Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối Bài 10: Năng lượng tái tạo và một số công nghệ thu năng lượng tái tạo

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách kết nối tri thức Bài 10: Năng lượng tái tạo và một số công nghệ thu năng lượng tái tạo. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10: NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ MỘT SỐ CÔNG NGHỆ THU NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • HS phân loại năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo
  • Vai trò của năng lượng tái tạo
  • Một số công nghệ cơ bản để thu được năng lượng tái tạo
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Phân biệt được năng lượng tái tạo và không tái tạo.
  • Thảo luận, đề xuất, chọn phương án đề xuất được phương án chế tạo một mô hình đơn giản thu năng lượng tái tạo.
  • Chế tạo được 1 sản phẩm thu năng lượng tái tạo từ những vật dụng tái chế.
  1. Phẩm chất
  • Có sự hiểu biết, yêu thích và hứng thú với vật lí học.
  • Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, dụng cụ học tập.
  • Tìm hiểu về năng lượng tái tạo và một số công nghệ thu mua năng lượng tái tạo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, khơi gợi sự kích thích, tò mò của HS.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi nhà phân tích công nghệ tương lai cho HS
  4. Sản phẩm học tập: HS xác định được vấn đề cần tìm hiểu của bài học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi nhà phân tích công nghệ tương lai: Thành lập mỗi nhóm 4 HS thảo luận theo hình thức “ Khăn trải bàn” trong 10 phút để so sánh về ưu điểm, nhược điểm sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ, đường không dùng năng lượng mặt trời và năng lượng hóa thạch

 

- GV mời 2 nhóm trình bày nhanh, các nhóm khác nhận xét, góp ý

à Cần khai thác năng lượng Mặt Trời hay năng lượng tái tạo thay vì sử dụng năng lượng hóa thạch

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ.   

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS so sánh ưu nhược điểm sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ, đường không dùng năng lượng mặt trời và năng lượng hóa thạch.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dựa trên câu trả lời của HS dẫn dắt vào chủ đề mới. Sự phát triển của kinh tế - xã hội đòi hỏi ngày càng nhiều năng lượng kéo theo sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang tăng theo. Ngày càng xuất hiện nhiều dự án năng lượng tái tạo. Làm thế nào để khai thác được nguồn năng lượng tái tạo thay thế năng lượng hóa thạch? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay:Bài 10. Năng lượng tái tạo và một số công nghệ thu năng lượng tái tạo

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo; vai trò của năng lượng tái tạo  

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được đặc điểm của năng lượng tái tạo và không tái tạo, các ưu điểm và tính bền vững của việc khai thác năng lượng tái tạo.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu mục I, II, nghiên cứu, trình bày và thảo luận trả lời câu hỏi theo nhóm
  3. Sản phẩm học tập:

- HS trình bày về năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo; vai trò của năng lượng tái tạo.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 8 nhóm như hoạt động khởi động, yêu cầu mỗi nhóm chọn 1 trong 4 vấn đề sau :

1. Năng lượng tái tạo là gì?

2. Năng lượng không tái tạo là gì?

3. Phân biệt năng lượng tái tạo và không tái tạo.

4. Vai trò của năng lượng tái tạo.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trong 10 phút để lựa chọn nội dung phù hợp điền vào phiếu học tập trên giấy A3 về các nội dung như sau:

Tên nhóm:

Tên các thành viên:

Nội dung

Mô tả của nhóm

Năng lượng tái tạo là gì? Năng lượng không tái tạo là gì?

 

Nguồn gốc của năng lượng tái tạo? Năng lượng không tái tạo là gì?

 

Cách phân biệt năng lượng tái tạo? năng lượng không tái tạo?

 

Lợi ích đối với với môi  trường khi sử dụng năng lượng tái tạo? Năng lượng không tái tạo?

 

Tác hại đối với với môi  trường khi sử dụng năng lượng tái tạo? Năng lượng không tái tạo?

 

Vai trò sử dụng năng lượng tái tạo đối với sự phát triển của con người?

 

Các nội dung mà nhóm đề xuất về sử dụng năng lượng tái tạo? Năng lượng không tái tạo?

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, hoàn thành bảng trong phiếu học tập

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện mỗi nội dung 1 nhóm làm tốt lên trình bày

- GV yêu cầu thư kí của nhóm đánh máy/ ghi tóm tắt lại các nội dung nhóm trình bày lên bảng

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Phiếu học tập của nhóm  

I/ Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo  

- Năng lượng tái tạo và không tái tạo

II. Vai trò của năng lượng tái tạo

- Những tác động về mặt môi trường sinh thái cùng những tiến bộ về khoa học công nghệ đã làm tăng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng thủy triều, năng lượng mặt trời, địa nhiêt, năng lượng gió và năng lượng sinh khối,…

- Nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng thay thế nguồn năng lượng hóa thạch và năng lượng hạt nhân.

- Năng lượng tái tạo tránh được hậu quả có hại đến môi trường.

Hoạt động 2: Thực hiện dự án về năng lượng tái tạo  

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- Thực hiện được dự án học tập về năng lượng tái tạo: Đặc điểm, quá trình chuyển hóa và phương án khai thác nguồn năng lượng tái tạo.

  1. Nội dung:

- GV trình bày ngắn gọn về 6 loại năng lượng như mục III SGK

- GV chia HS thành 8 nhóm làm dự án về khai thác năng lượng tái tạo theo gợi ý

  1. Sản phẩm học tập:

- Bài báo cáo của HS về dự án khai thác năng lượng tái tạo

  1. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu một số hình ảnh về mô hình máy phát điện gió, mặt trời, thủy điện, bếp mặt trời, bình nước nóng mặt trời, nhà máy điện thủy triều, nhà máy điện sóng biển để gợi ý cho HS lựa chọn dự án thực hiện

     

Máy phát điện gió

Máy phát điện mặt trời

Nhà máy thủy điện

     

Bếp mặt trời

Bình nước nóng mặt trời

Nhà máy điện thủy triều

- GV yêu cầu HS 1 trong 6 chủ đề để thực hiện dự án khai thác năng lượng tái tạo

Gợi ý nội dung :

Tên dự án

Đặc điểm nguồn năng lượng

Quá trình chuyển hóa năng lượng

Phương án khai thác nguồn năng lượng

Khai thác năng lượng dòng nước để sản xuất điện

     

Khai thác năng lượng sinh học làm biogas , sản xuất xăng sinh học

     

Khai thác năng lượng điện mặt trời

     

Khai thác năng lượng nhiệt mặt trời

     

Khai thác năng lượng gió

     

Khai thác năng lượng sóng biển để sản suất điện

     

Khai thác năng lượng địa nhiệt để sản xuất điện

     

Khai thác năng lượng địa nhiệt  làm du lịch bể bơi, nước nóng

     

- Lưu ý : Trình bày sản phẩm dự án qua 1 trong các hình thức sau : bài trình chiếu trên máy tính, qua poster trên giấy A0, qua mô hình vật chất và cách thực hiện trình bày từ cơ sở lí thuyết, nguyên lí hoạt động, cách làm ra sản phẩm, các khó khăn khi thực hiện, các cải tiến và điều chỉnh của nhóm đã làm.

- GV yêu cầu các nhóm lập kế hoạch, phân công nghiệm vụ, hoàn thành sản phẩm nhóm để chuẩn bị trình bày trên lớp vào buổi học sau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, thực hiện dự án về khai thác năng lượng tái tạo.

- HS ghi chép lại nhiệm vụ cần chuẩn bị và thực hiện trong tiết học sau.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS gửi file trình chiếu mục III/ IV/V cho GV trước tiết học tiếp theo

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

 

Hoạt động 3: Trình bày dự án khai thác năng lượng tái tạo  

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS nêu được một cách thu năng lượng tái tạo cơ bản và thực hiện được một số mô hình đơn giản thu năng lượng tái tạo.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu về khai thác năng lượng tái tạo

  1. Sản phẩm học tập:

- HS trình bày bài báo cáo các nội dung đã chuẩn bị

  1. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: VẬT LÍ VỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay