Giáo án công nghệ 7 kì 1 cánh diều

Dưới đây là giáo án bản word công nghệ 7 kì 1 bộ sách "cánh diều ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án công nghệ 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công nghệ 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công nghệ 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công nghệ 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công nghệ 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công nghệ 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công nghệ 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công nghệ 7 kì 1 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 7 kì 1 cánh diều


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT

  1. MỤC TIÊU
  2. Năng lực

- Năng lực công nghệ:

  • Nêu được các bước trong quy trình trồng trọt.
  • Trình bày được mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các bước trong quy trình trồng trọt.
  • Lập được kế hoạch, tỉnh toán được chi phí cho việc trống và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến trong gia đình.
  • Thực hiện được một số công việc trong quy trình trồng và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến.

- Năng lực chung:

  • Phát triển kĩ năng phân tích in qua hoàn thành các bài tập luyện tập và vận dụng.
  • Tự nghiên cứu, thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi.
  • Hợp tác theo nhóm để phân tích các biện pháp kĩ thuật cơ bản áp dụng trong trồng trọt.
  • Giải quyết các vấn đề có gắn với thực tiễn áp dụng các biện pháp kỹ thuật tại địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động cá nhân và nhóm.
  • Có tinh thần trách nhiệm với các chủ đề đã học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn địa phương.
  • Có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 7.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Phiếu học tập
  1. Đối với học sinh
  • SGK,
  • Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- HS nhận biết được những yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng, từ đó hình dung việc tác động như thế nào để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

- Tạo hứng thú cho HS với chủ đề.

  1. Nội dung: Câu hỏi mở đầu trang 9 SGK
  2. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia nhóm HS và phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm. Nhóm HS hoàn thành phiếu học tập.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quan sát hình 2.1 và cho biết: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cây trồng? Yếu tố nào không thể thay đổi, yếu tố nào có thể thay đổi?

Nhóm:………………. Lớp:………….

PHIẾU HỌC TẬP

Quan sát hình 2.1 trang 11 SGK và hoàn thành các thông tin theo bảng sau:

Các yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng

Các yếu tố không thay đổi được

Các yếu tố thay đổi được

Cách thay đổi các yếu tố

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một số nhóm HS trình bày kết quả.

- GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Nhóm:………………. Lớp:………….

PHIẾU HỌC TẬP

Quan sát hình 2.1 trang 11 SGK và hoàn thành các thông tin theo bảng sau:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tay trồng

Các yếu tố không thay đổi được

Các yếu tố thay đổi được

Cách thay đổi các yếu tố

Ánh sáng, nhiệt độ, mưa, gió, sâu bệnh, cỏ dại, dinh dưỡng, đất ,nước

Ánh sáng, nhiệt độ, mưa, gió

Sâu bệnh, cỏ dại, dinh dưỡng, đất ,nước

Làm đất, rưới nước. bón phân, phòng trừ sâu bệnh, làm cỏ

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nêu tóm tắt ý kiến của các nhóm, trong đó chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng như thế nào, yếu tố nào con người không thay đổi được, yếu tố nào thay đổi được và có thể thay đổi thông qua quy trình trồng trọt, bằng cách thay đổi các yếu tố tác động hoặc trồng trọt phù hợp với các yếu tố bên ngoài để cho năng suất cây trồng cao (Ví dụ: làm đất, bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh...).

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giới thiệu chung về quy trình trồng trọt

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được các bước của quy trình trồng trọt.
  2. Nội dung: Câu hỏi hình thành kiến thức trang 11 SGK.
  3. Sản phẩm học tập: các bước của quy trình trồng trọt.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung của Mục 1. Giới thiệu chung về quy trình trồng trọt và trả lời câu hỏi: Quan sát sơ đồ và cho biết quy trình trồng trọt gồm những bước nào?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Giới thiệu chung về quy trình trồng trọt

- Quy trình trồng trọt gồm các bước từ khi làm đất đến khi thu hoạch: làm đất, bón lót — gieo trồng — chăm sóc (tỉa, dặm cây; làm cỏ, vun xới; bón thúc; tuổi, tiêu nước; phòng trừ sâu, bệnh hại) — thu hoạch.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm đất

  1. Mục tiêu: HS hiểu được mục đích, ý nghĩa của làm đất
  2. Nội dung: Câu hỏi hình thành kiến thức trang 12 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung của phần Mục Làm đất và trả lời câu hỏi: Vì sao làm đất trước khi gieo trồng lại có lợi cho cây trồng?

 

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày :

Làm đất giúp cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

2. Các bước trong quy trình trồng trọt

a. Làm đất

- Các công việc làm đất gồm:

+ Cày đất làm xáo trộn đất mặt ở độ sâu khoảng 20 – 30 cm.

+ Bừa và đập đất (làm nhỏ đất), thu cỏ dại.

+ Lên luống (tuỳ theo yêu cầu của từng loại cây trồng).

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách Bón lót

  1. Mục tiêu: HS hiểu được mục đích, ý nghĩa của bón lót
  2. Nội dung: Câu hỏi hình thành kiến thức trang 12 SGK.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc nội dung của Mục Bón lót và trả lời câu hỏi: Vì sao cần bón lót trước khi gieo trồng?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

b. Bón lót

 - Bón lót vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về gieo trồng

  1. Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm thời vụ gieo trồng và mục đích, ý nghĩa của gieo trồng đúng thời vụ; biết được các phương thức gieo trồng.
  2. Nội dung: Câu hỏi hình thành kiến thức trang 12 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.4 và đọc các thời vụ chính ở nước ta.

- GV chia nhóm HS (6HS/ nhóm) và yêu cầu nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn HS liên hệ với kiến thức về các thời vụ chính ở nước ta trong Hình 2.4 kể tên những thời vụ gieo trồng ở địa phương và sau đó liệt kê những cây trồng nào được gieo trồng vào những thời vụ đó.

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ và nêu các phương thức gieo trồng.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một số nhóm HS trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

2. Gieo trồng

- Thời vụ là khoảng thời gian để gieo trồng đối với mỗi loại cây trồng. Thời vụ gieo trồng thích hợp là thời vụ thuận tiện cho việc gieo trồng và đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao; tránh được các rủi ro về thời tiết, sâu bệnh.

- Phương thức gieo trồng:

+ Gieo hạt

+ Trồng bằng hom, bằng củ

+ Trồng bằng cây con.

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu cách tỉa, dặm cây

  1. Mục tiêu: HS năm được mục đích của công việc tỉa, dặm cây.
  2. Nội dung: Yêu cầu hình thành kiến thức trang 13 SGK.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc nội dung của Mục Tỉa, dặm cây và Bảng 2.1 để thực hiện nhiệm vụ: Em hãy lựa chọn hoạt động thích hợp với tình trạng cây trồng theo bảng.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày

Tình trạng cây

Tỉa cây

Dặm cây

Cây yếu, bị sâu bệnh

x

 

Cây bị chết, không mọc

 

x

Cây mọc quá dày

x

 

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

3. Chăm sóc

a. Tỉa, dặm cây

- Tiến hành tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu bệnh, chỗ có cây mọc dày và tiến hành dặm vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.

 

 

Hoạt động 6: Làm cỏ, vun xới

  1. Mục tiêu: HS mô tả được công việc làm cỏ, vun xới
  2. Nội dung: Yêu cầu hình thành kiến thức trang 14 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc nội dung của Mục Làm cỏ, vun xới và quan sát Hình 2.6, mô tả công việc làm cỏ, vun xới.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS mô tả từng công việc trong Hình 2.6

Mô tả công việc làm cỏ, vun xới:

+ Làm cỏ: Diệt hết cỏ dại mọc xen với cây trồng để cây trong không bị cạnh tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng.

+ Vun xới: Vun đất mẫu vào gốc cây, làm đất tăng thêm độ thoáng để giữ cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng, oxygen cho cây đồng thời hạn chế bốc hơi nước.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

b. Làm cỏ, vun xới

 Sau khi cây mọc, tiến hành làm cỏ, vun xới kịp thời để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Làm cỏ: Diệt hết cỏ dại mọc xen với cây trồng để cây trong không bị cạnh tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng.

+ Vun xới: Vun đất mẫu vào gốc cây, làm đất tăng thêm độ thoáng để giữ cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng, oxygen cho cây đồng thời hạn chế bốc hơi nước

Hoạt động 7: Bón thúc

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được các thời điểm cân bón thúc và mục đích của bón thúc cho lúa
  2. Nội dung: Yêu cầu hình thành kiến thức trang 14 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc nội dung Mục Bón thúc và quan sát Hình 2.7 thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi về các thời điểm bón thúc cho lúa.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày: Bón thúc cho lúa ở những giai đoạn sinh trưởng quan trọng của cây giúp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho lúa ở từng thời kì. Các thời điểm cân bón thúc cho lúa.

- Giai đoạn đẻ nhánh: Mục đích bón của lần này là tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh và để tập trung ngay ở giai đoạn đầu của quá trình đẻ nhánh

- Giai đoạn đón đòng: Mục đích bón của lần này là đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, bông to, nhiều hạt, cho năng suất cao.

- Giai đoạn nuôi hạt. Phun phân bón lá từ 1 đến 2 lần giúp tăng số hạt chắc. Đây là thời kì bón phân quan trọng nếu như lúa được trồng ở đất có chế độ giữ phân kém.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

- GV mở rộng: Phân đạm là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết và quan trọng đối với cây trồng. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều hoặc bón gần thời gian thu hoạch sẽ dẫn đến sự tích lũy nitrat trong sản phẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và sức khỏe người tiêu dùng.

c. Bón thúc

- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhằm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì quan trọng tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

- Căn cứ vào cách bón phân, có 4 hình thức bón phân: bón vãi, bón theo hốc, bón hàng, bón phun qua lá.

Hoạt động 8: Tưới nước

  1. Mục tiêu: HS nắm được các phương pháp tưới nước khác nhau
  2. Nội dung: Yêu cầu hình thành kiến thuốc trang 15 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc nội dung của Mục Tưới nước và thực hiện yêu cầu: Hãy nêu các phương pháp tưới nước cho cây trồng.

 

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

d. Tưới nước

 - Cây trồng cần nước để sinh trưởng và phát triển, do vậy phải tưới nước đầy đủ và kịp thời.

- Có các phương pháp tưới sau:

+ Tưới tràn: cho nước chảy tràn trên mặt ruộng.

+ Tưới rãnh; cho nước chảy vào rãnh, nước thấm vào luống tới rễ cây.

+ Tưới phun mưa: nước được phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống với tưới phun.

+ Tưới nhỏ giọt hoặc tưới ngầm: dùng hệ thống ống dẫn nước có đục lỗ theo khoảng cách cây, nước trong ống sẽ đi qua lỗ nhỏ này thẩm đến bộ rễ.

Hoạt động 9: Phòng trừ sâu, bệnh hại

  1. Mục tiêu: HS nắm được các nhóm biện pháp phòng trừ sâu bệnh và các biện pháp canh tác giúp phòng trừ sâu bệnh
  2. Nội dung: Câu hỏi hình thành kiến thức trang 16 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc nội dung của Mục Phòng trừ sâu, bệnh hại và trả lời câu hỏi:

1. Có những nhóm biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào?

2. Có những biện pháp canh tác nào giúp phòng trừ sâu, bệnh hại?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày

1. Những nhóm biện pháp phòng trừ sâu bệnh nhóm biện pháp canh tác, nhóm biện pháp vật lí, cơ giới; nhóm biện pháp sinh học; nhóm biện pháp hóa học.

2. Biện pháp canh tác trong phòng trừ sâu bệnh gồm: vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu bệnh, luân canh, xen canh,... để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận.

GV mở rộng: Thuốc trừ sâu thảo mộc được làm từ cây cỏ hoặc các sản phẩm chiết xuất từ cây có có khả năng tiêu diệt sâu bệnh. Loại thuốc này an toàn với con người và môi trường hơn thuốc trừ sâu hóa học.

e.  Phòng trừ sâu, bệnh hại

- Biện pháp canh tác vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh,... để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.

- Biện pháp vật lí, cơ giới: bẫy bả, bắt bằng tay, bao quá, che lưới,...

- Biện pháp sinh học; sử dụng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng để phòng trừ sâu bệnh (bọ rùa, ong mắt đỏ, vi khuẩn Bt, chế phẩm thảo mộc,...).

- Biện pháp hoá học: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,... để tiêu diệt sâu bệnh.

Hoạt động 10: Thu hoạch

  1. Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa của thu hoạch đúng thời điểm và các cách thu hoạch
  2. Nội dung: Câu hỏi hình thành kiến thức trang 17 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc nội dung của Mục 2.4. Thu hoạch và trả lời từng câu hỏi

1. Ý nghĩa của việc thu hoạch đúng thời điểm là gì?

2. Có những cách nào để thu hoạch sản phẩm cây trồng.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày:

+ Thu hoạch đúng thời điểm sẽ giúp đảm bảo số lượng và chất lượng nông sản. Nếu thu hoạch không đúng lúc thì sẽ ảnh hưởng xấu tới số lượng và chất lượng nông sản. Ví dụ: Khi thu hoạch lúa quá chín dẫn đến hao hụt về số lượng do hạt bị rung quá nhiều. Thu hoạch quá sớm, lúa còn xanh, chất lượng không tốt.

+ Tùy theo loại cây trồng mà có cách thu hoạch khác nhau: hái, nhổ, đào, cắt.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

4. Thu hoạch

 - Để đảm bảo số lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành thu hoạch đúng thời điểm, nhanh gọn và cẩn thận.

- Tuỳ theo loại cây trồng mà có cách thu hoạch khác nhau: hái, nhổ, đào, cắt.

- Các phương pháp thu hoạch:

+ Thu hoạch thủ công: thu hoạch bằng tay với công cụ thô sơ.

+ Thu hoạch cơ giới: dùng máy móc để thu hoạch.

Hoạt động 11: Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc trồng và chăm sóc cây cải xanh trong thùng xốp

  1. Mục tiêu: HS nắm được những yêu cầu chính của việc lập kế hoạch trồng và chăm sóc cây cải xanh trong thùng xốp
  2. Nội dung: Câu hỏi hình thành kiến thức trang 19 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc nội dung và thảo luận nhóm (4HS/nhóm) theo kĩ thuật khăn trải bàn thời gian 5 Em hãy đọc nội dung mục 3 và trả lời các câu hỏi sau:

1. Thời vụ gieo trồng thích hợp cho cây cải xanh là khi nào?

2. Loại đất nào thích hợp trồng cây cải xanh?

3. Nên bón lót trước khi trồng cải xanh với loại phân bón nào?

4. Các loại phương thức gieo trồng cây cải xanh là gì?

5. Nên thu hoạch cây cải xanh vào thời gian nào?

6. Phải xử lí đất như thế nào để trồng được đợt tiếp theo?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo khăn trải bàn, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày:

1. Thời vụ gieo trồng thích hợp cho cây cải xanh. Có thể trồng cây cải xanh quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất là vụ đông xuân trông từ tháng 9-10.

2. Loại đất thích hợp trong cây cải xanh: Đất thích hợp trong cải xanh là đất tơi xốp, thoát nước tốt như đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất chuyên dụng trong rau.

3. Nên bón lót trước khi trồng cải xanh bằng phân bón hữu cơ với lượng phù hợp để cung cấp dinh dưỡng an toàn và hiệu quả cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng.

4. Các phương thức gieo trồng cây cải xanh: Cây cải xanh có thể được trồng bằng cây con hoặc gieo trực tiếp hạt vào đất đã chuẩn bị sẵn. Hạt trước khi gieo cần được ngầm trong nước với tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh (khoảng 40 độ C )trong thời gian từ 2 – 5 h. Sau đó, vớt ra rửa sạch và để ráo nước rồi đem gieo vào bầu đất hoặc trực tiếp lên đất trồng đã chuẩn bị sẵn, khoảng cách gieo hạt không quá dày để đảm bảo sự sinh trưởng tốt nhất của cây rau cải xanh.

5. Sau khi trong 20 ngày thì có thể bắt đầu thu tỉa dần cho đến 40 ngày. Khi theo hoạch cắt sát gốc cây.

6. Sau khi thu hoạch xong, cầu nhật hết gốc rễ, phải tất một ngày để diệt trên mà xưng các bệnh, bổ sung tiêm đất và phân liên cơ rồi mới tiếp tục trồng đợt sau.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

5. Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc trồng và chăm sóc cây cải xanh trong thùng xốp

 Bước 1. Liệt kê vật tư, dụng cụ

- Thùng xốp đảm bảo thoát nước tốt.

- Hạt giống: có thể mua ở chợ hoặc siêu thị.

- Đất trồng: đất tơi xốp như đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất chuyên dụng trồng rau.

