Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối Bài 5: Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách kết nối tri thức Bài 5: Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MỘT SỐ THIÊN THỂ TRÊN NỀN TRỜI SAO (4 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sử dụng mô hình hệ Mặt Trời, thảo luận để nếu được một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim tinh và Thuỷ tinh trên nền trời sao.
  • Dùng mô hình nhật tâm của Copernic giải thích được một số đặc điểm quan sát được của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim tinh và Thuỷ tinh trên nền trời sao.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức vật lí: Nêu được đặc điểm mô hình nhật tâm của Copernicus và hệ Mặt Trời
  • Nêu được một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim tinh, Thủy tinh trên nền trời sao.
  1. Phẩm chất
  • Có sự hiểu biết, yêu thích và hứng thú với vật lí học.
  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong việc tìm hiểu các vấn đề về một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim tinh và Thủy tinh trên nền trời sao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Mô hình hệ Mặt Trời gồm Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời (đèn chiếu chùm sáng)
  • Mô hình quan sát Mặt Trăng
  • Một số phần mềm mô phỏng chuyển động của các hình tinh trong hệ Mặt Trời
  • Một số hình ảnh, video về hình ảnh Mặt Trăng và các hành tinh quan sát được từ Trái Đất.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, khơi gợi sự kích thích, tò mò của HS.
  3. Nội dung: GV chia hs thành các nhóm tham gia trò chơi nhìn hình đoán thời điểm Mặt Trời, Mặt Trăng xuất hiện
  4. Sản phẩm học tập: HS xác định thời điểm quan sát Mặt Trời, Mặt Trăng dựa vào hình dạng của chúng, dự đoán đặc điểm chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi nhìn hình đoán thời điểm Mặt Trời, Mặt Trăng xuất hiện

+ Tạo nhóm 4 HS, bố trí giấy A4, bút dạ để HS viết thời điểm Mặt Trời, Mặt Trăng quan sát được, sau đó giơ lên, nhóm nào giơ nhanh nhất và đúng sẽ thắng 

     

Mặt Trăng đầu tháng

Mặt Trời lặn

Mặt Trăng cuối tháng

     

Mặt Trời ở giữa trưa

Mặt Trăng giữa tháng

Mặt Trời mọc

 

Mặt trăng vào các ngày trong tháng

- GV đặt vấn đề: Hình ảnh mặt Mặt Trăng, Mặt Trời quan sát được trên Trái Đất như vậy thì đặc điểm chuyển động của các thiên thể này như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ.   

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tham gia trò chơi nhìn hình đoán thời điểm Mặt Trời, Mặt Trăng

- HS đưa ra dự đoán về đặc điểm chuyển dộng của Mặt Trời, Mặt Trăng

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt vấn đề: Hằng ngày chúng ta đều thấy Mặt Trời mọc buổi sáng và lặn vào buổi chiều. Mặt Trăng thì lúc tròn lúc khuyết. Tại sao lại có hiện tượng như vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 5: Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu Hệ Mặt Trời

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ôn tập lại nội dung về hệ Mặt Trời đã học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 6 và nêu đặc điểm chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập:

- HS kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời, ghi được vào vở đặc điểm chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời..

- HS tiến hành thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình 5.1 về mô hình hệ Mặt Trời cho HS quan sát

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu học tập

Tên nhóm: ....................

Tên các thành viên: ..................................

Nội dung

Mô tả của nhóm

Cấu trúc hệ Mặt Trời

 

Tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa

 

Đặc điểm chuyển động cùa các hành tinh (quỹ đạo, chiều chuyển động, mặt phẳng quỹ đạo)

 

Đặc điểm cấu tạo của một số hành tinh

 

Một số đặc điểm khác của hệ Mặt Trời

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, nghiên cứu thông tin, và hoàn thành phiếu học tập

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS của một số nhóm trả lời câu hỏi về kết quả thảo luận của nhóm

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiế thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh, các hành tinh lùn, các tiểu hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.

- Thứ tự các hành tinh tính từ Mặt Trời ra: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.

- Tám hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo của chúng gần như trùng khít với nhau.

- Đặc điểm cấu tạo của một số hành tinh

+ Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh: được cấu tạo chủ yếu từ đá và kim loại.

+ Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh: có thành phần chính từ băng, nước, ammonia và methane.

+ Mộc tinh và Thổ tinh: được cấu tạo chủ yếu từ khí helium và khí hydrogen.

Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động nhóm, HS ôn tập nội dung về hệ Mặt Trời đã học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 6 và nêu đặc điểm chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời khi quan sát ở trên Trái Đất.
  2. Nội dung: GV Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để vẽ mô phỏng chiều chuyển động của Mặt Trời quan sát được từ Trái Đất và vị trí của Mặt Trời trên bầu trời khi quan sát vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều tối.
  3. Sản phẩm học tập:

- Hình vẽ mô phỏng chiều chuyển động của Mặt Trời quan sát được từ Trái Đất và vị trí của Mặt Trời trên bầu trời khi quan sát vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều tối

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm khoảng 4 người, nghiên cứu nội dung mục II trong SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Dựa vào chiều quay của Trái Đất, hãy thảo luận để rút ra kết luận về chiều chuyển động và sự mọc, lặn của Mặt Trời hằng ngày.

- GV yêu cầu các nhóm vẽ mô phỏng chiều chuyển động của Mặt Trời quan sát được từ Trái Đất và vị trí của Mặt Trời trên bầu trời khi quan sát vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều tối vào giấy A3.

- GV yêu cầu HS dựa vào đường đi của Mặt trời quan sát từ Trái Đất (hình 5.5), giải thích câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

- GV chiếu video mô tả chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất cho HS quan sát (link video: 1:41 – 2:38)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, thực hiện theo các yêu cầu của GV

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

II. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

=> Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ phía Tây sang phía Đông, chúng ta quan sát Mặt Trời từ Trái Đất đang quay nên ta thấy Mặt Trời chuyển động theo chiều ngược lại, tức là mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây.

- Vị trí của Mặt Trời trên bầu trời khi quan sát từ Trái Đất

Hoạt động II.1 (SGK – tr42)

- Vào tháng 5 (mùa hè) đường đi của Mặt Trời cao hơn nên ban đêm sẽ ngắn hơn ban ngày.

- Vào tháng 10 (mùa đông) đường đi của Mặt Trời thấp hơn nên ban ngày sẽ ngắn hơn ban đêm.

Vì vậy mà ông bà ta mới có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động nhóm, HS ôn tập nội dung về Mặt Trăng đã học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 6 và nêu đặc điểm chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng khi quan sát ở trên Trái Đất.
  2. Nội dung: GV Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi về chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận trả lời câu hỏi và hoạt động trong mục III
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nghiên cứu nội dung mục III trong SGK, trả lời câu hỏi:

+ Mô tả và kể tên hình dạng Mặt Trăng quan sát thấy từ Trái Đất

+ Thảo luận để giải thích tại sao hình ảnh Trăng tròn quan sát thấy ở các nơi khác nhau trên Trái Đất và các thời điểm khác nhau lại giống nhau

+ Vẽ lại Hình 5,9, thảo luận để mô tả chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất với giá thuyết Mặt Trăng không tự quay quanh mình nó

+ Thảo luận để rút ra kết luận về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất

- GV chiếu video mô tả chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng từ Trái Đất cho HS quan sát (link video)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, trình bày các nội dung GV yêu cầu

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng từ Trái Đất

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

III. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Trả lời câu hỏi

Các hình dạng của Mặt Trăng quan sát thấy từ Trái Đất:

- Trăng lưỡi liềm

- Trăng bán nguyệt

- Trăng tròn

- Không trăng

- Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Người ta gọi đó là các pha của Mặt Trăng.

+ Không trăng (còn gọi là Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không còn nhìn thấy Trăng.

+ Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn.

+ Trăng bán nguyệt hay trăng lưỡi liềm: một phần ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng chiếu xuống Trái Đất dưới các góc khác nhau.

Hoạt động III.1: (SGK – tr42)

Hình ảnh Trăng tròn quan sát thấy ở các nơi khác nhau trên Trái Đất và các thời điểm khác nhau lại giống nhau vì:

Ngoài chuyển động quanh Trái Đất, Mặt Trăng cũng tự quay xung quanh mình nó với chu kì bằng chu kì quay quanh Trái Đất, nên Mặt Trăng luôn hướng một mặt duy nhất về phía Trái Đất. Do đó, hình ảnh Trăng tròn quan sát thấy ở các nơi khác nhau trên Trái Đất vào các thời điểm khác nhau lại giống nhau.

Hoạt động III.2: (SGK – tr43)

Nếu Mặt Trăng không tự quay quanh mình nó thì chúng ta sẽ nhìn thấy bề mặt của Mặt Trăng ở các vị trí, các thời điểm khác nhau sẽ có hình dạng khác nhau.

Hoạt động III.3: (SGK – tr43)

Kết luận: Mặt Trăng xoay tròn quanh Trái Đất với chu kì là 29,5 ngày và chuyển động cùng Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Ngoài chuyển động quanh Trái Đất, Mặt Trăng cũng tự quay xung quanh mình nó với chu kì bằng chu kì quay quanh Trái Đất, nên Mặt Trăng luôn hướng một mặt duy nhất về phía Trái Đất.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu chuyển động của Kim tinh, Thủy tinh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động nhóm, HS mô tả được hình ảnh quan sát được bằng mắt thường của Kim tinh, Thủy tinh và thời điểm quan sát hai hành tinh này.
  2. Nội dung: GV chiều hình ảnh giải thích cho HS về sự xuất hiện của hai hành tinh Kim tinh và Thủy tinh; sử dụng phương pháp hỏi đáp hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc điểm chuyển động của Kim tinh và Thủy tinh.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận trả lời câu hỏi tìm hiểu về chuyển động của Kim tinh và Thủy tinh
  4. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: VẬT LÍ VỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay