Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 21: Hô hấp tế bào

Bài giảng điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học. Giáo án powerpoint bài 21: Hô hấp tế bào. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 21: Hô hấp tế bào
Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 21: Hô hấp tế bào
Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 21: Hô hấp tế bào
Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 21: Hô hấp tế bào
Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 21: Hô hấp tế bào
Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 21: Hô hấp tế bào
Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 21: Hô hấp tế bào
Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 21: Hô hấp tế bào
Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 21: Hô hấp tế bào
Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 21: Hô hấp tế bào
Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 21: Hô hấp tế bào
Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 21: Hô hấp tế bào

Xem video về mẫu Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 21: Hô hấp tế bào

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử sinh học 7 cánh diều

THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

Quan sát hình 21.1 và cho biết vì sao khi chạy, con người cần nhiều khí oxygen và glucose, đồng thời giải phóng nhiều khí carbon dioxide, nước và nhiệt?

TRẢ LỜI

Khi chạy, cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng → Khi đó, quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra mạnh hơn để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể → Cơ thể cần nhiều oxygen và glucose để thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng thời cũng giải phóng nhiều carbon dioxide, nước và nhiệt.

BÀI 21.

HÔ HẤP TẾ BÀO

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hô hấp tế bào

Mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào

Thí nghiệm về hô hấp tế bào cần oxygen ở hạt nảy mầm

  1. Hô hấp tế bào

Đọc thông tin mục I và hình 21.2 trả lời câu hỏi:

  • Kể tên các chất tham gia vào quá trình hô hấp tế bào và sản phẩm tạo ra?
  • Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật?
  • Trong quá trình hô hấp tế bào:
  • Chất tham gia: glucose, oxygen
  • Sản phẩm: carbon dioxide, nước, năng lượng (ATP)
  • Quá trình hô hấp có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Nếu hô hấp tế bào ngừng lại sẽ dẫn đến cơ thể thiếu năng lượng.

Hô hấp tế bào là gì?

→ Khái niệm: Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng  năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

Dựa vào hình 21.2, viết phương trình tổng quát dạng chữ thể hiện quá trình hô hấp tế bào?

Phương trình tổng quát bằng chữ của hô hấp tế bào:

Glucose + oxygen → Carbon dioxide + nước + năng lượng (ATP và nhiệt)

Liên hệ với thực tế

Vì sao khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và nhịp thở tăng lên?

Khi chạy, quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể → Các sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào này là carbon dioxide, nước, nhiệt được tạo ra nhiều và được giải phóng ra:

  • Nhiệt được tạo ra nhiều khiến cơ thể nóng lên và gây hiện tượng toát mồ hôi để cơ thể giảm nhiệt.
  • Nhịp thở tăng lên để thải khí carbon dioxide.
  1. Mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào

Vì sao quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?

* Mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào

  • Quá trình tổng hợp tạo ra nguyên liệu (chất hữu cơ, oxygen) cho quá trình phân giải.
  • Quá trình phân giải tạo ra năng lượng cho quá trình tổng hợp.

→ Kết luận: Quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Dựa vào hình 21.3, lập bảng so sánh sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở sinh vật.

Sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở sinh vật:

Sơ đồ mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào lá:

* Mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào lá cây

  • Khi có nước, carbon dioxide và ánh sáng thì quá trình tổng hợp chất hữu cơ ở lá cây được thực hiện tạo ra chất hữu cơ. 
  • Các chất hữu cơ được tổng hợp này dưới tác dụng của Oxygen sẽ được phân giải giải phóng năng lượng, nước, carbon dioxide.

Kết luận: Hai quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào lá cây có mối quan hệ trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau.

Thảo luận và vận dụng

  • Quan sát hình 21.4, mô tả mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào lá cây?
  • Dựa vào kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao trong trồng trọt, người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí?

Trả lời câu hỏi vận dụng

  • Cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí nhằm giúp rễ cây hấp thụ được nhiều khí O2. Khi có đủ O2, rễ cây thực hiện quá trình hô hấp tế bào đạt hiệu quả → Tạo ra được nhiều năng lượng và áp suất thẩm thấu tăng → Rễ cây hấp thụ được nước và muối khoáng đầy đủ → Cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
  • Ngoài ra, đất tơi xốp giúp hệ rễ đâm sâu xuống đất để hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng hơn.

III. Thí nghiệm về hô hấp tế bào cần oxygen ở hạt nảy mầm

Mẫu vật: 100g hạt đậu (hoặc hạt lúa, hạt ngô,…) đã nảy mầm.

Dụng cụ:

  • bình thủy tinh dung tích 1L
  • nắp đậy
  • que kim loại có giá đỡ nến
  • hai cây nến nhỏ
  • bật lửa hoặc diêm

Các bước tiến hành thí nghiệm

Bước 1. Chia số hạt đầu thành 2 phần (mỗi phần 50g). Cho mỗi phần vào bình A và B

Bước 2. Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt, chắt bỏ nước.

Bước 3. Nút chặt các bình, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1,5 – 2 giờ.

Bước 4. Mở nút bình, đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình. Quan sát hiện tượng với cây nến.

Câu 1: Vì sao lại sử dụng hạt đã nảy mầm?

Câu 2: Thí nghiệm đã chứng minh được điều gì?

Tại sao em lại kết luận như vậy?

Câu 1: Thí nghiệm sử dụng hạt nảy mầm vì lúc đó hạt đã diễn ra quá trình hô hấp tế bào mạnh và không có quá trình quang hợp (lấy khí CO2 và đào thải O2).

Câu 2: Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp ở thực vật cần sử dụng oxygen vì:

Bình A

Hạt nảy mầm → quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh → các tế bào của hạt sẽ hấp thụ oxygen trong bình → Oxygen trong bình A bị hấp thụ nhiều (không đủ hàm lượng để duy trì sự cháy) → Khi cho cây nến vào bình A thì cây nến tắt.

Bình B

Hạt đã được luộc chín (các tế bào đã chết) nên không diễn ra quá trình hô hấp tế bào → Hàm lượng oxygen trong bình B không bị giảm vẫn duy trì được sự cháy

→ Khi cho cây nến vào bình B thì nến vẫn cháy.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Kết nối các thông tin ở cột A với cột B trong bảng để được nội dung phù hợp

Câu 2. Chọn từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:

Quá trình hô hấp ở cơ thể sinh vật xảy ra trong (1)….……..của tế bào, tại đó các chất (2)……………tổng hợp được từ quá trình (3)….................. hoặc từ thức ăn được phân giải thành (4)….…….   và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra (5)…….

VẬN DỤNG

Câu 1. Hãy giải thích vì sao khi đói, cơ thể người thường cử động chậm và không muốn hoạt động

Khi đói, lượng đường glucose trong máu giảm, khi đó cơ thể sẽ thiếu nguyên liệu (glucose) cho hô hấp tế bào dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, vì vậy cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, tay chân cử động chậm chạp

Câu 2. Vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích hiện tượng con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.

Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Vì vậy, để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Củng cố nội dung bài học

Hoàn thành bài tập trong SBT

Xem trước nội dung Bài 22. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử sinh học 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Xem thêm các bài khác

PHẦN 3: VẬT SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 10: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

Chat hỗ trợ
Chat ngay