- Phân hữu cơ; phân chuồng ủ hoai mục, phân trùn quế, hoặc phân hữu cơ vi sinh,...

- Phân bón lá: dịch trùn quế, dịch cá, đậu tương ngâm,..

- Thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm tôi – ớt – gừng,

- Xẻng, dao, bình tưới phun, găng tay.

Bước 2. Dự kiến kĩ thuật trồng và chăm sóc

- Xác định thời vụ gieo trồng: Có thể trồng cây cải xanh quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất là vụ đông xuân.

-  Chuẩn bị đất trồng: Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày, trộn đất với phân hữu cơ với lượng bón khoảng 0,8 – 1,2 kg/mẻ thùng xốp. Đổ đất vào thùng xốp cách miệng thùng khoảng 5-7 cm.

- Gieo trồng: Gieo hạt hoặc trồng cây con lên đất trồng đã chuẩn bị sẵn, với khoảng cách từ 5 đến 10 cm. Gieo xong, lấp một lớp đất mỏng, có thể phủ một lớp trấu và tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

- Chăm sóc

+ Tưới nước ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều tối.

+ Tỉa, dặm cây đảm bảo khoảng cách phù hợp.

+ Có thể bón thúc bổ sung bằng phun phân bón lá định kỳ khoảng 5 – 7 ngày một lần.

+ Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh kịp thời bằng chế phẩm tôi – ớt – gừng hoặc thuốc trừ sâu sinh học.

- Thu hoạch và trồng vụ tiếp theo

+ Sau khi trồng 20 ngày thì có thể thu tỉa dần. Khi thu hoạch cắt sát gốc cây. + Sau khi thu hoạch xong, cần nhặt hết gốc rễ, phơi đất một ngày, bổ sung thêm đất và phân hữu cơ rồi mới tiếp tục trồng đợt sau.

Bước 3. Tính toán chi phí

Tổng chi phí = Chi phí giống + Chi phí phân bón + Chi phí thuốc bảo vệ thực vật + Chi phí khác

(thùng xốp, găng tay, xẻng, bình tưới phun,...)

Trong đó: Chi phí = Số lượng * Đơn giá

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1

  1. Mục tiêu: HS nắm được các bước trong quy trình làm đất
  2. Nội dung: Câu hỏi luyện tập trang 12 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

  1. Hãy nhận xét sự thay đổi hình dạng của đất trong Hình 2.3
  2. Có thể sử dụng những công cụ nào để làm đất?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

  1. Sự thay đổi hình dạng của đất trong Hình 2.3: Từ bề mặt ruộng bằng phẳng thành cục đất to sau khi cày; trở nên nhỏ hơn sau khi bừa đất; và thành luống gieo trồng sau khi làm luống.
  2. Công cụ làm đất có thể sử dụng là công cụ thổ sở như cuốc, liềm, xẻng, võ, cào... hoặc máy móc như máy cây, máy bia, máy lên luống.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng kiến thức.

Nhiệm vụ 2

  1. Mục tiêu: HS nhận biết và phân biệt được các phương thức gieo trồng
  2. Nội dung: Yêu cầu luyện tập trang 13 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: GV yêu cầu HS đọc nội dung Mục Phương thức gieo trồng và trả lời câu hỏi cho từng hình trong Hình 2.5.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Các phương thức gieo trong trong hình 2.5:

  • hình a – trồng bằng củ,
  • hình b gieo hạt,
  • hình c – trồng bằng cây con,
  • hình d – trồng bằng hom.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng kiến thức:

Nhiệm vụ 3

  1. Mục tiêu: HS nhận biết mục đích của công việc làm cỏ, vun xới
  2. Nội dung: Yêu cầu luyện tập trang 14 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: GV chia nhóm HS và phát phiếu học tập so 3 cho các nhóm HS và hoàn thành PHT

Nhóm:…………………… Lớp:…………….

PHIẾU HỌC TẬP

Hãy hoàn thành bảng sau bằng cách lựa chọn lợi ích của việc làm cỏ và vun xới sao cho phù hợp:

Lợi ích

Làm cỏ

Vun xới

Diệt cỏ dại mọc xen với cây trồng.

 

 

Cung cấp oxygen và tăng cường dinh dưỡng trong đất

 

 

Tạo khoảng không cho cây trồng phát triển

 

 

Làm cho đất tơi xốp

 

 

Giảm sâu bệnh

 

 

Hạn chế bốc hơi nước bốc mặn, bốc phân

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Nhóm:…………………… Lớp:…………….

PHIẾU HỌC TẬP

Hãy hoàn thành bảng sau bằng cách lựa chọn lợi ích của việc làm cỏ và vun xới sao cho phù hợp:

Lợi ích

Làm cỏ

Vun xới

Diệt cỏ dại mọc xem với cây trồng.

X

 

Cung cấp oxygen và tăng cường dinh dưỡng trong đất

 

X

Tạo khoảng không cho cây trồng phát triển

X

 

Làm cho đất tơi xốp

 

X

Giảm sâu bệnh

X

 

Hạn chế bốc hơi nước bốc mặn, bốc phân

 

X

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng kiến thức:

Nhiệm vụ 4

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được các hình thức bón phân và ưu nhược điểm các các hình thức đó.
  2. Nội dung: Yêu cầu Luyện tập trang 15 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

  1. Quan sát Hình 2.8 và cho biết các hình thức bón phân có trong hình.
  2. Thảo luận theo cặp và hoàn thành PHT

Nhóm:…………………… Lớp:…………….

PHIẾU HỌC TẬP

So sánh ưu, nhược điểm của các thức bón phân

Hình thức bón

Hiệu quả sử dụng

Công lao động

Dụng cụ lao động

Thấp

Cao

Ít

Nhiều

Đơn giản

Phức tạp

Bón vãi

 

 

 

 

 

 

Bón theo hốc

 

 

 

 

 

 

Bón theo hàng

 

 

 

 

 

 

Bón phun qua lá

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS trả lời câu hỏi cho từng hình trong Hình 2.8.

- GV gợi ý cho HS quan sát 2.8 để hình dung các hình thức bón phân như thế nào và trả lời theo hình 2.8.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

  1. Các hình thức bản phân trong Hình 28:
  • hình a – bón theo hốc,
  • hình b – bón theo hàng,
  • hình c – bón phân qua lá,
  • hình d - bón vãi.

2.

Nhóm:…………………… Lớp:…………….

PHIẾU HỌC TẬP

So sánh ưu, nhược điểm của các thức bón phân

Hình thức bón

Hiệu quả sử dụng

Công lao động

Dụng cụ lao động

Thấp

Cao

Ít

Nhiều

Đơn giản

Phức tạp

Bón vãi

X

 

X

 

X

 

Bón theo hốc

 

X

 

X

X

 

Bón theo hàng

 

X

 

X

X

 

Bón phun qua lá

 

X

 

X

 

X

 

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng kiến thức.

Nhiệm vụ 5

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được các phương pháp tuới nước và khả năng tiết kiệm, nước của các phương pháp tưới.
  2. Nội dung: Yêu cầu luyện tập trang 16 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.9 và trả lời câu hỏi:

  1. Hãy chỉ ra các phương pháp tưới nước cho Hình 2.9
  2. Phương pháp tưới nước nào tiết kiệm nước nhất? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS trả lời câu hỏi 1 cho từng hình

- GV tiếp tục gọi HS trả lời câu hỏi 2 về phương pháp tưới nước tiết kiệm nhất và nêu lí do. GV gợi ý cho HS quan sát hình để hình dung các phương pháp tuổi sử dụng nhiều hay ít nước để đưa ra đánh giá phương pháp nào sử dụng nước tiết kiệm hơn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Các phương pháp tưới trong Hình 2.9:

  • hình a – tưới phun mưa,
  • hình b – tưới nhỏ giọt,
  • hình c – tưới tràn,
  • hình d – tưới rãnh.
  1. Phương pháp tuổi tiết kiệm nước nhất là phương pháp tưới nhỏ giọt.

Tưới nhỏ giọt cho cây trồng theo hàng là tưới vừa đúng với nhu cầu nước của cây trồng, không có lượng nước thừa cũng như tổn thất trong quá trình tưới, giảm lượng nước cần tưới trong mỗi lần.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng kiến thức:

Nhiệm vụ 6

  1. Mục tiêu: HS nhận biết và đánh giá được một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh
  2. Nội dung: Câu hỏi luyện tập trang 17 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.10 và trả lời câu hỏi

  1. Những biện pháp phòng trừ sâu bệnh trong Hình 2.10 thuộc nhóm biện pháp nào?
  2. Nên ưu tiên sử dụng nhóm biện pháp nào? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV gợi ý HS trả lời câu hỏi 2 về những biện pháp nên ưu tiên sử dụng. GV gợi ý cho HS quan sát hình để hình dung các biện pháp phòng trừ sâu bệnh có tác động tốt hay xấu đến sức khoẻ con người, môi trường xung quanh và các sinh vật khác như thế nào để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

  1. Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trong Hình 2.10:

Bọ rùa – biện pháp sinh học, xen canh biện pháp canh tác, bao quả – biện pháp vật lí, giống kháng bệnh - biện pháp canh tác; phun thuốc trừ sâu hoá học – biện pháp hóa học; bẫy dính vàng - biện pháp vật lí.

  1. Thứ tự ưu tiên sử dụng: Biện pháp canh tác; biện pháp vật lí, cơ giới, biện pháp sinh học, biện pháp hoá học. Thứ tự này được sắp xếp theo mức độ độc hại đến sức khoẻ con người, môi trường và sinh vật khác tăng dần.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 7

  1. Mục tiêu: Nhận biết các cách thức và các phương pháp thu hoạch cho từng loại cây trồng
  2. Nội dung: Yêu cầu Luyện tập trang 18 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.11 và trả lời câu hỏi:

  1. Quan sát Hình 2.11, nêu các phương pháp thu hoạch và cách thức thu hoạch cho từng loại cây trồng.
  2. Thu hoạch bằng máy móc áp dụng hiệu quả nhất trong trường hợp nào?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

  1. Các phương pháp, cách thức thu hoạch trong Hình 2.11:
  • hình a – hái bằng tay;
  • hình b - hái bằng máy;
  • hình c - cắt, bằng máy;
  • hình d - nhổ bằng máy;
  • hình e – nhổ, bằng tay;
  • hình g - cắt, bằng tay.
  1. Thu hoạch bằng máy áp dụng hiệu quả trong trường hợp sản xuất tập trung chuyên môn hoá với quy mô lớn. Do vậy, sử dụng máy móc sẽ tiến hành dễ dàng và hiệu quả hơn.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1:

  1. Mục tiêu: HS liên hệ và đưa ra được ra được biện pháp làm đất phù hợp cho một số cây trồng phổ biến ở địa phương
  2. Nội dung: Câu hỏi vận dụng trang 12 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nêu được biện pháp làm đất phù hợp cho một cây trồng phổ biến ở địa phương.

- GV có thể cho HS làm báo cáo và nộp vào tiết học tiếp theo để đánh giá.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS báo cáo kết quả vào tiết học sau.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2:

  1. Mục tiêu: HS liên hệ và năm được các thời vụ gieo trồng chính tại địa phương, một số loại cây trồng được gieo vào thời vụ đó
  2. Nội dung: Yêu cầu Vận dụng trang 13 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.4 và đọc các thời vụ chính ở nước ta.

- GV chia nhóm HS và yêu cầu nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn HS liên hệ với kiến thức về các thời vụ chính ở nước ta trong h2.4 để kể tên những thời vụ gieo trồng ở địa phương và sau đó liệt kê những cây trồng nào được gieo trồng vào những thời vụ đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một số nhóm HS trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 3:

  1. Mục tiêu: HS đưa ra phương thức gieo trồng phù hợp với một số loại cây trồng
  2. Nội dung: Yêu cầu Vận dụng trang 13 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: GV chia nhóm HS và phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm HS.

Nhóm:…………………… Lớp:…………….

PHIẾU HỌC TẬP

Hãy lựa chọn phương thức gieo trồng cho các loại cây trồng sau:

Cây trồng

Phương thức gieo trồng

Cây lúa

 

Cây mía

 

Cây ngô

 

Cây sắn

 

Cây cam

 

Cây đậu

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS báo cáo kết quả vPHT:

Nhóm:…………………… Lớp:…………….

PHIẾU HỌC TẬP

Hãy lựa chọn phương thức gieo trồng cho các loại cây trồng sau:

Cây trồng

Phương thức gieo trồng

Cây lúa

Gieo hạt, trồng bằng cây con

Cây mía

Trồng bằng hom

Cây ngô

Gieo hạt, trồng bằng cây con

Cây sắn

Trồng bằng hom

Cây cam

Gieo hạt, trồng bằng cây con

Cây đậu

Gieo hạt

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 4:

  1. Mục tiêu: HS đưa ra được phương pháp tưới phù hợp với một số loại cây trồng
  2. Nội dung: Yêu cầu Vận dụng trang 16 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: GV yêu cầu HS đưa ra phương pháp tưới phù hợp cho từng cây trồng: lúa, chè, rau cải, khoai lang, phong lan.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS báo cáo kết quả :

Phương pháp tuổi phù hợp cho cây trồng:

  • Cây lúa: tưới tran;
  • cây chè: tưới nhỏ giọt,
  • cây rau cải: tưới phun mưa,
  • cây khoai lang: tưới rãnh;
  • cây phong lan: tưới phun mưa.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 5:

  1. Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu về an toàn lao động và có ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
  2. Nội dung: Yêu cầu Vận dụng trang 17 SGK
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: GV chia nhóm HS và giao các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà bằng cách hỏi người thân trong gia đình. Mỗi nhóm HS hoàn thành và báo cáo kết quả cho GV vào buổi học tiếp theo

  1. Khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, người phun cần có những dụng cụ bảo hộ gì để đảm bảo an toàn cho bản thân?
  2. Sau khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, cần làm gì với dụng cụ phun, bình thuốc để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường?

- GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu để thực hiện hoạt động ở nhà:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS báo cáo kết quả:

  1. Khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, người phun cần trang bị các dụng cụ bảo hộ như quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay, kính, ủng và mũ/nón sẽ giúp tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu nguy hiểm.
  2. Các biện pháp đảm bảo an toàn sau khi phun:
  • Khi đã phun thuốc trừ sâu xong nên thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn.
  • Thuốc trừ sâu không dùng hết nên để tránh xa tầm tay của trẻ em, vì trẻ em có tính tò mò nên thay thuốc trừ sâu thì chúng có thể đổ lên bàn tay, đưa lên miệng hoặc mặt.
  • Thu gom bao bì đã qua sử dụng và để vào nơi thích hợp, không vứt bừa bãi, đặc biệt là ở nơi gần nguồn nước.
  • Cần rửa sạch bình phun sau khi phun thuốc.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,.

Nhiệm vụ 6:

  1. Mục tiêu:

- HS thực hành được việc gieo trồng và chăm sóc cây cải xanh tại nhà.

- HS lập kế hoạch và tỉnh toán chi phí cho việc trồng và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến ở địa phương.

  1. Nội dung: Yêu cầu Vận dụng trang 20 SGK
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  3. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu HS:

  1. GV phát phiếu học tập số 5 cho HS.

- GV chia nhóm HS và giáo các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà bằng cách hỏi người thân trong gia đình: Hãy lập kế hoạch và tính toàn chi phí cho việc trồng và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến ở địa phương em

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS báo cáo kết quả

  1. - HS thực hiện các bước gieo trồng cây cải xanh tại nhà theo hướng dẫn trong Mục 3 (Có thể trồng trong tảng xốp, chịu hoặc trồng tại vườn nhà).

- HS chụp ảnh từng bước thực hiện, cây trồng sau khi mọc và ghi chép đầy đã kết quả thực hành vào phiếu học tập số

- HS nộp kết quả cho GV sau khi kết thúc thu hoạch (khoảng 30 ngày).

  1. Mỗi nhóm HS hoàn thành và nộp kết quả cho GV vào buổi học tiếp theo.

STT

Vật tư, dụng cụ

Đơn vị tính

Số lương

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

1

Hạt giống

g

2

1 000

2 000

2

Phân trùn quế

kg

8

6 000

48 000

3

Dịch trùn quế

ml

12

120

1 440

4

Thuốc trừ sâu sinh học

gói

1

45 000

45 000

5

Chi phí khác

 

 

30 000

30 000

 

126 440

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học

* Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Công nghệ 7.        

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Nhân giống cây trồng

Giáo án công nghệ 7 kì 1 cánh diều
Giáo án công nghệ 7 kì 1 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án công nghệ 7 cánh diều 7 mới, giáo án công nghệ 7 cánh diều , giáo án công nghệ 7 cánh diều 7 sách mới cánh diều, giáo án sách cánh diều công nghệ 7

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay