Giáo án hệ thống kiến thức công dân 12

Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức công dân 12. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn công dân 12 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hệ thống kiến thức công dân 12
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 12
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 12
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 12
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 12
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 12
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 12
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 12

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

Sơ đồ 1: Pháp luật và đời sống

  1. Khái niệm pháp luật

Khái niệm:

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đực bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Các đặc trưng của pháp luật:

- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến:

+ Tính quy phạm: Khuôn mẫu; tính phổ biến: áp dụng nhiều lần đối với nhiều người, nhiều nơi.

+ Tính quy phạm phổ biến: làm nên giá trị công bằng bình đẳng trước pháp luật.

+ Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải thực hiện theo khuôn mẫu pháp luật quy định.

- Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung:

+ Tính quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

+ Tất cả mọi người đều phải thực hiện các quy phạm pháp luật.

- Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

+ Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức: văn phong diễn đạt phải chính xác. Cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của văn bản được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp hoặc luật.

  1. Bản chất của pháp luật

- Bản chất giai cấp của pháp luật:

+ Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

- Bản chất xã hội của pháp luật:

+ Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

+ Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.

+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

III. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức

- Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:

+ Các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật,sự thay đổi các quan hệ kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung của pháp luật.

+ Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

- Quan hệ giữa pháp luật với chính trị:

+ Đường lối chính trị của đảng cầm quyền chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Thông qua pháp luật, ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước.

+ Đồng thời , pháp luật còn thể hiện ở mức độ nhất định đường lối chính trị của giai cấp và các tầng lớp khác trong xã hội.

- Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:

+ Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.

+ Khi ấy, các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

  1. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

- Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

- Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 1

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  1. Tính quy phạm phổ biến.
  2. Tính phổ cập.
  3. Tính rộng rãi.
  4. Tính nhân văn.

Câu 2: Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc nào dưới đây?

  1. Không được làm.
  2. Không nên làm.
  3. Cần làm.
  4. Sẽ làm.

Câu 3: Tính quyền lực, bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với

  1. kinh tế.
  2. chủ trương.
  3. đường lối.
  4. đạo đức.

Câu 4: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện

  1. Bằng quyền lực Nhà nước.
  2. Bằng chủ trương của Nhà nước.
  3. Bằng chính sách của Nhà nước.
  4. Bằng uy tín của Nhà nước.

Câu 5: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác thể hiện ở chỗ, pháp luật được áp dụng

  1. chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.
  2. chỉ những người là công chức Nhà nước.
  3. đối với tất cả mọi người.
  4. đối với những người vi phạm pháp luật.

Câu 6: Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường ở đô thị, khu dân cư, trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện, pháp luật bắt nguồn từ đâu?

  1. Từ cuộc sống ở đô thị.
  2. Từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
  3. Từ thực tiễn đời sống xã hội.
  4. Từ yêu cầu bảo vệ môi trường.

Câu 7: Khoản 3 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “... cha mẹ không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” là thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?

  1. Giữa gia đình với đạo đức.
  2. Giữa pháp luật với đạo đức.
  3. Giữa đạo đức với xã hội.
  4. Giữa pháp luật với gia đình.

Câu 8: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng

  1. trong một số lĩnh vực quan trọng.
  2. đối với người vi phạm.
  3. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
  4. đối với người sản xuất kinh doanh.

Câu 9: Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?

  1. Nên làm.
  2. Được làm.
  3. Phải làm.
  4. Không được làm.

Câu 10: Pháp luật ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

  1. Bản chất xã hội.
  2. Bản chất giai cấp.
  3. Bản chất nhà nước.
  4. Bản chất dân tộc.

Câu 11: Luật giao thông đường bộ quy định cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều. Quy định này được áp dụng chung cho mọi người tham gia giao thông. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

  1. Tính uy nghiêm.
  2. Yêu cầu chung cho mọi người.
  3. Tính quy phạm phổ biến.
  4. Quy tắc an toàn giao thông.

Câu 12: Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

  1. Bản chất giai cấp.
  2. Bản chất chính trị.
  3. Bản chất khoa học .
  4. Bản chất xã hội.

Câu 13: Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở

  1. tính quyền lực, bắt buộc chung.
  2. tính hiện đại.
  3. tính cơ bản.
  4. tính truyền thống.

Câu 14: Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

  1. Pháp luật chỉ bắt buộc với cán bộ, công chức.
  2. Pháp luật bắt buộc với người phạm tội.
  3. Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức.
  4. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em .

Câu 15: Căn cứ vào quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, công dân thực hiện quyền của mình, được hiểu pháp luật là phương tiện để

  1. công dân thực hiện nghĩa vụ của mình.
  2. công dân thực hiện quyền của mình.
  3. công dân đạt được mục đích của mình.
  4. mọi người yên tâm sản xuất kinh doanh.

Câu 16: Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật

  1. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
  2. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
  3. do Nhà nước ban hành.
  4. luôn tồn tại trong mọi xã hội.
  5. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Pháp luật là gì? Tại sao cần phải có pháp luật?

Câu 2: Trình bày bản chất giai cấp của pháp luật.

Câu 3: Sưu tầm một vài câu ca dao tục ngữ, châm ngôn về đạo đức đã được Nhà nước ghi nhận thành nội dung các quy phạm pháp luật.

Câu 4: Nêu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

Câu 5: Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật, Nhà nước phải làm gì?

Câu 6: Theo em, nội quy nhà trường, Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Vì sao?

Giáo án hệ thống kiến thức công dân 12
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 12

THÔNG TIN GIÁO ÁN:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án hệ thống kiến thức bao gồm: Kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án Công dân 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay