Kênh giáo viên » Ngữ văn 8 » Giáo án dạy thêm ngữ văn 8

Giáo án dạy thêm ngữ văn 8

Giáo án dạy thêm văn 8. Giáo án dạy thêm là giáo án ôn tập và củng cố kiến thức bài học cho học sinh. Phần này dành cho giáo viên dạy vào buổi chiều hoặc các buổi dạy tăng cường. Một số nơi gọi là giáo án buổi 2, giáo án buổi chiều. Hi vọng, giáo án mang tới sự hữu ích cho thầy cô dạy văn 8.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm ngữ văn 8

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 1. ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN “TRONG LÒNG MẸ”, TRƯỜNG TỪ VỰNG, BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Trong lòng mẹ, kiến thức về trường từ vựng, bố cục văn bản mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Trong lòng mẹ.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Trong lòng mẹ.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực nhận diện, phân loại trường từ vựng.

- Năng lực phân chia bố cục văn bản.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.

b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d. Tổ chức thực hiện:

GV bắt nhịp cho cả lớp hátbài hát Đi học Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính).

- GV dẫn dắt vào phần ôn tập văn bản Trong lòng mẹ.

B. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức văn bản “Trong lòng mẹ”

a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản “Trong lòng mẹ”.

b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu lại thông tin về tác giả, tác phẩm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV gọi một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS nêu thể loại, PTBĐ, bố cục.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV gọi một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận:

+ Nhóm 1: Những kỷ niệm mà nhân vật tôi nghĩ đến trong buổi tựu trường đầu tiên.

+ Nhóm 2: Tâm trạng của nhân vật tôi khi cùng mẹ đi trên đường tới trường.

+ Nhóm 3: Tâm trạng của nhân vật tôi và các bạn khi đứng giữa sân trường.

+ Nhóm 4: Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, tổng kết nội dung và nghệ thuật.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung về văn bản Trong lòng mẹ

1. Tác giả

- Thanh Tịnh (1911-1988)

- Tên khai sinh là Trần Văn Ninh sau đổi thành Trần Thanh Tịnh.

- Là nhà giáo, nhà văn, nhà thơ.

- Sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

2. Tác phẩm

- Truyện ngắn đậm chất hồi kí in trong tập “Quê mẹ” -1941.

II. Kiến thức trọng tâm

1. Kết cấu, bố cục

- Thể loại: Bút kí (Văn bản nhật dụng).

- PTBĐ: Miêu tả, biểu cảm, chứng minh.

- Bố cục: 3 phần.

 

 

 

 

 

 

 

2. Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.

a. Khơi nguồn kỉ niệm:

- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu.

- Cảnh thiên nhiên: Biến chuyển của cảnh vật sang thu.

- Cảnh sinh hoạt: Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường.

b. Khi cùng mẹ đi trên  đường tới trường

- Con đường làng vốn quen thuộc tự nhiên thấy lạ, cảnh vật đều thay đổi.

- Đứng đắn chững chạc, trang trọng hơn.

- Muốn làm người lớn, muốn khẳng định mình.

à Hồi hộp, phấn chấn lạ thường

à Những cảm giác tinh tế, chân thực

c. Khi đứng giữa sân trường:

- Cảm thấy ngôi trường vừa cao, vừa sạch sẽ, vừa oai nghiêm.

à Không khí cuả ngày hội tựu trường: náo nức,  vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.

- Lo sợ vẩn vơ

- Khi nghe tiếng trống trường: chơ vơ, vụng về.

- Nghe gọi tên: Hồi hộp lúng túng, quả tim như ngừng đập.

- Cảm thấy sợ khi sắp rời bàn tay mẹ à nức nở khóc

- Một loạt động từ đặc tả, miêu tả chân thực, chính xác, tinh tế, phép so sánh đặc sắc.

è tâm trạng lúng túng, rụt rè, lo lắng, sợ hãi thể hiện cảm xúc hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ.

d. Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên

- Xốn sang những cảm giác lạ, quen, ngỡ ngàng, gần gũi.

è Kỉ niệm đẹp chân thực, trong sáng đến vô cùng.

3. Hình ảnh những người lớn trong buổi học đầu tiên của các em

- Tất cả đều dịu dàng, yêu thương, chăm chút, khuyến khích các em.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.

- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.

- Giọng điệu trữ tình trong sáng.

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế, nhẹ nhàng tha thiết.

- Bố cục truyện theo dòng hồi tưởng cảm xúc.

2. Nội dung – Ý nghĩa văn bản

 * Nội dung: Ghi lại kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong ngày tựu trường hết sức chân thực, tinh tế qua dòng hồi ức của nhà văn.

 * Ý nghĩa: Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.

Hoạt động 2. Ôn tập trường từ vựng

a. Mục tiêu: HS nhắc lại và nắm vững kiến thức về trường từ vựng.

b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về trường từ vựng và lấy ví dụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

II. Trường từ vựng

Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Hoạt động 3. Ôn tập bố cục của văn bản

a. Mục tiêu: HS nhắc lại và nắm vững kiến thức về bố cục văn bản.

b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, nhắc lại kiến thức về bố cục của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp, nhắc lại kiến thức về bố cục văn bản.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

III. Bố cục của văn bản

- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

- Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài tông kết chủ đề của văn bản.

- Nội dung phần Thân bài được trình bày theo trình tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

C. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.

b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập theo từng bàn, các bạn trong bàn cùng thảo luận, hoàn thành bài tập.

PHIẾU BÀI TẬP 1

Câu 1. Tìm những hình ảnh so sánh đặc sắc trong văn bản “Tôi đi học”. Hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh so sánh đó?

Câu 2. Các từ được in đậm trong bài thơ sau thuộc trường từ vựng nào?

“Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi”

(Hồ Xuân Hương)

Câu 3. Tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản Trong lòng mẹ.

Câu 4. Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:

a. lưới, nơm, câu

b. tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ

c. đá, đạp, giẫm, xéo

d. buồn vui, phấn khởi, sợ hãi

e. hiền lành, độc ác, cởi mở

g. bút máy, bút bi, phấn, bút chì

Câu 5. Từ ngữ nào trong những từ ngữ sau thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên? Vì sao?

Mưa, hàng hoá, nắng, chiến tranh, gió, lễ hội, tôn giáo, hạn hán, thuỷ triều, sóng thần, thể thao, động đất, lạm phát, băng giá.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1.

+ Có 3 hình ảnh so sánh đặc sắc:

- “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

- “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.

- “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ... khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”.

+ Hiệu quả nghệ thuật:

- Ba hình ảnh này xuất hiện trong ba thời điểm khác nhau, vì thế diễn tả rất rõ nét sự vận động tâm trạng của nhân vật “tôi”.

- Những hình ảnh này giúp ta hiểu rõ hơn tâm lí của các em nhỏ lần đầu đi học.

- Hình ảnh so sánh tươi sáng, nhẹ nhàng đã tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm.

- Lưu ý: Ngoài 3 hình ảnh trên HS có thể kể thêm những câu văn khác trong văn bản có sử dụng phép so sánh.

Câu 2. Trường từ vựng: động vật thuộc loài ếch nhái.

Câu 3. Những từ ngữ thuộc trường từ vựng ruột thịt trong văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng đó là: Thầy, mẹ, em, mợ, cô, cháu, mợ, em bé, anh, em, con, bà, cậu.

Câu 4.

Tên trường từ vựng

Dãy từ

Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản

lưới, nơm, câu

Dụng cụ để đựng

tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ

Hoạt động của chân

đá, đạp, giẫm, xéo

Trạng thái tâm lí

buồn vui, phấn khởi, sợ hãi

Tính cách

hiền lành, độc ác, cởi mở

Dụng cụ để viết

bút máy, bút bi, phấn, bút chì

Câu 5. a. Những từ ngữ thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên: Mưa, nắng, gió, hạn hán, thuỷ triều, sóng thần, động đất, băng giá.

b. Giải thích: Bởi đây là những hiện tượng bản thân nó vốn có, con người không thể tạo ra cũng như chi phối, điều khiển được.

Nhiệm vụ 2: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành bài tập trắc nghiệm.

PHIẾU BÀI TẬP 2

Câu 1. “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí                  B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết          D. Tuỳ bút

Câu 2. Đoạn trích có thể chia thành mấy đoạn?

A. 3        B. 4         C. 2         D. 5

Câu 3. Văn bản “Tôi đi học” có chủ đề gì?

A. Kỷ niệm sâu sắc về tuổi học trò của tác giả.

B. Ý nghĩa và vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

C. Dòng cảm nghĩ thiết tha sâu lắng của tác giả khi nhớ lại ngày đầu tiên đi học.

D. Tâm trạng hồi hộp của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 4. Nhận xét nào không đúng về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học?

A. Ông đốc là một người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái với học sinh.

B. Thầy giáo trẻ niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh lớp mới.

C. Cha mẹ đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi đầu tựu trường

D. Thầy giáo nghiêm khắc nhắc nhở, đón nhận học sinh lớp mới.

Câu 5. Trong các từ sau, từ nào có ý nghĩa khái quát nhất?

A. Nức nở        B. Khóc       C. Thút thít        D. Sụt sịt

Câu 6. Nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?

A. Ngoại hình       B. Tâm trạng        C. Cử chỉ         D. Lời nói

Câu 7. sức cuốn hút của truyện đế từ yếu tố nào?

A. Tình huống truyện là buổi tựu trường đầu tiên trong đời với bao kỉ niệm mới lạ, khó quên của nhân vật.

B. Những ý nghĩ ngây thơ, trong sáng của nhân vật Tôi và tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đi học.

C. Từ hình ảnh tươi đẹp, trong sáng của quê hương, ngôi trường.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 8.  Câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?

A. “Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ”.

B. “Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ”.

C. “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.

D. “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ”.

Câu 9. Hình ảnh “bàn tay” trong hai câu văn: “Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi” nhằm diễn tả ý gì?

A. Sự âu yếm của mẹ hiền.

B. Sự săn sóc của mẹ hiền.

C. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.

D. Tình thương con bao la của mẹ hiền.

Câu 10. Câu văn nào sau đây trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi”?

A. “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”.

B. “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

C. “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.

D. “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.

Câu 11. Mạch truyện diễn biến theo trình tự thời gian nào?

A. Hiện tại - quá khứ

B. Hiện tại - tương lại

C. Hiện tại - quá khứ - hiện tại

D. Hiện tại - quá khứ - tương lai

Câu 12. Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ?

A. Giống nhau về từ loại.

b. Giống nhau một cách hoàn toàn về nghĩa.

C. Có ít nhất một nét chung về nghĩa.

D. Giống nhau về âm thanh.

Câu 13. Các từ: cắn, nhai, nghiến thuộc trường từ vựng nào?(nhận biết)

A. Hoạt động của miệng.        B. Hoạt động của lưỡi.

C. Hoạt động của răng.           D. Hoạt động của cằm.

Câu 14.  Ở văn bản“ Trong lòng mẹ”, các từ ngữ: hoài nghi, ruồng rẫy, thành kiến có thể xếp vào một trường từ vựng vì điều đó diễn tả:

A. Sự việc, hành động liên quan đến thái độ, đạo đức, tình cảm xấu xa con người.

B. Hành động, hoạt động của con người.

C. Thái độ bình thường của con người

D. Tính chất của hành động cụ thể của con người.

Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập theo từng bàn, các bạn trong bàn cùng thảo luận, hoàn thành bài tập.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3

Hãy phân tích những biến đổi trong tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh: Nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

- Vài nét về văn bản “Tôi đi học”: in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941, kể lại những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên

II. Thân bài

1. Cơ sở để nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình

- Biến chuyển của cảnh vật sang thu: Cuối thu, thời điểm tựu trường, cảnh thiên nhiên với lá rụng nhiều, mây bàng bạc khiến lòng người nhẹ nhàng mà bồi hồi nhớ lại “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức mơn man những kỉ niệm của buổi tựu trường”.

- Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường “mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đén trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã”.

⇒ gợi nhớ, cơ sở liên tưởng tương đồng tự nhiên

2. Những hồi tưởng của nhân vật tôi

a. Tâm trạng khi cùng mẹ đi trên đường đến trường

- Cảnh vật, con đường vốn rất quen nhưng lần này cảm thấy lạ:  “con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ”.

- Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình, cảm thấy trang trọng, đứng đắn hơn: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”…

- Bỡ ngỡ, lúng túng: cố ghì chặt quyển vở nhưng 1 quyển vẫn xệch ra và chúi đầu xuống đất; nghĩ rằng chỉ những người thạo mới cầm nổi bút thước….

⇒ Từ ngữ gợi tả, nghệ thuật so sánh, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, cụ thể: tâm trạng bỡ ngỡ của “tôi” trong bổi tựu trường đầu tiên

b. Khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên vào lớp học

- Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng: “sân trường: dày đặc cả người. Người nào cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa”.

- Cảm thấy nhỏ bé so với trường, lo sợ vẩn vơ: “cũng như tôi, mấy cậu học trò mới đứng nép bên người thân… Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”.

- Hồi hộp, lo sợ chờ nghe gọi tên mình: Nghe tiếng trống giục thì bước chân cứ “dềnh dàng mãi”, “toàn thân các cậu đang run run theo nhịp bước rộn ràng”, “Tôi cảm thấy quả tim tôi như ngừng đập”, “tự nhiên giật mình lúng túng”..

- Khi sắp vào lớp học thì lo sợ, bật khóc “Tôi bất giác quay lưng lại dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo”…

⇒ Diễn tả sinh động tâm trạng của nhân vật “tôi” với từng cung bậc, cảm xúc, có nhiều trạng thái cảm xúc đối lập, tâm trạng phức tạp

c. Khi ngồi trong lớp học

- Khi rời vòng tay mẹ để vào lớp cảm thấy nhớ mẹ: “trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”.

- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với nguời bạn ngồi bên: “Một mùi hương lạ xông lên trong lớp”, “trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ lạ và hay  hay”, “lạm nhận” bàn ghế chỗ ngồi là của riêng mình, “nhìn người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi lại không cảm thấy xa lạ chút nào”

+ Làm quen, tìm hiểu phòng học, bàn ghế, … ⇒ thấy quyến luyến.

⇒ Tâm trạng, cảm giác của nv “tôi” khi ngồi trong lớp học, đón nhận giờ học đầu tiên hợp tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo và giọng điệu trữ tình, trong sáng.

- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm bồi hồi, xúc động khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình.

Giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8

Thông tin giáo án dạy thêm:

  • Giáo án khi tải về là giáo án word có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án chi tiết, trình bày rõ ràng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 250k/học kì
  • 300k/cả năm

=>Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án ngay và luôn 

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây  - để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án dạy thêm văn 8, giáo án dạy thêmvăn 8, giáo án văn 8 dạy thêm cv 5512, giáo án dạy thêm 5512 văn 8

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay