Giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối Chuyên đề 2 bài 6: Suy giảm tín hiệu (P1)
Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập Vật lí 11 bộ sách kết nối tri thức Chuyên đề 2 bài 6: Suy giảm tín hiệu (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6: SUY GIẢM TÍN HIỆU (3 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Phân biệt được các loại cáp, các loại môi trường truyền dẫn khác nhau.
- Tính toán được độ suy giảm tín hiệu trên đường truyền sử dụng đơn vị dB và dB/km.
- Phân tích được ảnh hưởng của sự suy giảm tín hiệu đến chất lượng tín hiệu được truyền.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận qua hình vẽ, tài liệu đa phương tiện nêu được một số kiến thức về suy giảm tín hiệu
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến suy giảm tín hiệu
Năng lực vật lí:
- Phân biệt được các loại cáp, các loại môi trường truyền dẫn khác nhau.
- Tính toán được độ suy giảm tín hiệu trên đường truyền sử dụng đơn vị dB và dB/km.
- Phân tích được ảnh hưởng của sự suy giảm tín hiệu đến chất lượng tín hiệu được truyền.
- Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
- Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- Sách Chuyên đề, Sách chuyên đề GV, Giáo án.
- Một số hình ảnh, video giới thiệu về các loại môi trường truyền dẫn khác nhau
- Một số hình ảnh về sự suy giảm tín hiệu và quá trình khuếch đại tín hiệu
- Máy chiếu, máy tính (nếu có)
- Đối với học sinh:
- Sách Chuyên đề Vật lí 11
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến suy giảm tín hiệu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS có được khái niệm về môi trường truyền dẫn, cách thức phân loại môi trường truyền dẫn, khi tín hiệu truyền qua các môi trường truyền dẫn khác nhau thì sẽ gặp phải những vấn đề gì.
- Nội dung: GV đặt vấn đề để HS thảo luận xác định nhiệm vụ bài học
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về sự suy giảm tín hiệu
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Khi một tín hiệu lan truyền dọc theo một dây dẫn (hay một môi trường truyền dẫn) công suất của nó sẽ bị sụt giảm (suy giảm tín hiệu). Thông thường mức độ suy giảm cho phép được quy định trên chiều dài cáp truyền dẫn hoặc kênh truyền dẫn để đảm bảo rằng ở nơi thu có thể phát hiện và giải mã đúng được tín hiệu.
- GV nêu câu hỏi: Vậy bằng cách nào chúng ta có thể hạn chế hoặc tăng cường và tái tạo lại được tín hiệu?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời rồi dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 6: Suy giảm tín hiệu
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu môi trường truyền dẫn và phân loại
- Mục tiêu: Bằng việc quan sát các hình ảnh và video, HS sẽ biết được khái niệm về môi trường truyền dẫn, có những loại môi trường truyền dẫn nào.
- Nội dung: GV tổ chức để HS thảo luận, tìm hiểu về các loại môi trường truyền dẫn khác nhau và phân loại các môi trường truyền dẫn
- Sản phẩm học tập: Rút ra được khái niệm về môi trường truyền dẫn và các loại môi trường truyền dẫn
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I, tìm hiểu về môi trường truyền dẫn thông qua việc trả lời các câu hỏi sau: + Môi trường truyền dẫn là gì? Thông tin truyền dẫn là gì? + Môi trường truyền dẫn được phân ra thành những loại nào? Vẽ sơ dồ phân loại môi trường truyền dẫn - Sau khi HS tiến hành thảo luận và phát biểu ý kiến, GV nhận xét và phát biểu thành kết luận về môi trường truyền dẫn - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào nội dung mục I, trả lời câu hỏi trong SGK – tr39: Môi trường truyền dẫn có ảnh hưởng như thế nào đến sự suy giảm tín hiệu? - GV chiếu hình 6.3 SGK, yêu cầu HS so sánh về cấu tạo của các loại cáp khác nhau - GV đặt câu hỏi: sử dụng loại cáp nào sẽ cho tốc độ truyền dẫn lớn hơn, khoảng cách dài hơn,... - GV Cho HS đọc lại phần I trong sách và tìm hiểu trên internet về các loại môi trường truyền dẫn khác nhau, với môi trường hữu tuyến (có dây) thì xem xét đến chiều dài của dây dẫn, cấu tạo của dây dẫn; với môi trường vô tuyến thì xem xét đến khoảng cách truyền dẫn, các vật cản hoặc sự chuyển động của thiết bị thu phát, điều kiện thời tiết,.... - GV đặt câu hỏi: môi trường truyền dẫn có ảnh hưởng như thế nào đến sự suy giảm tín hiệu. - GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, sau đó tổng hợp các ý kiến và đưa ra đáp án cuối cùng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, tìm hiểu môi trường truyền dẫn và phân loại - GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS của các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | I. MÔI TRƯỜNG TRUYỀN DẪN - Môi trường truyền dẫn: là bất cứ thứ gì có thể mang thông tin từ nguồn đến đích, trong truyền thông dữ liệu thì môi trường truyền dẫn thường là không gian tự do, cáp đồng hoặc cáp sợi quang - Phân loại môi trường truyền dẫn: + hữu tuyến – có dây (cáp kim loại, cáp sợi quang) + vô tuyến – không dây (sóng radio, sóng micro và sóng hồng ngoại). * Câu hỏi (SGK – tr31) Môi trường truyền dẫn có ảnh hưởng lớn đến sự suy giảm tín hiệu với các loại môi trường truyền dẫn khác nhau thì sự suy giảm tín hiệu khác nhau và các nguyên nhân gây suy giảm tín hiệu cũng khác nhau. Ví dụ với môi trường truyền dẫn có dây thì cấu tạo của dây dẫn, chiều dài dây dẫn, số lượng các mối nối, mối hàn sẽ ảnh hưởng đến sự suy giảm tín hiệu, còn đối với môi trường truyền dẫn không dây thì khoảng cách truyền, các vật cản, điều kiện thời tiết, các hiệu ứng đa đường.... sẽ ảnh hưởng đến sự suy giảm tín hiệu.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu suy giảm tín hiệu và đơn vị đo
- Mục tiêu: Bằng việc quan sát các hình ảnh và video, HS sẽ hiểu được khái niệm về sự suy giảm tín hiệu và bằng cách nào chúng ta có thể bù lại sự suy giảm tín hiệu
- Nội dung: GV tổ chức để HS thảo luận, trả lời câu hỏi tìm hiểu về sự suy giảm tín hiệu và cách để bù lại sự suy giảm tín hiệu
- Sản phẩm học tập: Rút ra được sự khái niệm sự suy giảm tín hiệu và cách để bù lại sự suy giảm tín hiệu
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc mục II.1 trong SGK và cho biết khái niệm về sự suy giảm tín hiệu và cách để bù lại sự mất mát này. - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.2 trong SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi phần hoạt động: + Nêu nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm tín hiệu khi truyền tín hiệu qua cáp đồng trục và cáp sợi quang. + Chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tín hiệu khi truyền tín hiệu trong môi trường không dây. - GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, sau đó GV tổng hợp các ý kiến và đưa ra đáp án cuối cùng. - GV yêu cầu HS đọc thêm phần “Em có biết” trong SGK – tr40 - GV giới thiệu với HS về đơn vị đo sự suy giảm theo công suất: B, dB, dBm và dB/km - GV yêu cầu HS tính toán qua một số ví dụ về các đơn vị đo này và trả lời các câu hỏi trong SGK: Cho công suất tín hiệu tại đầu vào sợi cáp là 2mW, cáp có hệ số suy giảm là 0,3 dB/km, tính công suất tín hiệu ở đầu ra của cáp tại khoảng cách 5 km. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, tìm hiểu sự suy giảm tín hiệu và đơn vị đo Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS của các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | II. SỰ SUY GIẢM TÍN HIỆU VÀ ĐƠN VỊ ĐO 1. Sự suy giảm tín hiệu - Sự suy giảm tín hiệu là sự mất mát năng lượng khi tín hiệu được truyền qua môi trường truyền dẫn - Để giảm sự mất mán này người ta thường sử dụng các bộ khuếch đại để khuếch đại tín hiệu 2. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tín hiệu * HĐ1 (SGK – tr40) - Nguyên nhân gây suy giảm tín hiệu khi truyền qua cáp đồng trục: do chiều dài dây dẫn, do các mỗi nỗi, các bộ chia, do nhiệt độ môi trường thay đổi làm thay đổi tính chất dẫn điện, cách điện, do điện trở, điện môi và phát xạ,... - Nguyên nhân gây suy giảm tín hiệu khi truyền qua cáp sợi quang: do vật liệu chế tạo sợi quang hấp thụ ánh sáng, các tạp chất trong quá trình chế tạo sợi quang sẽ hấp thụ ánh sáng, do tán xạ ánh sáng, tán sắc ánh sáng, do khoảng cách truyền dẫn, do sợi quang bị uốn cong.... làm mất mát năng lượng dẫn đến sự suy giảm tín hiệu. * HĐ2 (SGK – tr34) Nguyên nhân gây nên suy giảm tín hiệu khi truyền qua môi trường không dây: do khoảng cánh truyền dẫn, do hiệu ứng đa đường truyền; do vật cản như các toà nhà, cây xanh; do sự chuyển động của các bộ thu phát; do sự khúc xạ, nhiễu xạ và tán xạ; do điều kiện thời tiết,... làm tín hiệu bị suy giảm. 3. Đơn vị đo - Bel là đơn vị đầu tiên được phát triển để xác định tỉ số công suất giữa hai điểm. Khi đo độ lợi (hệ số khuếch đại) hoặc suy giảm của một kênh được cho bởi công thức: - Ngày nay người ta sử dụng đơn vị dB làm đơn vị chuẩn để biểu thị độ lợi và suy giảm theo công suất - Người ta còn sử dụng hệ số suy giảm trên một đơn vị độ dài và đo bằng dB/km - Công thức đo công suất tín hiệu theo milioát (mW): * Câu hỏi (SGK – tr41) 1. - Đổi công suất tín hiệu đầu vào ra dBm: Pin = 2 mW = 10lg2 ≈ 3 dBm. - Suy giảm trên chiều dài cáp sợi quang dài 5 km = 0,3 x 5 = 1,5 dB. - Công suất tín hiệu ở đầu ra của cáp sợi quang: Pout = 3 - 1,5 = 1,5 dBm. 2. Suy giảm tín hiệu trên cáp đồng do các nguyên nhân: Chiều dài dây dẫn, cáp càng dài suy hao càng lớn, do các mối nối, mối hàn, do nhiệt độ môi trường thay đổi làm thay đổi đặc tính dẫn diện, cách điện, suy giảm tín hiệu do điện trở, diện mỗi và phát xạ. Suy giảm tín hiệu trên cáp sợi quang do các nguyên nhân: sự hấp thụ ánh sáng của vật liệu chế tạo sợi quang, do hiện tượng tán xạ ánh sáng, do sợi bị uốn cong trong quá trình chế tạo, lắp đặt. |
--------------------------Còn tiếp--------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 350k
- Giáo án powerpoint: 350k
- Trọn bộ word + PPT: 600k
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây