Giáo án công nghệ 3 cánh diều bài 6. An tòa với môi trường công nghệ trong gia đình

Giáo án bài 6. An tòa với môi trường công nghệ trong gia đình sách công nghệ 3 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của công nghệ 3 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 3 cánh diều bài 6. An tòa với môi trường công nghệ trong gia đình

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 3 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6. AN TÒA VỚI MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ TRONG GIA ĐÌNH

  1. MỤC TIÊU
  2. Năng lực

- Năng lực công nghệ

* Năng lực nhận thức công nghệ:

  • Nhận biết và phòng tránh được một số tình huống không an toàn cho người từ môi trường công nghệ trong gia đình.
  • Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra.

- Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được trách nhiệm và hoạt động của bản thân, cần nhanh chóng xác định tình huống sử dụng không an toàn theo hướng dẫn phân công nhóm.
  1. 2. Phẩm chất :
  • Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình đảm bảo an toàn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. 1. Đối với giáo viên

- Tài liệu : SGK công nghệ 3, SGV công nghệ 3, vở BT công nghệ 3.

- Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong bài 6; hoặc máy tính có các hình ảnh trong SGK, hình ảnh liên quan đen bải học và máy chiếu.

- Một và hình ảnh, video hướng dẫn sử dụng an toàn một số sản phẩm công nghệ trong gia đình và hướng dẫn xử lí khi bị chảy máu, bỏng,… (nếu có).

  1. 2. Đối với học sinh
  • Tài liệu : SGK, VBT, bút viết, bảng con và phấn/ bút lông viết bảng.
  • Tranh hoặc vật thật một số hình ảnh trong sgk bài 6.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Phân loại được một số sản phẩm công nghệ trong gia đình và xác định nhu cầu tìm hiểu các tình huống không an toàn với từng nhóm sản phẩm.  

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS quan sát 3 hình ảnh trong SGK (trang 33), yêu cầu HS kể tên các sản phẩm công nghệ có trong hình và sắp xếp các sản phẩm vào 3 nhóm.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, nhóm 4 hoặc nhóm 6.

- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp. GV gọi 1 – 2 HS lên kể tên sản phẩm và xếp theo bảng đúng nhóm. HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV gợi ý trả lời:

Nhóm đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ

Nhóm đồ dùng có nhiệt độ cao, khí ga

Nhóm đồ dùng sử dụng điện

- Dao, dĩa (nĩa) là đồ dùng sắc nhọn.

- Bát, đĩa sứ là đồ dùng dễ vỡ.

- Bếp ga.

- Nồi có nhiệt độ cao khi đang đun.

- Đèn học

- Quạt điện

- GV dẫn dắt mỗi nhóm: Sản phẩm công nghệ trên có tình huống mất an toàn khác nhau nên cần tìm hiểu những tình huống nguy hiểm khi sử dụng hoặc tiếp xúc với chúng và cách phòng tránh.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Nhận biết một số tình huống mất an toàn với các đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được một số tình huống không an toàn cho người từ các đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ.

- Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra với đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ.

b. Cách thức thực hiện

- GV cho HS quan sát hình trong mục 1 SGK (trang 33) thể hiện hai tình huống không an toàn với đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ và yêu cầu HS nêu những nguy hiểm có thể xảy ra.

- GV gọi đại diện 1 – 2 HS lên bảng mô tả những nguy hiểm có thể xảy ra và yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em sẽ xử lí như thế nào khi gặp phải tình huống mất an toàn như lọ hoa vỡ và chơi đùa với kéo.

- GV gợi ý trả lời:

+ Tình huống lọ hoa bị vỡ => có thể làm đau, chảy máu chân => báo với người lớn khi thấy mảnh sành, sứ, thủy tinh vỡ.

+ Tình huống chơi đùa với kéo => có thể làm đứt tay hoặc kéo nhọn chọc vào bạn gây nguy hiểm => nhắc nhở các bạn không nên giằng, đùa nghịch với dao kéo, vật sắc nhọn.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách phòng tránh tình huống mất an toàn với các đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ

a. Mục tiêu: Phòng tránh được một số tình huống không an toàn cho người từ các đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS quan sát hình trong mục 1 SGK (trang 34), đọc nội dung ghi chú và trả lời câu hỏi trong SGK: Để phòng tránh bị thương do các đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ em cần phải làm gì?

- GV gọi 1 – 2 HS trình bày trước lớp cách phòng tránh bị thương do các đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ.

- GV gợi ý trả lời: Cách phòng tránh tai nạn với đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ là không dùng dao kéo, vật sắc nhọn để đùa nghịch; học cách sử dụng dao, kéo an toàn, dùng xong cần cất đúng nơi quy định; sắp xếp đồ đạc trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp để tránh làm đổ vỡ đồ dùng dễ vỡ như lọ hoa, bát đĩa sứ,...; báo với người lớn khi thấy mảnh sành sứ, thủy tinh vỡ; không dùng tay nhặt mảnh sành sứ, thủy tinh vỡ,...

- GV cùng HS chốt kiến thức về cách phòng tránh tình huống mất an toàn với đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ trong gia đình.

Hoạt động 3. Nhận biết một số tình huống mất an toàn với các đồ dùng có nhiệt độ cao, khí ga

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được một số tình huống không an toàn cho người từ các đồ dùng có nhiệt độ cao, khí ga.

- Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra với đồ dùng có nhiệt độ cao, khí ga.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS quan sát 4 hình trong mục 2 SGK (trang 34) thể hiện bốn tình huống không an toàn với đồ dùng có nhiệt độ cao, khí ga. GV yêu cầu HS mô tả tình huống mất an toàn, phán đoán nguy hiểm có thể xảy ra và đưa ra cách phòng tránh.

- GV gọi đại diện 1 – 2 HS lên bảng mô tả những nguy hiểm có thể xảy ra và yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.

 

- GV bổ sung thêm một số tình huống nguy hiểm khác cho HS phân tích như: chạm vào ống xả (ống bô) xe máy, bê trực tiếp cốc nước nóng, nghịch vòi nước nóng của bình nóng lạnh khi đang tắm, sờ tay vào bóng đèn học đang sáng,...

- GV đặt câu hỏi cho HS: Khi bị bỏng hoặc ngửi thấy mùi khí ga em sẽ làm gì?

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát máy thu thanh trong thực tế hoặc qua hình ảnh.

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

- HS trình bày trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe để trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và làm việc theo cặp đôi thảo luận nguy hiểm có thể xảy ra khi dẫm vào mảnh vỡ lọ hoa hoặc đùa nghịch kéo.  

 

 

 

 

 

- HS lên bảng trình bày.

 

 

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe gợi ý để trả lời.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 3 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản powerpoint)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 3 CÁNH DIỀU

Giáo án word Chủ đề 1: Công nghệ và đời sống

Giáo án công nghệ 3 cánh diều bài 1: Tự nhiên và công nghệ
Giáo án công nghệ 3 cánh diều bài 2: Sử dụng đèn học
 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 3 CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay