Giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối Chuyên đề 2 bài 4: Biên điệu (P3)
Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập Vật lí 11 bộ sách kết nối tri thức Chuyên đề 2 bài 4: Biên điệu (P3). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Hoạt động 4. Tổng kết bài học
- Mục tiêu: Ôn tập và củng cố kiến thức vừa xây dựng được cho HS về biến điệu AM và biến điệu FM
- Nội dung: GV giao cho HS 1 số nhiệm vụ để củng cố kiến thức về biến điệu AM và biến điệu FM
- Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận, thực hiện nhiệm vụ của HS
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS tìm hiểu thêm về sóng điện từ, việc sử dụng sóng điện từ trong các lĩnh vực thông tin, vô tuyến điện, phát thanh, truyền hình,... Cách phân loại sóng điện từ. - Sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về sóng điện từ, GV tiếp tục giao cho HS nhiệm vụ phân tích quá trình phát tín hiệu ở đài phát thanh AM. Yêu cầu từng HS mô tả được sự có mặt của biến điệu AM trong quá trình phát tín hiệu ở đài phát. - GV tổng kết bài học và giao nhiệm vụ về nhà cho HS Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS ôn tập lại các kiến thức đã học về biến điệu AM và biến điệu FM Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày, tổng kết bài học về các nội dung: + Khái niệm biến điệu, biến điệu AM và biến điệu FM + Sự khác nhau giữa biến điệu AM và FM, ưu, nhược điểm của mỗi loại + Tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập. | V. TỔNG KẾT - Khái niệm biến điệu: Quá trình sử dụng sóng điện từ có tần số cao (sóng mang) để mang các tín hiệu bản tin có tần số thấp (sóng âm tần) đi xa được gọi là biến điệu. - Biến điệu AM: là một kĩ thuật được sử dụng để truyền thông tin qua một sóng mang, biên độ của tín hiệu sóng mang thay đổi theo biên độ của sóng âm tần theo thời gian, tần số và pha của sóng mang giữ nguyên không thay đổi. - Biến điệu FM: là một kĩ thuật được sử dụng để truyền thông tin qua một sóng mang, tần số của tín hiệu sóng mang thay đổi theo biên độ của sóng âm tần, biên độ đỉnh và pha của tín hiệu sóng mang không thay đổi. - Bảng so sánh biến điệu AM và biến điệu FM - Tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận
- Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời
- Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Biến điệu sóng điện từ là gì?
- Là biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ.
- Là trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ tần số cao.
- Là làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên.
- Là tách sóng điện từ âm tần ra khỏi sóng điện từ tần số cao.
Câu 2: Trong biến điệu AM, đặc tính nào của sóng mang thay đổi?
- Tần số của sóng mang
- Pha của sóng mang
- Biên độ của tín hiệu sóng mang
- Biên độ của sóng âm tần
Câu 3: Trong biến điệu FM, đặc tính nào của sóng mang thay đổi?
- Tần số của tín hiệu
- Biên độ của sóng âm tần
- Biên độ đỉnh
- Pha của tín hiệu sóng mang
Câu 4: Dải tần số sử dụng của biến điệu FM là:
- 525 đến 1 705 kHz
- 87,5 đếm 108,0 kHz
- 525 đến 1 705 MHz
- 87,5 đến 108,0 MHz
Câu 5: Kênh truyền hình có tần số cực cao kí hiệu là gì?
- VHF
- UHF
- Viba
- SHF
- GV chiếu một số bài tập tự luận củng cố thêm kiến thức cho HS về biến điệu AM và biến điệu FM
Câu 1. Lấy ví dụ về một số thiết bị truyền âm thanh (hình ảnh) bằng dây dẫn hoặc không dùng dây dẫn.
Câu 2. Vì sao phải biến điệu sóng mang trước khi truyền đi?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập trắc nghiệm:
1 - B | 2 – C | 3 - A | 4 - D | 5 - B |
* Bài tập tự luận
Câu 1.
Truyền bằng dây dẫn: thiết bị loa kết nối dây,...
Truyền không dây: tai nghe không dây; thiết bị kết nối bluetooth, wifi,...
Câu 2.
Những tín hiệu như âm thanh, hình ảnh,... muốn truyền đến những nơi xa cần phải biến thành các dao động điện. Những tín hiệu này gọi là âm tần hoặc thị tần và những tín hiệu này thường có tần số thấp năng lượng nhỏ, không thích hợp để truyền đi xa. Để truyền những tín hiệu này đi xa, người ta cần phải trộn chúng vào các sóng có tần số cao, gọi là sóng mang trước khi truyền đi.
Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập vận dụng liên quan
- Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trình bày các dự án nhóm đã chuẩn bị
- Tổ chức thực hiện: Câu trả lời của HS về vấn đề GV đưa ra
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện bài tập sau: Vì sao khi truyền trên bề mặt đất, sóng FM lại không thể đi xa bằng sóng AM?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Sóng AM có thể truyền đi xa hàng nghìn kilomet và truyền theo đường thẳng. Với các đài phát thanh cách rất xa chúng ta, sóng điện từ truyền theo đường thẳng gặp tầng điện li sẽ phản xạ nhiều lần trên mặt đất trước khi đến máy thu, vì vậy tín hiệu bị suy giảm đi rất nhiều và sóng không ổn định.
Với biến điệu FM, tần số của sóng mang thay đổi theo biên độ của tín hiệu âm tần, khoảng biến đổi là 150 kHz. Sóng FM là cự li truyền sóng ngắn chỉ truyền được từ vài chục đến vài trăm khilomet nên sóng FM thường được sử dụng làm sóng phát thanh trên các địa phương.
- Các nhóm HS nhận xét, đánh giá chấm chéo dự án học tập của nhóm bạn.
Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
*Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập và củng cố kiến thức vừa học trong bài
- So sánh cách cấp phát băng tần cho AM và FM đồng thời cho biết lí do tại sao giữa các kênh (các trạm) phải cách nhau một khoảng tần số đúng bằng độ rộng của một kênh.
- Tìm một số video về cách thức làm việc của hệ thống AM và FM, cũng như sự ảnh hưởng của nhiễu đến AM và FM.
- Xem trước nội dung Bài 5. Tín hiệu tương tự và tín hiệu số
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây