Giáo án Công dân 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Công dân lớp 12 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Công dân 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:

- Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý.

- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

  1. Năng lực

- Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân.

  1. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Sách giáo khoa 12, sách giáo viên 12, chuẩn kiến thức kĩ năng,

- Tình huống pháp luật có liên quan đến bài học. Luật phòng chống ma túy, Bộ luật hình sự.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về pháp luật.

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.

  1. b) Nội dung:

- GV định hướng cho hs phân tích, xử lý tình huống liên quan đến cd bình đẳng trước pl.

- Gv chiếu tình huống lên máy chiếu.

Anh A là nông dân, anh B là cán bộ huyện X. Khi tham gia giao thông cả 2 người đều vi phạm luật gtđb là vượt đèn đỏ. Cả 2 người đều bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập biên bản và xử phạt hành chính với mức tiền phạt như nhau.

  1. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hỏi:

1/Em có nhận xét gì về hành động của CSGT

2/ Từ tình huống trên và thực tế hàng ngày, em hãy cho biết thế nào là bình đẳng trước PL

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

GV chốt lại hành động của cảnh sát giao thông thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật. Vậy CDBĐtrước pháp luật là gì? CDBĐtrước pl được thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

  1. a) Mục tiêu:

- HS Nêu được khái niệm thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hằng ngày.

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho hs.

  1. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu hs tự đọc lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh sau cách mạng tháng 8 ( trang 27)

Hỏi: Em hiểu thế nào là quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh ?

- GV. Tóm tắt ý kiến của hs lên bảng phụ.

Hỏi: Vậy theo em thế nào là quyền và thế nào là nghĩa vụ? Lấy vd

Cho ví dụ trong thực tế đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện nhiệm vụ

GV: tóm tắt ý kiến của hs lên bảng phụ

- Hs tự đọc nội dung trong SGK, tìm nội dung chính, tóm tắt phần vừa đọc. Sau đó, Hs chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp về phần cá nhân đã tóm tắt, tự giải đáp cho nhau những thắc mắc và nêu câu hỏi đề nghị Gv giải thích( nếu có).

- Gv nêu tiếp yêu cầu mỗi cặp Hs tìm một số VD về: vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính; hoặc vi phạm hình sự và trách nhiệm hình sự ,vi phạm dân sự và trách nhiệm dân sự, vi phạm kỉ luật và trách nhiệm kỉ luật.

- Hs tự học dưới sự hướng dẫn của Gv.

- Một số cặp Hs báo cáo kết quả làm việc.

- Lớp nhận xét, bổ sung theo cách hiểu của các em.

- Gv chính xác hóa đáp án của Hs và nêu thêm 1 số VD khác.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: Gv chốt lại nội dung của mỗi loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí.

c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:

* Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ

luật Hình sự.

Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự , phải chấp hành hình phạt theo quy định của Tòa án. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm .

* Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước .

Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật . Người từ 14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.

*Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật , xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng…) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác.

Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật

*Vi phạm kỉ luật là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước … do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.

 

Hoạt động 2: Xử lý tình huống tìm hiểu Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Mục tiêu:

- Từ tình huống HS hiểu được khái niệm thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

- Rèn luyện năng lực :Năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên nêu tình huống:

Hùng, Huy, Tuấn và Lâm đều đã 19 tuổi bị công an xã bắt tại chỗ vì tội đánh bài ăn tiền. Ông trưởng công an xã A đã kí quyết định xử phạt hành chính đối với Hùng, Tuấn và lâm riêng Huy là cháu cảu ông chủ tịch xã A nên không bị xữ phạt, chỉ bị công an xã nhắc nhở rồi cho về.

Hỏi:

Trong trường hợp trên Hùng, Huy, Tuấn và Lâm có bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Gv tổ chức cho hs thảo luận tình huống trên.

- GV. Tóm tắt ý kiến của hs lên bảng phụ.

- GV cung cấp cho hs một số tư liệu

- GV chính xác hóa đáp án và kế luận

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

1. Trong trường hợp trên Hùng, Huy, Tuấn và Lâm đã không bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.Công an xã đã phân biệt đối xử khi xử phạt những người vi phạm.

2. Trách nhiệm pháp lí là do cơ quan có thẩm quyền áp dụng với các chủ thể vi phạm pháp luật. bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí bằng chế tài theo quy định của pháp luật.

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

 

Bình đẳng trước pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

 

Hoạt động 3: Thảo luận lớp tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Mục tiêu: Hs nắm được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv đưa ra các câu hỏi thảo luận

Hỏi Công dân thực hiện quyền bình đẳng trên cơ sở nào? Lấy ví dụ

Hỏi: Vì sao nhà nước phải quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân vào hiến pháp, pháp luật? Ví dụ?

Vì sao nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật?

Cho ví dụ cụ thể về bản thân em được hưởng quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Công dân được thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật được quy định trong hiến pháp pháp luật.

Ví dụ : công dân thực hiện luật giao thông do nhà nước quy định và nhà nước có quyền xử phạt hành chính những hành vi vi phạm pháp luật.

HS tự kể ra một số quyền và nghĩa vụ của mình.

- Quyền và nghĩa vụ học tập.

- Quyền và nghĩa vụ bầu cử.

- Quyền và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

- Quyền và nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV kết luận : nhà nước ta vẫn quy định ưu tiên một số đối tượng công dân, nhưng không ảnh hưởng đến nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật.

- Ví dụ : ưu tiên cho học sinh dân tộc thiểu số, con thương binh con liệt sĩ trong kì tuyển sinh * Cho các hộ nghèo vay vốn.

* Chính sách ưu tiên cho cán bộ lão thành mạng, gia đình có công với cách mạng

3. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

- Công dân được thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật được quy định trong hiến pháp pháp luật.

- Nhà nước ta không những đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình mà còn xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội.

- Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống tư pháp, cho phù hợp với từng thời kì nhất định làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí hành vi xâm hại quyền và nghĩa vụ của công dân, nhà nước và xã hội .

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu:

- Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết về pháp luật và các đặc trưng của pháp luật; biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

  1. b) Nội dung: - Gv tổ chức cho Hs làm bài tập 2 (trong phần tư liệu) theo nhóm (4- 6 em).

- Hs làm bài tập.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án.

  1. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
  2. d) Tổ chức thực hiện:

Gv tổ chức cho Hs làm bài tập 2 (trong phần tư liệu) theo nhóm (4- 6 em).

- Hs làm bài tập.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu:

- Luyện tập để hs cunhr cố những gì đã biết về công dân BĐ trước pl, Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hằng ngày, phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân

- Rèn luyện năng lực :Năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

  1. b) Nội dung: GV nêu yêu cầu: Giáo viên nêu yêu cầu

a.Tự liên hệ

- hàng ngày bản thân đã được bình đẳng trước pháp luật chưa?

- Bản thân cần làm gì đề được bình đẳng trước pháp luật

  1. Nhận diện xung quanh

hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện công dân bình đẳng trước pl ở địa phương em.

  1. c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

GV nêu yêu cầu: 1. Giáo viên nêu yêu cầu

a.Tự liên hệ

- hàng ngày bản thân đã được bình đẳng trước pháp luật chưa?

- Bản thân cần làm gì đề được bình đẳng trước pháp luật

  1. Nhận diện xung quanh

hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện công dân bình đẳng trước pl ở địa phương em.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước pl

- Hs làm bài tập 2,5

- Cung cấp địa chỉ và hướng dẫn hs cách tìm các văn bản pl trên mạng Intenet

- Sưu tầm một số vụ án đã đưa ra xét xử thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

 

Giáo án Công dân 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Công dân 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Giáo dục công dân lớp 12 kì 1 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình giáo dục công dân 12. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới công dân khối 12 kì 1, công dân 12 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an gdcd 12 ki 1 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Công dân THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay