Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối Bài 4: Xác định phương hướng

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách kết nối tri thức Bài 4: Xác định phương hướng. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án vât lí 10 kết nối tri thức (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (10 tiết)

BÀI 4: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Dựa vào bản đồ sao xác định được vị trsi của các chòm sao: Gấu Lớn, Gấu Bé, Thiên Hậu.
  • Xác định được vị trí sao Bắc Cực trên nền trời sao.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức vật lí: Nêu được khái niệm thiên cầu. Hiểu được cách lập bản đồ sao và đọc được tên một số chòm sao trên bản đồ sao. Xác định được các chòm sao Gấu Lớn, Gấu Bé, và chòm sao Thiên Hậu.
  1. Phẩm chất
  • Có sự hiểu biết, yêu thích và hứng thú với vật lí học.
  • Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Tranh, ảnh bản đồ sao theo hướng quan sát ở bán cầu Bắc
  • Video hướng dẫn làm bản đồ sao cá nhân.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, khơi gợi sự kích thích, tò mò của HS.
  3. Nội dung: GV chiếu hình ảnh người đứng trên sa mạc vào ban đêm và tàu hàng giữa đêm, đặt vấn đề; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về cách xác định phương hướng vào ban đêm
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh người đứng trên sa mạc vào ban đêm và tàu hàng giữa đêm

- GV đặt câu hỏi: Làm thế nào xác định được phương hướng vào ban đêm?

- HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vấn đề: Khi đi trên biển hoặc trên sa mạc, nếu không có la bàn và thiết bị định vị thì chúng ta phải dựa vào quan sát bầu trời sao đêm để xác định phương hướng. Vậy căn cứ vào đặc điểm nào trên bầu trời sao mà chúng ta xác định được phương hướng?Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu trong bài học ngày hôm nay:

Bài 4: Xác định phương hướng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu bản đồ sao

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS Xác định được đặc điểm của bản đồ sao là gồm tên các chòm sao, vị trí các chòm sao và tác dụng của bản đồ sao để xác định phương hướng.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tự nghiên cứu tài liệu SGK trang 34, 35, 36 để trả lời câu hỏi:
  3. Sản phẩm học tập:

- HS trả lời được các câu hỏi Bản đồ sao là gì? Tại sao lại cần bản đồ sao? Sử dụng bản đồ sao như thế nào?.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu Hình 4.2 trang 35 và đặt câu hỏi làm thế nào xác định được vị trí các ngôi sao trên bầu trời

à GV đưa ra vấn đề là cần phải có bản đồ sao để định hướng xác định các chòm sao.

- GV chia nhóm (6 HS), yêu cầu đọc mục I SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau trong phiếu học tập: Bản đồ sao là gì? Tại sao lại cần bản đồ sao?

Tên nhóm:...............................................

Tên các thành viên:..................................

Câu hỏi

Nội dung trả lời

Bản đồ sao là gì?

 

Tại sao cần bản đồ sao?

 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về bản đồ sao quay trong phần Em có biết (SGK – tr35)

- GV chiếu hình 4.4, yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi phần hoạt động

+ Thảo luận để nêu một số đặc điểm khác nhau khi quan sát các chòm sao ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam

+ Các chòm sao thay đổi vị trí trên bầu trời như thế nào?

- GV giới thiệu thêm cho HS về một số bản đồ sao của người cổ đại, bản đồ sao quay, bản đồ sao theo các mùa quan sát thấy, danh sách 88 chòm sao và hình ảnh tưởng tượng của một số chòm sao của người La Mã, Hy Lạp,...

- GV đặt vấn đề: làm thế nào xác định được các chòm sao trên bản đồ sao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS của một số nhóm trình bày nội dung thảo luận

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Bản đồ sao

Tên nhóm:...............................................

Tên các thành viên:..................................

Câu hỏi

Nội dung trả lời

Bản đồ sao là gì?

Bản đồ sao là bản đồ gồm hình ảnh các chòm sao được định vị trên bầu trời dựa vào vị trí quan sát, thời điểm quan sát ở mặt đất theo các vĩ độ nơi quan sát.

Tại sao cần bản đồ sao?

Cần sử dụng bản đồ sao vì dựa vào bản đồ sao ta có thể biết được các chòm sao trên bầu trời, từ đó dễ dàng xác định được các mùa và phương hướng trên mặt đất.

Hoạt động (SGK – tr36)

Khi quan sát các chòm sao ở bán cầu Bắc ta luôn không nhìn thấy được một bộ phận các chòm sao ở bán cầu Nam và ngược lại.

Trả lời Câu hỏi 1:

Các chòm sao luôn chuyển động trên bầu trời theo hướng từ Đông sang Tây khi ta quan sát từ Trái Đất, nhưng sao Bắc Cực ở gần phía cực Bắc của Trái Đất gần như không thay đổi vị trí.

 

 

Hoạt động 2: Xác định các chòm sao

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được vị trí của các chòm sao Gấu Lớn, Gấu Bé, Thiên Hậu trên bản đồ sao dựa vào đặc điểm, hình dạng (tưởng tượng) của các chòm sao.
  2. Nội dung: GV chiếu hình 4.5; 4.6; 4.7 trong SGK, đặt vấn đề, HS thảo luận tìm hiểu cách xác định các chòm sao Gấu Lớn, Gấu Bé, Thiên Hậu.
  3. Sản phẩm học tập:

- HS hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu về cách xác định vị trí của các chòm sao Gấu Lớn, Gấu Bé, Thiên Hậu trên bản đồ sao dựa vào đặc điểm, hình dạng (tưởng tượng) của các chòm sao.

Tên nhóm: .....................................

Tên các thành viên: ...................................................................................................

Nội dung

Vẽ hoặc mô tả nội dung

Tên chòm sao lựa chọn

 

Hình dạng tưởng tượng của chòm sao

 

Hình nối các ngôi sao chính

 

Vị trí trên nền trời sao ở Hình 4.2

 

 

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh 4.5; 4.6; 4.7 trong SGK

- GV đặt vấn đề: làm thế nào để xác định được chòm sao Gấu Lớn, Gấu Bé và Thiên Hậu?

- GV yêu cầu HS giữa nguyên nhóm như hoạt động 2, mỗi nhóm chọn 1 trong 3 chòm sao (Gấu Lớn, Gấu Bé và Thiên Hậu) để mô tả hình dạng chòm sao, các ngôi sao chính và điền vào PHT

Tên nhóm:.........................

Tên các thành viên:...........................................

Nội dung

Vẽ hoặc mô tả nội dung

Tên chòm sao lựa chọn

 

Hình dạng tưởng tượng của chòm sao

 

Hình nối các ngôi sao chính

 

Vị trí trên nền trời sao ở Hình 4.2

 

- GV yêu cầu HS đánh dấu vị trí của 3 chòm sao (Gấu Lớn, Gấu Bé và Thiên Hậu) trên nền trời sao ở Hình 4.2

- GV chiếu hình 4.9 về vị trí 3 chòm sao trên bầu trời

- GV nhấn mạch với HS: Tên của 7 ngôi sao chính trong chòm sao Gấu Bé cũng có tên như chòm sao Gấu Lớn.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phần trình bày về các trong sao trong SGK – tr36, 37

+ Chòm sao Gấu Lớn

·        Xác định chòm Gấu Lớn trên bản đồ sao Hình 4.4.

·        Hãy kể tên dụng cụ lao động của nước ta có hình dạng giống hình nối 7 ngôi sao chính của chòm sao Gầu Lớn.

à Dụng cụ lao động có hình dạng giống hình nối 7 ngôi sao chính của chòm sao Gấu Lớn: chiếc gàu tát nước

* GV mở rộng cho HS: Chòm sao Gấu Lớn có hình dạng tahy đổi do các ngôi sao trong chòm đang di chuyển theo những hướng khác nhau, nhưng tốc độ rất chậm.

+ Chòm sao Gấu Bé

·        Hãy xác định chòm Gấu Bé trên bản đồ sao Hình 4.4.

·        Mô tả sự khác nhau của chòm sao Gầu Lớn và Gậu Bé.

à Gợi ý: Sự khác nhau của chòm sao Gấu Lớn,Gấu Bé:

Ø Chòm sao Gấu Bé nhỏ hơn chòm sao Gấu Lớn.

Ø Chúng ngược chiều nhau.

+ Chòm sao Thiên Hậu

·        Hãy kể tên các chữ có hình dạng giống hình nối 5 ngôi sao sáng chính trong chòm sao Thiên Hậu.

à Các chữ có hình dạng giống hình nối 5 ngôi sao sáng chính trong chòm sao Thiên Hậu là chữ M và chữ W.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh về một số chòm sao trên bản đồ sao

- HS thảo luận theo nhóm, trình bày hình dạng sao, các ngôi sao chính và vị trí của chúng trên nền trời sao

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

II. Chòm sao Gấu Lớn

- Chòm sao Gấu Lớn là một trong những chòm sao sáng nhất bầu trời phương Bắc, được tạo thành từ 7 ngôi sao chính có độ sáng tương đông nhau.

- Chòm Gấu Lớn dễ để quan sát nhất là vào mùa xuân, sau hoàng hôn,

- Bảy ngôi sao chính của chòm Gấu Lớn có tên là α (alpha), β (bêta), γ (gama), δ (delta), ε (épxilon), ζ (zeta), η (eta)

III. Chòm sao Gấu Bé

- Chòm sao Gấu Bé là một chòm sao cũng nằm trên bầu trời phương Bắc, cạnh chòm Gấu Lớn.

- Chòm sao Gấu Bé cũng được tạo thành từ 7 sao chính. Ngôi sao ở cuối đuôi chòm sao Gấu Bé chính là sao Bắc Cực. Khoảng cách giữa các sao trong chòm Gấu Bé nhỏ hơn so với các sao trong chòm Gấu Lớn

IV. Chòm sao Thiên Hậu

- Chòm sao Thiên Hậu là một trong các chòm sao sáng trên bầu trời phương Bắc, có vị trí quan trọng để xác định vị trí của sao Bắc Cực.

-- Chòm sao Thiên Hậu mang hình ảnh của nữ hoàng Cassiopeia trong truyền thuyết Hy Lạp, được tạo thành từ 5 ngôi sao ở thiên cầu Bắc, đối diện với chòm Gấu Lớn qua chòm Gấu Bé.

- Chòm sao Thiên Hậu thường mọc lúc chập tối từ tháng 9, có mặt suốt đêm trên bầu trời cuối thu đến giữa mùa đông.

Hoạt động 3: Xác định sao Bắc Cực

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được sao Bắc Cực để xác định cực Bắc của Trái Đất dựa vào đặc điểm của bản đồ sao, vị trí các chòm sao Gấu Lớn, Gấu Bé, Thiên Hậu.
  2. Nội dung: GV chiếu hình ảnh bầu trời sao vào các mùa trong năm, yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận, trả lời câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập

Tên nhóm: .............................

Tên các thành viên: .................................................................................................

Tên cách xác định

Vẽ hoặc mô tả nội dung

Cách kiểm chứng trên bản đồ sao

Cách 1: ...........................

 

 

Cách 2: ...........................

 

 

Cách 3: ...........................

 

 

  1. Tổ chức hoạt động :

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: VẬT LÍ VỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay