Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối Bài 6: Nhật thực, nguyệt thực, thủy triều

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách kết nối tri thức Bài 6: Nhật thực, nguyệt thực, thủy triều. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: NHẬT THỰC, NGUYỆT THỰC, THỦY TRIỀU (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Dùng ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện), thảo luận để giải thích được một cách sơ lược và định tính các hiện tượng: nhật thực; nguyệt thực; thủy triều.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức vật lí: Nêu được một số đặc điểm cơ bản của các hiện tượng : nhận thực, nguyệt thực, thủy triều
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học : Giải thích được một cách sơ lược và định tính các hiện tượng : nhật thực, nguyệt thực, thủy triều
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Hình ảnh, video về nhật thực, nguyệt thực, thủy triều
  • Mô hình Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, khơi gợi sự kích thích, tò mò của HS.
  3. Nội dung: GV chiếu hình ảnh về nhật thực toàn phần, nguyệt thực, thuỷ triều, đặt vấn đề, HS thảo luận trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: HS thảo luận dựa đoán về bản chất và thời điểm xảy các hiện tượng nhật thực toàn phần, nguyệt thực, thuỷ triều.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi nhìn hình đoán hiện tượng: HS nào giơ tay nhanh nhất và đoán đúng tên sẽ thắng

     

nhật thực toàn phần

triều cường

nhật thực hình khuyên

     

nguyệt thực toàn phần

nguyệt thực một phần

triều lên

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi, giơ tay và đoán tên các hiện tượng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đoán tên các hiện tượng trong hình ảnh

- HS nhận xét câu trả lời của nhau

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt vấn đề: Mặt Trăng, Trái Đất đều tự quay quanh trục đi qua tâm của nó và cùng chuyển động xung quanh Mặt Trời đã tạo ra nhiều hiện tượng thiên nhiên trên Trái Đất như nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều. Vậy, bản chất và thời điểm xảy các hiện tượng này như thế nào, chúng ta có dự đoán được không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 6. Nhật thực, nguyệt thực, thủy triều

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Trái Đất và Mặt Trăng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được chuyển động của Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời để từ đó có cơ sở giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, thủy triều
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu mục I, nghiên cứu trả lời câu hỏi khi nào thì xảy ra hiện tượng nhật thực, nguyệt thực trên Trái Đất.
  3. Sản phẩm học tập:

- HS giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, thủy triều

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK, tìm hiểu các nội dung về đặc điểm của Trái Đất, Mặt Trăng (đường kính, tốc độ, chuyển động, tốc độ quay, khoảng cách đến mặt trời, thành phần cấu tạo lớp vỏ)

- GV chiếu hình ảnh mô tả quỹ đạo, độ nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo và vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất để giải thích cho học sinh sự chuyển động tương đối của mặt trăng, trái đất quanh mặt trời.

- GV mở rộng với HS :

+ Mặt phẳng chứa quỹ đạo của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất được gọi là mặt phẳng bạch đạo.

+ Mặt phẳng chứa quỹ đạo của Trái Đất quay quanh Mặt Trời được gọi là mặt phẳng hoàng đạo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, tìm hiểu về Trái Đất và Mặt Trăng

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trình bày các nội dung về đặc điểm của Trái Đất và Mặt Trăng

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Trái Đất và Mặt Trăng

* Trái đất   

- Trái đất có dạng gần hình cầu, hơi dẹt ở 2 cực Bắc và nam. Đường kính trung bình Trái Đất khoảng 12 756 km. Trái đất tự quay quanh trục Bắc-Nam của nó với chu kì 23 giờ 56 phút 4 giây tạo ra hiện tượng ngày và đêm.Trái đất quay quamh mặt trời với quỹ đạo gần tròn có chu kì 365,25 ngày với tốc độ trung bình 108000km/h.Trái đất có lớp vỏ ngoài cùng rắn và được bao phủ bởi 71% là đại dương.

* Mặt trăng

- Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất, nhỏ hơn trái đất khoảng 4 lần, cách trái đất khoảng 384 000km.

- Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt trăng quay quanh trái đất và mặt phẳng quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời lệch nhau 1 góc khoảng 50 Khi mặt trời nằm trên đường thẳng giao giữa 2 mặt phẳng này thì sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực hoặc nguyệt thực trên trái đất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhật thực, nguyệt thực, thủy triều

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS mô tả được thời điểm xảy ra, số lần xảy ra, cách diễn ra trên nhật thực, nguyệt thực, thủy triều quan sát được trên Trái Đất

  1. Nội dung:

- GV Tổ chức hình thức dạy học theo dự án để mỗi nhóm  giải quyết 1 vấn đề về nhật thực,nguyệt thực,thủy triều.

- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm tự đọc các mục II,III,IV sgk để trình bày các nội dung được giao

  1. Sản phẩm học tập:

- Bài báo cáo của HS trình bày trên giấy A0 theo dạng poster

  1. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm bầu lớp trưởng,thư kí

- Bố trí mỗi nhóm ngồi 1 vị trí trong lớp và bốc thăm chọn 1 trong các nhiệm vụ sau

+ Tìm hiểu về hiện tượng nhật thực.

+ Tìm hiểu về hiện tượng nguyệt thực.

+ Tìm hiểu về hiện tượng thủy triều.

- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm tự đọc SGK và trình bày trên giấy A0 theo dạng poster về các nội dung bốc thăm theo cấu trúc sau:

Tên nhóm:……;Nhóm trưởng…..;Thư kí…….

Tên các thành viên:…….

Nhiệm vụ của nhóm:……

Nội dung

Mô tả

Tên hiện tượng là gì?

 

Mô tả hiện tượng diễn ra như thế nào?

 

Thời điểm xảy ra hiện tượng này

 

Giải thích tại sao lại xảy ra hiện tượng đó?

 

Hình vẽ mô phỏng vị trí của trái đất, mặt trăng, mặt trời khi xảy ra hiện tượng đó.

 

Mô tả các đặc điểm, nội dung mà nhóm biết về hiện tượng này.

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin thảo luận và điền vào bảng nội dung tìm hiểu về hiện tượng nhật thực/ nguyệt thực/ thủy triều

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các nhóm cử đại diện mang poster lên trình bày và thảo luận trong 5 phút, sau đó treo lên bảng để các nhóm cùng quan sát.

+ Hiện tượng nhật thực

Nội dung

Mô tả

Tên hiện tượng là gì?

Nhật thực

Mô tả hiện tượng diễn ra như thế nào?

Nhật thực xảy ra khi ba thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất gần như thẳng hàng và Mặt Trăng ở vị trí giữa Trái Đất và Mặt Trời

Thời điểm xảy ra hiện tượng này

Theo tính toán của các nhà khoa học, trong một năm có thể có tới 5 nhật thực: lần nhật thực đầu vào tháng giêng; lần 2 vào kì không Trăng của tuần Trăng tiếp theo, lần 3 là sau 6 tuần Trăng lần 4 xảy ra vào tuần Trăng tiếp theo, lần 5 xảy ra sau lần đầu 12 tuần Trăng

Giải thích tại sao lại xảy ra hiện tượng đó?

nhật thực sẽ xảy ra khi mặt trăng che khuất một phần hoặc toàn phần mặt trời. Và điều này chỉ xảy ra khi Mặt Trời – Trái Dất – Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng, đồng thời mặt trăng phải đi qua giữa trái đất và mặt trời.

Hình vẽ mô phỏng vị trí của trái đất, mặt trăng, mặt trời khi xảy ra hiện tượng đó.

 

Mô tả các đặc điểm, nội dung mà nhóm biết về hiện tượng này.

Do quỹ đạo chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng không hoàn toàn tròn mà có dạng elit nên khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời Về từ Trái Đất đến Mặt Trăng có lúc gần, lúc xa.

- Nhật thực toàn phần xảy ra khi đĩa tối của Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời và người quan sát nằm trong bóng tối của Mặt Trăng.

- Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất phải cùng nằm trên một đường thẳng, nhưng Mặt Trăng không che hết hoàn toàn Mặt Trời. Khi đó Mặt Trời vẫn hiện ra như một vòng đai rực rỡ bao quanh đĩa Mặt Trăng.

- Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất không hoàn toàn nằm trên cùng một đường thẳng, khi đó Mặt Trăng chỉ che khuất một phần của Mặt Trời.

- Các pha của nhật thực

 

 

* Hiện tượng nguyệt thực  

Nội dung

Mô tả

Tên hiện tượng là gì?

Nguyệt thực

Mô tả hiện tượng diễn ra như thế nào?

Nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng bị che khuất khi đi vào vùng bóng tối phía sau Trái Đất. Khi đó, vị trí của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng nằm trên cùng một đường thẳng.

Thời điểm xảy ra hiện tượng này

Xảy ra vào đêm Trăng tròn khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng

Giải thích tại sao lại xảy ra hiện tượng đó?

Cả Trái Đất và Mặt Trăng cùng chuyển động xung quanh Mặt Trời, do vậy sẽ có lúc Mặt Trăng đi vào phần bóng tối của Trái Đất, bị bóng tối của Trái Đất che khuất, khi đó xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

Hình vẽ mô phỏng vị trí của trái đất, mặt trăng, mặt trời khi xảy ra hiện tượng đó.

 

Mô tả các đặc điểm, nội dung mà nhóm biết về hiện tượng này.

- So với Trái Đất, đường kính của Mặt Trăng chỉ bằng một phần tự, khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất khá gần so với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời. Vì vậy khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực thì toàn bộ Mặt Trăng đều nằm trong bóng tối của Trái Đất. Điều này có nghĩa rằng toàn bộ nửa bán cầu đêm của Trái Đất đều có thể nhìn thấy nguyệt thực khi mỗi lần nguyệt thực xảy ra.

- Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng chui hoàn toàn vào cacsi bóng khổng lồ của Trái Đất. Khi Mặt Trăng bị che hoàn toàn do hiện tượng khúc xạ, tán xạ của khí quyển Trái Đất nên Mặt Trăng không hoàn toàn tối đen mà có màu đỏ sẫm.

- Nguyệt thực bán phần xảy ra.khi Mặt Trăng ở vào phần bóng nửa tối của Trái Đất

- Nguyệt thực một phần xảy ra.khi Mặt Trăng không nằm hoàn toàn trong vùng tối, tức khi Mặt Trăng ở xa Trái Đất, vùng bóng tối chỉ chạm vào một phần Mặt Trăng.

 

Hiện trượng thủy triều

Nội dung

Mô tả

Tên hiện tượng là gì?

Thủy triều

Mô tả hiện tượng diễn ra như thế nào?

- Thủy triều là hiện tượng mực nước ở ven biển, cửa sông tại một nơi lên, xuống theo chu kì đúng bằng khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp Mặt Trăng di chuyển qua vị trí đó trên bầu trời

Thời điểm xảy ra hiện tượng này

- Hàng ngày, có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống.

- Vào những ngày Mặt Trăng, Trái Đất, mặt Trời thẳng hàng, thủy triều lên xuống mạnh hơn gọi là triều cường

- Vào những ngày không Trăng, hướng Mặt Trời vuông góc với hướng Mặt Trăng, khi đó thủy triều yếu nhất.

Giải thích tại sao lại xảy ra hiện tượng đó?

Nguyên nhân chính của thuỷ triều là do lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất. Vì Trái Đất không hoàn toàn rắn mà có lớp nước bao bọc bên ngoài nên gia tốc do Mặt Trăng truyền cho các phần của Trái Đất là không giống nhau gia tốc tổng hợp làm phần nước chuyển động, gây ra hiện tượng thuỷ triều.

Hình vẽ mô phỏng vị trí của trái đất, mặt trăng, mặt trời khi xảy ra hiện tượng đó.

 

Mô tả các đặc điểm, nội dung mà nhóm biết về hiện tượng này.

- Ở tâm Trái đất, lực ly tâmlực hút từ Mặt trăng bù nhau. Nhưng đây không phải là trường hợp tại một điểm nào đó trên mặt đất vì hai lực thay đổi theo chiều ngược nhau: một điểm càng xa trọng tâm của Trái đất - Mặt trăng, lực ly tâm mà nó phải chịu sẽ càng lớn, trong khi ngược lại, sức hút của Mặt trăng giảm theo khoảng cách.

- Do đó, hai lực không bù nhau trên bề mặt của Trái đất và sự chênh lệch của chúng là nguồn gốc của thủy triều: ở điểm A, lực ly tâm không đủ để cân bằng với sức hút, vì vậy A có xu hướng dịch chuyển về phía Mặt trăng. Ngược lại, ở điểm B lực ly tâm lớn hơn so với lực của Mặt trăng, do đó, B có xu hướng rời xa nó. Đó là lý do trên Trái đất có hai lần thủy triều mỗi ngày.

Hiện tượng hút vi phân này tác động đến toàn bộ bề mặt của Trái đất, nhưng chỉ sự biến dạng của đại dương là dễ nhận thấy, còn vỏ Trái đất quá rắn nên hình dạng của nó khó thay đổi. Sự biến dạng này tăng lên khi Mặt trời nằm tháng hàng với Mặt trăng và Trái đất, khi ấy thêm vào hiệu ứng thủy triều riêng của nó. Chính vì vậy vào lúc trăng non và trăng tròn thủy triều là mạnh nhất.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 3: Trình bày về nhật thực, nguyệt thực, thủy triều

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS trình bày, thuyết trình ý kiến đã tìm hiểu và thảo luận trước lớp  

  1. Nội dung:

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu về các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, thủy triều 

  1. Sản phẩm học tập:

- HS trình bày bài báo cáo về các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, thủy triều 

  1. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: VẬT LÍ VỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay