Giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối Chuyên đề 2 bài 4: Biên điệu (P2)

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập Vật lí 11 bộ sách kết nối tri thức Chuyên đề 2 bài 4: Biên điệu (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Hoạt động 2. So sánh giữa biến điệu AM và FM  

  1. Mục tiêu: HS rút ra được sự khác nhau cơ bản giữa biến điệu AM và FM theo các gợi ý trong bài.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK để nhận ra sự khác nhau cơ bản giữa biến điệu AM và FM
  3. Sản phẩm học tập: kết quả so sánh về sự khác nhau cơ bản giữa biến điệu AM và FM
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động 1 trong SGK – tr30 (HS thực hiện trước ở nhà và báo cáo lại kết quả chuẩn bị trong tiết học) Hãy tìm hiểu trên internet, sách, báo và cho biết kênh VOV giao thông phát sóng sử dụng biến điệu AM hay FM.

- GV gọi một số HS đứng lên trả lời các câu hỏi này, sau đó GV tổng hợp các ý kiến và đưa ra đáp án cuối cùng.

- GV chia HS thành các nhóm (6HS), yêu cầu đọc mục III tr30 SGK và thảo luận nhóm để  trả lời các câu hỏi theo gợi ý.:

Tên nhóm: ......................................................

Tên các thành viên: ........................................

Nội dung so sánh

Biến điệu AM

Biến điệu FM

Cách thức truyền.

 

 

Dải tần số sử dụng.

 

 

Độ rộng kênh/băng thông.

 

 

Chất lượng âm thanh.

 

 

Phạm vi phát sóng.

 

 

Ảnh hưởng bởi nhiễu.

 

 

- GV yêu cầu 1 – 2 nhóm trình bày, sau đó chiếu nội dung và hình ảnh của các câu hỏi trên cho HS ghi vào vở học tập

- GV đưa ra nhận xét và tổng hợp vấn đề.   

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát thí hình ảnh, thảo luận, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.

III. SO SÁNH BIẾN ĐIỆU AM VÀ FM

HĐ1 (SGK – tr30)

Kênh VOV giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam, phát sóng sử dụng biến điệu FM và phát trên tần số 91 MHz

Phiếu học tập

a) Cách thức truyền:

- Biến điệu AM: Truyền âm thanh bằng cách thay đổi biên độ của tín hiệu sóng mang, tần số và pha giữa nguyên

- Biến điệu FM: truyền âm thanh bằng cách thay đổi tần số của tín hiệu sóng mang, biên độ và pha giữa nguyên

b) Dải tần số sử dụng

- Biến điệu AM: 525 đến 1 705 kHz

- Biến điệu FM: 87,5 đến 108,0 MHz

c) Độ rộng kênh/băng thông.

- Biến điệu AM: 4 – 5 kHz

- Biến điệu FM: 15 kHz

d) Chất lượng âm thanh.

- Biến điệu AM: Phát ở chế độ đơn âm (băng tần hẹp hơn), dùng để phát âm thanh và tin tức, chất lượng kém hơn

- Biến điệu FM: Phát âm thanh nổi (băng tần rộng hơn), phù hợp phát âm nhạc, chất lượng tốt hơn

e) Phạm vi phát sóng.

- Biến điệu AM: Có phạm vi phát sóng rộng hơn

- Biến điệu FM: Có phạm vi phát sóng hẹp hơn

g) Ảnh hưởng bởi nhiễu.

- Biến điệu AM: Dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu

- Biến điệu FM: Ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu

 

Hoạt động 3. Tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông  

  1. Mục tiêu: Thông qua việc nhắc lại các khái niệm về tần số, chu kì và bước sóng cũng như mối quan hệ giữa chúng để HS tìm hiểu tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông
  2. Nội dung: GV nhắc lại các khái niệm về tần số, chu kì và bước sóng cũng như mối quan hệ giữa chúng; HS hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ SGK để tìm hiểu về tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận, tìm hiểu của HS về tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nhắc lại các khái niệm về tần số, chu kì và bước sóng cũng như mối quan hệ giữa chúng:

+ Tần số: là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây, kí hiệu là f

+ Chu kì: là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động, kí hiệu là T

+ Bước sóng: Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha

+ Bước sóng λ và tần số f của sóng điện từ liên hệ với nhau bằng hệ thức (c=3.108 là tốc độ ánh sáng trong chân không)

- GV có thể cho HS làm một số ví dụ để HS có thể tự tính toán được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại,

Câu 1: Sóng FM của đài tiếng nói Việt Nam có tần số f = 100 MHz. Bước sóng mà đài thu được

Giải: Bước sóng mà đài thu được là: 

Câu 2: Sóng điện từ trong chân không có bước sóng là 2000m, xác định tần số của sóng điện từ đó?

Giải: tần số của sóng điện từ đó là

- GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho HS, trả lời các câu hỏi tiếp theo trong mục IV trang 31 SGK.

+ CH1. Hãy cho biết Đài Tiếng nói Việt Nam VOV3 phát trên tần số nào?

+ CH2. Hãy cho biết dải tần số sóng ngắn và sóng trung mà Đài VOV1 đang sử dụng là bao nhiêu?

- Sau khi HS phát biểu ý kiến, GV nêu đáp án.

- GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động mục này trong SGK theo các bước:

+ Tìm hiểu cách phân chia, cấp phát tần số của một số kênh truyền thông trên thực tế.

+ Liệt kê một số tần số phát sóng trên radio Việt Nam, một số kênh truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam.

+ T tần số của các kênh phát thanh và truyền hình đã liệt kê ở trên, em hãy tính bước sóng tương ứng của chúng

- Sau khi HS nêu ý kiến, GV đưa ra nhận xét và tổng hợp

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.

IV. TẦN SỐ VÀ BƯỚC SÓNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG

CH1 (SGK – tr31)

VOV3 (kênh âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam) đầu tiên phát sóng trên tần số FM 100 MHz, sau đó VOV3 đổi sang tần số FM 102,7 MHz tại Hà Nội

CH2(SGK – tr31)

* Vùng phủ sóng ngắn của VOV1:

- Các tỉnh miền núi phía bắc, tây – bắc , tây Thanh Hóa, tây Nghệ An: tần số 9 530 kHz – 5 975 kHz

- Các tỉnh Tây Nguyên: tần số 7 210 kHz

* Vùng phủ sóng trung của VOV1

- Tần số 675 kHz phủ sóng toàn bộ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và một phần các tỉnh trung du như: Hoà Bình, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và miền duyên hải các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế.

- Tần số 630 kHz: phủ từ nam Thừa Thiên Huế đến bắc Quảng Ngãi.

- Tần số 648 kHz: phủ toàn bộ tỉnh Bình Định và bắc tỉnh Phú Yên.

- Tần số 666 kHz phủ từ nam Tuy Hoà đến bắc Ninh Thuận.

- Tần số 690 kHz: phủ khu vực Đắk Lắc và vùng phụ cận.

- Tần số 690kHz: phủ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

- Tần số 711 kHz: phủ toàn bộ các tỉnh đồng bằng Nam Bộ từ Thành phố Hồ Chí Minh đến mũi Cà Mau.

Hoạt động (SGK – tr31)

- Cách phân chia, cấp phát tần số của một số kênh truyền thông trên thực tế: Kênh truyền thông là môi trường được sử dụng để truyền tải thông tin từ nơi phát đến nơi thu. Kênh có dây truyền tải thông tin bằng dây dẫn hoặc cáp (cáp đồng, cáp quang). Kênh vô tuyến sử dụng không gian tự do (không khí) để truyền tải thông tin.

- Theo quy định, phổ tần số vô tuyến được chia thành các băng tần, là một dải nhỏ trong phổ tần số vô tuyến, trong băng tần, các kênh thông tin sẽ được cấp phát cho mục đích sử dụng.

- Có một số kênh truyền thông phổ biến như:

+ Kênh truyền thông AM: Tần số từ 530 kHz đến 1 700 kHz (Bước sóng: ≈ 565 m

đến ≈177 m).

+ Kênh truyền thông FM: Tần số từ 88 MHz đến 108 MHz (Bước sóng: ≈ 3,4 m đến ≈ 1,67 m).

+ Kênh truyền hình tần số rất cao (VHF) và tần số cực cao (UHF): Tần số từ 30 MHz đến 3000 MHz (Bước sóng: 10 m đến 100 mm).

+ Kênh truyền thông tần số siêu cao (Viba hay SHF): Tần số từ 300 MHz đến 300 GHz (Bước sóng: 1 m đến 1 mm).

+ Kênh truyền thông bằng sợi quang: Tần số từ 187 THz đến 374 THz (Bước sóng: 1 600 nm đến 800 nm).

- Tính bước sóng của một số kênh phát thanh và truyền hình

Tên kênh

Tần số

Bước sóng

Một số kênh radio Việt Nam

Kênh VOV1 (khu vực Hà Nội)

Tần số FM: 100 MHz

≈ 3m

Kênh VOV2

Tần số FM: 102,7 MHz và 96,5 MHz

≈ 2,92m và 3,1m

VOV giao thông (khu vực HN)

Tần số FM: 91 MHz

≈ 3,3m

Một số kênh truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam

Kênh 25 truyền hình số mặt đất DVB T2 (VTV1,2,3 HD,…)

Tần số trung tâm 506 MHz

≈ 0,6m

Kênh 51 phát miễn phí (VTV1,2,3 HD, VTV4,…)

Tần số trung tâm 710 MHz

≈ 0,43m

 ------------------------Còn tiếp--------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TRƯỜNG HẤP DẪN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRUYỀN THÔNG TIN BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. MỞ ĐẦU ĐIỆN TỬ HỌC

Chat hỗ trợ
Chat ngay