hạt nhân nguyên tử bị tách ra thành nhiều hạt nhân nhỏ hơn gọi là phản ứng phân hạch. Các hạt nhân nhỏ hợp nhất thành hạt nhân lớn hơn được gọi là phản ứng nhiệt hạch.

Bảng so sánh mặt có lợi và hại khi sử dụng năng lượng hạt nhân

Có lợi

Có hại

- Tạo ra nguồn năng lượng lớn.

- Trong y học : chế tạo thiết bị đo và chuẩn đoán hình ảnh tìm các khối u, điều trị bệnh.

- Trong công nghiệp :chế tạo hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm.

- Trong nông nghiệp : Cải tạo giống cây trồng, khử trùng, bảo quản thực phẩm,…

- Trong nghiên cứu tự nhiên : Nghiên cứu tình trạng biến đổi và ô nhiễm môi trường đất, nước, biển, không khí.

- Trong nghiên cứu khảo cổ : Xác định độ tuổi của cổ vật.

- Tạo ra chất thải nguy hại môi trường

- Quá trình vận hành có nhiều rủi ro và sự cố

TIẾT 2, 3, 4:

Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật điện tử

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS hiểu được thế nào là kĩ thuật điện tử

- Kể tên được một số linh kiện điện tử

- Nhận biết được một số linh kiện điện tử trên các bản mạch điện tử.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu định nghĩa kĩ thuật điện tử và các linh kiện điện tử như: điot, bán dẫn, điện trở...
  2. Sản phẩm học tập: HS thảo luận về những vấn đề:

- Định nghĩa kĩ thuật điện tử

- Các linh kiện điện tử được sưu tầm

- Tìm kiếm và so sánh các loại chíp khác nhau.

  1. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm hiểu định nghĩa về kĩ thuật điện tử.

- GV yêu cầu HS kể tên các thiết bị, linh kiện điện tử và tác dụng của các linh kiện này.

- GV đưa ra các câu hỏi:

Câu 1: Vật lí có vai trò gì trong sản xuất các linh kiện điện tử, đặc biệt là các chip điện tử?

Câu 2: Các thiết bị điện tử có vai trò gì trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS một lên trình bày

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật điện tử

- Kĩ thuật điện tử là nghiên cứu và sử dụng các thiết bị điện hoạt động dựa theo sự điều khiển của dòng điện.

- Các linh kiện điện tử như điot, led giúp điều kiển, xử lí, phân phối nguồn điện. Giúp tạo ra và xác định trường điện từ và dòng điện.

Trả lời câu hỏi 1: Vật lí có vai trò quan trọng trong sản xuất các linh kiện điện tử, đặc biệt là các chip điện tử:

- Các linh kiện điện tử được nghiên cứu và chế tạo được tích hợp trên các vi mạch, nó có thể là các điện trở, các diode bán dẫn để tạo thành các mạch điện tử, được lắp ghép vào trong các thiết bị điều khiển từ xa, các thiết bị điện tử hiện đại.

- Chip là một bộ phận hoạt động như trung tâm truyền thông và điều khiển, quyết định sức mạnh của hệ thống điện tử. Đóng vai trò giống như bộ não của con người, điều khiển mọi hoạt động của thiết bị.

Trả lời câu hỏi 2: Các thiết bị điện tử có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:

- Cho phép nghiên cứu chế tạo máy tính lượng tử, giúp máy tính hoạt động nhanh hơn, giải quyết được các vấn đề phức tạp một cách nhanh chóng.

- Cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 với xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo, các thiết bị điện tử sẽ góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu, chế tạo robot thông minh,…

Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong cơ khí, tự động hóa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu về ứng dụng của vật lí trong cơ khí, tự động hóa và những ưu điểm, nhược điểm của chúng.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu và mô tả được các ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong cơ khí, tự động hóa .
  3. Sản phẩm học tập: HS mô tả các ứng dụng vật lí trong cơ khí, tự động hóa.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm hiểu định nghĩa về kĩ thuật cơ khí.

- GV đưa ra các câu hỏi:

Hãy tìm hiểu những ứng dụng của vật lí trong cơ khí, tự động hóa và đánh giá triển vọng cũng như tác động của ngành này đối với khoa học và đời sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS một lên trình bày

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Ứng dụng của vật lí trong cơ khí, tự động hóa

- Kĩ thuật cơ khí là một ngành kĩ thuật ứng dụng các nguyên lí vật lí, kĩ thuật và khoa học vật liệu để thiết kế, chế tạo và bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí.

Trả lời câu hỏi :

- Ứng dụng của vật lí trong cơ khí, tự động hóa:

+ Máy hơi nước của James Watt tạo nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 tại nước Anh.

+ Hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa của các nhà máy, xí nghiệp: sản xuất ô tô tự lái, robot trí tuệ nhân tạo.

+ Sự phát triển của vật lí bán dẫn, nền tảng để chế tạo các thiết bị điều khiển thông minh, vận hành các thiết bị tự động.

- Triển vọng cũng như tác động của ngành này đối với khoa học và đời sống:

+ Cơ khí có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra thiết bị, chế tạo máy và công cụ cho mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện để các ngành này phát triển tốt hơn. Ngành này cũng tác động trực tiếp tới chất lượng cuộc sống, sự tiện dụng của tất cả mọi người. Nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM năm 2019 cho thấy nhu cầu đối với nhóm ngành Cơ khí - Luyện kim - Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động.

+ Lĩnh vực tự động hóa và robot là một trong những công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bao trùm nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng an ninh, trong hàng không vũ trụ, y học… Việc làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo, tích hợp và phát triển ứng dụng robot, xây dựng hình thành một nền công nghiệp robot là điều cần thiết góp phần giúp Việt Nam theo kịp cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hoạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong thông tin, truyền thông

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu về ứng dụng của vật lí trong thông tin, truyền thông và những ưu điểm, nhược điểm của chúng.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu và mô tả được các ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong thông tin, truyền thông.
  3. Sản phẩm học tập: HS mô tả các ứng dụng vật lí trong thông tin, truyền thông.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra các câu hỏi:

Câu 1: Vật lí có vai trò gì trong sự phát triển của thông tin và truyền thông?

Câu 2: Những ứng dụng của vật lí trong thông tin, truyền thông và đánh giá triển vọng cũng như tác động của ngành này đôi với khoa học và đời sống như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS một lên trình bày

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

V. Ứng dụng của vật lí trong thông tin, truyền thông

Trả lời câu hỏi 1: Vật lí có vai trò cực kì quan trọng trong sự phát triển của thông tin và truyền thông:

+ Ngành vật lí vô tuyến nghiên cứu các quá trình liên quan đến sự dao động điện từ và sóng vô tuyến. Từ đó, thiết kế các bộ thu phát vô tuyến dựa theo nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

+ Ngành vật lí kỹ thuật và điện tử là ngành khoa học cung cấp khối kiến thức nền tảng về Vật lý ứng dụng và Điện tử - là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, xây dựng các mạch điện tử để tạo ra và tối ưu hóa các giải pháp kỹ thuật; đã chế tạo các thiết bị điện hữu dụng trong khoa học và cuộc sống thường nhật như màn hình tinh thể lỏng, tivi thông minh, điện thoại thông minh, …

+ Cùng với sự phát triển của các ngành khác như: điện tử - công nghệ viễn thông, quang học, …. Đã góp phần trong sự phát triển của thông tin và truyền thông.

Trả lời câu hỏi 2:

- Ứng dụng của vật lí trong thông tin, truyền thông:

+ Hệ thống định vị GPS,

+ Các thế hệ điện thoại thông minh,

+ Các thế hệ mạng internet không dây,

+ Hệ thống các vệ tinh nhân tạo,

+ Các thiết bị giám sát, theo dõi sức khỏe, xe tự lái.

- Triển vọng và tác động của ngành này đối với khoa học xã hội và đời sống:

+ Hiện nay, ngành Vật lý được ứng dụng rất nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngành Công nghệ hạt nhân rất có giá trị trong nền kinh tế quốc dân: ngành năng lượng hạt nhân để phục vụ nhu cầu điện hạt nhân trong tương lai của đất nước; ngành khoa học Vật liệu mới, trong đó có khoa học và công nghệ nano được Nhà nước liệt kê là một trong những ngành khoa học mũi nhọn của đất nước.

+ Với sự đa dạng các ngành trong lĩnh vực Vật lí góp phần phát triển, nâng cao đời sống của con người cả về công việc lẫn các nhu cầu giải trí; giúp con người nghiên cứu được những chuyển động, biến đổi ngoài phạm vi trái đất nhờ hệ thống các vệ tinh nhân tạo chụp ảnh gửi về các trạm nghiên cứu.

Hoạt động 6: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong khí tượng, thủy văn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS phát triển khả năng tự tìm hiểu về việc sử dụng các kiến thức vật lí trong khí tượng, thủy văn ở địa phương cũng như trên thế giới.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và mô tả được các ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn.
  2. Sản phẩm học tập: HS mô tả các ứng dụng vật lí trong khí tượng, thủy văn thông qua tìm hiểu sgk và các phương tiện truyền thông khác.
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra các câu hỏi:

Câu 1: Vì sao phải nghiên cứu khí tượng, thủy văn?

Câu 2: Vật lí có vai trò gì trong xác định hải lưu, sóng biển, thủy triều?

Câu 3: Vật lí có vai trò gì trong xác định hải lưu, sóng biển, thủy triều?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS một lên trình bày

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

VI. Ứng dụng của vật lí trong khí tượng, thủy văn

- Khí tượng, thủy văn là ngành có vai trò quan trọng trong xu thế phát triển kinh tế xã hội nhằm ứng phó với các vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán,...

Trả lời câu hỏi 1:

Chúng ta cần nghiên cứu khí tượng, thủy văn để ứng phó với các vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán.

Trả lời câu hỏi 2:

Vật lí có vai trò rất quan trọng trong công tác dự báo thời tiết.

+ Nhờ một số mô hình vật lí – toán học cho dữ liệu lớn (big data), kết hợp với những siêu máy tính hiện đại đã mô phỏng các quá trình của thời tiết theo các định luật Vật lí để đưa ra những dự báo sớm và chính xác các thiên tai tiềm ẩn.

+ Sự phát triển của vệ tinh nhân tạo và công nghệ chụp ảnh viễn thám cho phép chụp ảnh Trái Đất từ không gian với độ phân giải cao, việc sử dụng ảnh viễn thám kết hợp với mô hình thủy văn để đánh giá những biến động của các đối tượng trên bề mặt Trái Đất cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định các thông số của mô hình thủy văn, dự báo thời tiết và đánh giá sự biến đổi khí hậu.

Trả lời câu 3:

+ Hải lưu là sự chuyển động theo mùa của nước biển được tạo ra bởi các lực tác động lên dòng chảy trung bình này, chẳng hạn như gió, hiệu ứng Coriolis, sóng vỡ, sự chênh lệch nhiệt độ và độ mặn.

+ Sóng biển là các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương. Chúng thường được tạo ra do tác dụng của gió, nhưng đôi khi cũng do các hoạt động địa chấn. Các phân tử nước biển tham gia vào chuyển động sóng chỉ xoay vòng tại chỗ và có ít chuyển động tịnh tiến theo hướng lan truyền của sóng; tuy rằng một lượng năng lượng lớn có thể được lan truyền theo sóng.

+ Thủy triều là do lực hấp dẫn của Trái Đất và Mặt trăng.

Do vậy, chúng thuộc đối tượng nghiên cứu của vật lí. Do đó, vật lí có vai trò quan trọng trong việc xác định hải lưu, sóng biển, thủy triều.

+ Giúp con người biết được quy luật vận động của chúng;

+ Đưa ra các biện pháp phù hợp về sự thay đổi của con nước, dòng hải lưu để có cái nhìn khách quan, tác động của môi trường; đưa ra các giải pháp thiết kế các công trình, đê, kè chắn sóng, nước biển dâng, … góp phần ổn định đời sống người dân.

Hoạt động 7: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong nông nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS phát triển khả năng tự tìm hiểu về việc sử dụng các kiến thức vật lí trong nông nghiệp tại địa phương cũng như trên thế giới.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và mô tả được các ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong lĩnh vực nông nghiệp.
  2. Sản phẩm học tập: HS mô tả các ứng dụng vật lí trong nông nghiệp thông qua tìm hiểu sgk và các phương tiện truyền thông khác.
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra các câu hỏi:

Những ứng dụng của vật lí trong nông nghiệp là gì và triển vọng cũng như tác động của vật lí đối với nông nghiệp thông minh như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS một lên trình bày

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

VII. Ứng dụng của vật lí trong nông nghiệp

Trả lời câu hỏi :

- Ứng dụng của vật lí trong nông nghiệp:

+ Công nghệ nano được áp dụng để tăng hiệu quả và an toàn của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật làm tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm của cây lương thực, thời gian dự trữ rau quả, tạo tính chín sớm của cây trồng.

+ Công nghệ nhà kính được áp dụng phổ biến nhất trong nông nghiệp để tạo môi trường ổn định cho cây trồng, vật nuôi, chống côn trùng, bệnh tật lây lan,… cho năng suất cao gấp nhiều lần so với nuôi trồng trong môi trường ngoài trời.

+ Chiếu xạ là phương pháp sử dụng bức xạ nhằm tiêu diệt các vi sinh vật còn tồn dư trong sản phẩm nông nghiệp, nhờ đó ngăn chặn sự lây lan của vi sinh vật và làm chậm hay loại bỏ mọc mầm hoặc chín, hỏng.

+ Công nghệ hạt nhân sử dụng phương pháp chiếu xạ để tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao, tăng thời gian dự trữ rau quả, …

- Các máy nông nghiệp tự động có gắn camera, hệ thống định vị và điều hướng, kết nối internet, radar sẽ làm giảm đáng kể sức lao động của con người trong trồng trọt, thu hoạch, làm tăng năng suất và hiệu quả của sản suất nông nghiệp.

Hoạt động 8: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong lâm nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS phát triển khả năng tự tìm hiểu về việc sử dụng các kiến thức vật lí trong lâm nghiệp tại địa phương cũng như trên thế giới.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và mô tả được các ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong lĩnh vực lâm nghiệp.
  2. Sản phẩm học tập: HS mô tả các ứng dụng vật lí trong lâm nghiệp thông qua tìm hiểu sgk và các phương tiện truyền thông khác.
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra các câu hỏi:

Hãy tìm hiểu những ứng dụng của vật lí trong lâm nghiệp và đánh giá triển vọng cũng như tác động của ngành này đối với khoa học và đời sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS một lên trình bày

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

VIII. Ứng dụng của vật lí trong lâm nghiệp

Trả lời câu hỏi :

- Ứng dụng của vật lí trong lâm nghiệp:

+ Các hệ thống cảm biến giúp phân tích nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc độ gió, ... cung cấp dữ liệu cũng như cảnh báo đến các điểm báo cháy tự động.

+ Nhờ ứng dụng công nghệ viễn thám, việc theo dõi tài nguyên rừng được triển khai thuận lợi và có độ chính xác cao, không tốn nhiều thời gian, công sức khảo sát hiện trường, thông qua ảnh chụp xác định được sự thay đổi của rừng.

+ Công nghệ laser ứng dụng trong chế biến lâm sản có năng suất và tính an toàn cao. Đặc biệt, ứng dụng kĩ thuật CNC (điều khiển bằng máy tính) trong sản xuất đồ gỗ, nội thất, đồ gỗ xây dựng tạo ra thành phẩm có sự đồng nhất và độ chính xác cao giúp tiết kiệm nguyên liệu đầu vào.

- Triển vọng cũng như tác động của ngành này đối với khoa học và đời sống: Khi áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất giúp nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng và nghề rừng, trên cơ sở kinh doanh rừng bền vững. Góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống của các dân tộc, không ngừng nâng cao vai trò nguồn lực con người.

Hoạt động 9: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong tài chính

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS phát triển khả năng tự tìm hiểu về việc sử dụng các kiến thức vật lí trong tài chính.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS mô tả được các ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí tài chính.
  2. Sản phẩm học tập: HS dựa trên những ứng dụng có thể đưa ra các đánh giá về triển vọng cũng như tác động của ngành này đối với khoa học và đời sống
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra các câu hỏi:

Hãy tìm hiểu những ứng dụng của vật lí trong kinh tế và đánh giá triển vọng cũng như tác động của ngành này đối với khoa học và đời sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS một lên trình bày

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

VIII. Ứng dụng của vật lí trong lâm nghiệp

Trả lời câu hỏi :

- Ứng dụng của vật lí trong kinh tế đã được bắt đầu bởi một số nhà vật lí làm việc trong lĩnh vực cơ học thống kê. Kết hợp các mô hình lí thuyết với dữ liệu thực nghiệm, họ đã thử áp dụng các công cụ và phương pháp từ vật lí vào kinh tế.

Ví dụ: Mô hình lực hấp dẫn trong kinh tế học quốc tế, tương tự như mô hình lực hấp dẫn trong vật lí, việc trao đổi thương mại song phương giữa hai quốc gia phụ thuộc vào quy mô của hai nền kinh tế và khoảng cách giữa các quốc gia, được biểu diễn bằng công thức: 

 - Đánh giá triển vọng và tác động của ngành kinh tế đối với khoa học và đời sống: Nhờ ứng dụng Vật lí vào kinh tế đã đưa ra những dự báo, kế hoạch, dự định tương lai cho nền kinh tế, tài chính dựa vào các mô hình tương tự trong vật lí góp phần phát triển kinh tế toàn diện, cải thiện đời sống con người.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học và kiến thức hiểu biết SGK, kiến thức tìm hiểu trên báo chí và internet.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi GV đưa ra dựa trên kiến thức đã được tìm hiểu.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Máy hơi nước do James Watt chế tạo là dựa vào kết quả nghiên cứu về:

  1. Nhiệt.
  2. Động cơ.
  3. Năng lương.

Câu 2. Những ứng dụng thành tựu Vật lí vào công nghệ:

  1. Chỉ mang lại lợi ích cho nhân loại.
  2. Có thể gây ô nhiễm môi tường và hủy hoại hệ sinh thái nếu không được sử dụng đúng phương pháo, đúng mục đích.
  3. Không mang lại lợi ích cho nhân loại mà còn gây ô nhiễm môi tường và hủy hoại hệ sinh thái.

Câu 3. Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 300 (m/s) thì nổ và vỡ thành hai mảnh có khối lượng lần lượt là 15kg và 5kg. Mảnh to bay theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 400 (m/s). Hỏi mảnh nhỏ bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu? Bỏ qua sức cản không khí.

  1. 3400m/s; α = 200 B. 2400m/s; α = 300
  2. 1400m/s; α = 100 D. 5400m/s; α = 200

Câu 4. Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 50 m/s ở độ cao 125 m thì nổ vỡ làm hai mảnh có khối lượng lần lượt là 2 kg và 3kg. Mảnh nhỏ bay thẳng đứng xuống dưới và rơi chạm đất với vận tốc 100m/s. Xác định độ lớn và hướng vận tốc của 2 mảnh ngay sau khi đạn nổ. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2.

Câu 5. Một khẩu pháo có khối lượng m1 = 130kg được đặt trên một toa xe nằm trên đường ray biết toa xe có khối lượng m2 = 20kg khi chưa nạp đạn. Viên đạn được bắn ra theo phương nằm ngang dọc theo đường ray biết viên đạn có khối lượng m3 = lkg. Vận tốc của đạn khi bắn ra khỏi nòng súng thì có vận tốc v0 = 400m/s so với súng. Hãy xác định vận tốc của toa xe sau khi bắn khi toa xe nằm yên trên đường ray.

  1. – 3,67 m /s B. – 5,25 m/s                           
  2. – 8,76 m/s D. – 2,67 m/s

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.

Kết quả:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

A

B

B

D

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu:

- HS phát triển được năng lực tự học tự tìm hiểu về ưng dụng của vật lí trong các ngành nghề của HS

  1. b) Nội dung:

- HS thông qua tìm hiểu trên internet, sách báo, hỏi người thân và quan sát thực tế để biết được các ứng dụng của vật lí trong các ngành nghề từ đó thấy được tầm quan trọng của môn vật lí trong đời sống; đồng thời có những đánh giá về sự tác động và thích nghi của con người với sự biến đổi của môi trường, khí hậu cũng như tiếp cận được với sự phất triển của công nghệ tiên tiến trên thế giới.

- Mỗi tổ tự tìm hiểu và làm một sản phẩm về mạch chống trộm cho gia đình hoặc một mạch phát hoặc thu sóng điện từ đơn giản.

  1. c) Sản phẩm:

 - Báo cáo đầy đủ về ứng dụng của vật lí trong quân sự, công nghiệp, kĩ thuật, thông tin truyền thông, khí tượng, nông lâm nghiệp... từ đó có thể đánh giá về cơ hội ngành nghề cho bản thân.

- Mạch chống trộm cho gia đình hoặc một mạch phát hoặc thu sóng điện từ đơn giản.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao cho HS nhiệm vụ sau đây: Báo cáo đầy đủ về ứng dụng của vật lí trong quân sự, công nghiệp, kĩ thuật, thông tin truyền thông, khí tượng, nông lâm nghiệp... từ đó có thể đánh giá về cơ hội ngành nghề cho bản thân.

- Mỗi tổ nộp một sản phẩm về mạch chống trộm cho gia đình hoặc một mạch phát hoặc thu sóng điện từ đơn giản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Sản phẩm của HS tại nhà.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV yêu cầu HS thực hiện ngoài giờ lên lớp

- GV chọn một sản phẩm tốt để báo cáo trước lớp hoặc báo cáo trong câu lạc bộ.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

  • Ghi nhớ kiến thức trong bài.
  • Hoàn thành các bài tập được giao.
  • Chuẩn bị bài mới “Bài 4: Xác định phương hướng”

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: VẬT LÍ VỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay