Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) bộ sách mới Cánh diều. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Sinh học 7 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 24: VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SINH VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải tính chất vật lí của nước

  1. Không mùi.
  2. Không vị.
  3. Đông đặc ở .
  4. Sôi ở .

Câu 2: Nước không thể hòa tan

  1. Muối ăn.
  2. Đường.
  3. Dầu, mỡ.
  4. Bột canh.

Câu 3: Nước chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm khối lượng của cơ thể

  1. 70%.
  2. 75%.
  3. 80%.
  4. 90%.

Câu 4: Đâu không phải vai trò của nước đối với cơ thể người

  1. Là môi trường cho quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng của tế bào và cơ thể.
  2. Là chất xúc tác cho quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng của tế bào và cơ thể.
  3. Là nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng của tế bào và cơ thể.
  4. Là dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng.

Câu 5: Sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất phụ thuộc vào

  1. Nguồn nước.
  2. Khí hậu.
  3. Tài nguyên khoáng sản.
  4. Tài nguyên dầu mỏ.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nước

  1. Do có tính phân cực, nước là dung môi hòa tan nhiều chất.
  2. Mỗi phân tử nước gồm hai nguyên tử oxygen liên kết với 1 nguyên tử hydrogen.
  3. Nước sôi ở và đông đặc ở .
  4. Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi.

Câu 7: Phát biểu đúng khi nói về về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

  • Cung cấp nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng của tế bào và cơ thể.
  • Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.
  • Giúp duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.
  • Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.
  • Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra.
  • Giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng.
  • Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.
  1. (1), (2), (3), (4), (6).
  2. (1), (3), (7).
  3. (1), (3), (4), (7).
  4. (1), (3), (4), (5), (6).

Câu 8: Tại sao khi hoạt động mạnh, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi

  1. Để làm giảm nhiệt độ.
  2. Để thúc đẩy quá trình hô hấp diễn ra nhanh hơn.
  3. Để thải độc.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Sinh vật không thể sống nếu thiếu nước. Nếu mất đi (1)……… lượng nước thì hoạt động trao đổi chất sẽ bị rối loạn và nếu mất (2)………. lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.”

  1. (1) 10%; (2) 21%.
  2. (1) 10%; (2) 34%.
  3. (1) 15%; (2) 34%.
  4. (1) 15%; (2) 45%.

Câu 10: Tại sao chúng ta cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

  1. Giúp cơ thể tiêu diệt mọi loại vi khuẩn, virus xâm nhập.
  2. Giúp cơ thể đạt đến cân nặng phù hợp.
  3. Để cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  4. Giúp cơ thể tăng chiều cao tối ưu.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

A

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

A

A

C


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chất dinh dưỡng là

  1. Những hợp chất hữu cơ được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài.
  2. Những chất hay hợp chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài.
  3. Những hợp chất vô cơ được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 2: Đâu không phải vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật

  1. Duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.
  2. Vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào và mô.
  3. Dẫn truyền xung thần kinh.
  4. Thành phần qua trọng trong tế bào và cơ thể sinh vật.

Câu 3: Vai trò của chất dinh dưỡng là

  1. Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
  2. Cung cấp năng lượng.
  3. Tham gia điều hòa hoạt động sống.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Dựa vào vai trò, người ta chia chất dinh dưỡng thành mấy nhóm

  1. 3.
  2. 5.
  3. 2.
  4. 4.

Câu 5: Các chất dinh dưỡng bao gồm

  1. Nhóm đơn chất và nhóm hợp chất.
  2. Nhóm chất cung cấp năng lượng và nhóm chất không cung cấp năng lượng.
  3. Nhóm chất vô cơ và nhóm chất hữu cơ.  
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 6: Chọn phương án đúng. Vai trò quan trọng nhất của nước đối với cơ thể sống là gì

  1. Tất cả các sinh vật đều cần nước để luôn sạch sẽ.
  2. Tất cả các sinh vật đều cần nước để vận chuyển các chất trong tế bào và mô.
  3. Tất cả các sinh vật đều cần nước làm nguồn năng lượng.
  4. Tất cả các sinh vật đều cần nước để hoà tan các chất trong tế bào.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng về hàm lượng nước trong cơ thể người

  1. Hàm lượng nước của các cơ quan khác nhau dao động từ 10% trong mô mỡ đến 83% trong máu.
  2. Nước là thành phần có hàm lượng lớn nhất trong cơ thể người.
  3. Tổng lượng nước trong cơ thể trung bình bằng 60 – 70% trọng lượng cơ thể.
  4. Tim là cơ quan chứa hàm lượng nước lớn nhất trong cơ thể người.

Câu 8: Tại sao nước có thể hòa tan được nhiều chất

  1. Do nước ở thể lòng.
  2. Do tính tinh khiết.
  3. Do tính phân cực.
  4. Do nước là hợp chất.

Câu 9: Nếu mất đi 10% lượng nước thì cơ thể sống sẽ như thế nào

  1. Trao đổi chất bình thường.
  2. Thoát hơi nước tăng nhanh.
  3. Rối loạn trao đổi chất.
  4. Tử vong.

Câu 10: Biện pháp nào sau đây giúp khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, béo phì

  1. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  2. Ăn nhiều thực phẩm thuộc nhóm carbohydrate.
  3. Hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
  4. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

D

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

C

C

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Tại sao nên ăn trực tiếp hoa quả hơn là uống nước ép, sinh tố?

Câu 2 ( 4 điểm). Thường xuyên không ăn rau gây ra hậu quả gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Thực chất, lượng chất xơ và các thành phần dinh dưỡng trong nước ép, sinh tố trái cây đã bị giảm đi đáng kể sau quá trình chế biến, thậm chí chúng còn chứa một lượng lớn đường – nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng cân nhanh chóng.

- Mặt khác, các loại nước ép hoặc sinh tố trái cây được đóng gói hay đóng hộp chứa rất ít trái cây thật, thậm chí mùi vị không phải là trái cây. Đối với những loại nước ép hoặc sinh tố trái cây này, lượng chất dinh dưỡng nạp vào sẽ không như mong đợi Do đó, việc ăn trái cây trực tiếp sẽ tốt hơn và mang đến nhiều lợi ích về dinh dưỡng hơn.

3 điểm

3 điểm

 

Câu 2

( 4 điểm)

- Cơ thể luôn trong tình trạng yếu đuối, mệt mỏi: rau xanh chứa rất nhiều vitamin (vitamin A, B, C, E, K) và khoáng chất tốt cho cơ thể. Nếu không ăn rau, bạn sẽ bị thiếu hụt rất nhiều vitamin cần thiết, cơ thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều mối lo bệnh tật.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón: rau xanh chứa rất nhiều chất xơ, chất xơ từ rau xanh không bị hòa tan trong quá trình tiêu hóa. Từ đó chúng sẽ làm tăng kích thước của thức ăn tiêu hóa, góp phần kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, dễ dàng đẩy thức ăn thừa ra ngoài.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Việc thiếu chất xơ từ rau cũng khiến bạn có thể mắc phải các chứng bệnh về tim mạch như tắc nghẽn mạch máu, đau tim, thậm chí là đột quỵ.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: Các chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C và carotenoid có trong rau xanh có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng cách bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi các gốc tự do.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Gạo lứt và gạo trắng tác động như thế nào đối với người mắc bệnh tiểu đường type 2?

Câu 2 ( 4 điểm). Khi thiếu kẽm thì cơ thể có biểu hiện như thế nào? Kể tên một số thực phẩm giúp bổ sung kẽm.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và magie hơn gạo trắng. Đây là hai chất quan trọng giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc sử dụng ngũ cốc nguyên hạt nói chung và gạo lứt nói riêng một cách thường xuyên hơn sẽ làm giảm lượng đường trong máu trên bệnh nhân tiểu đường type 2, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh này.

- Trong khi đó, ăn nhiều gạo trắng hơn thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn, vì gạo trắng nằm trong nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thực phẩm cao. Chỉ số này của gạo trắng là 89, trong khi gạo lứt là 50. Vì vậy, mức độ làm tăng đường trong máu khi ăn gạo trắng sẽ cao hơn so với gạo lứt.

3 điểm

3 điểm

 

Câu 2

( 4 điểm)

- Khi thiếu kẽm thì cơ thể có biểu hiện: rụng tóc; móng chân, móng tay giòn, dễ gãy, có đốm trắng; loét miệng; mụn cùng những vấn đề khác ở da; yếu xương; ăn mất ngon; thường cảm thấy cáu kỉnh; dễ mắc bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy; gặp vấn về mắt,...

- Một số thực phẩm giúp bổ sung kẽm: hàu, tôm, cua, lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, thịt gà,..

2 điểm

2 điểm

 

 

 

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhóm chất cung cấp năng lượng không gồm

  1. Chất khoáng.
  2. Carbohydrate.
  3. Protein.
  4. Lipid.

Câu 2:  Nhóm chất không cung cấp năng lượng không gồm

  1. Chất khoáng.
  2. Lipid.
  3. Nước.
  4. Vitamin.

Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng

  1. Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể sinh vật.
  2. Lipid là nhóm chất không cung cấp năng lượng.
  3. Thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều làm cho cơ thể sinh vật sinh trường và phát triển không bình thường.
  4. Phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen, hai nguyên tử hydrogen.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nước

  1. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  2. Nước là dung môi hoà tan được tất cả các chất.
  3. Nước có tính dẫn điện và dẫn nhiệt.
  4. Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hiểu như thế nào về chất dinh dưỡng? Chất dinh dưỡng được chia thành mấy loại?

Câu 2: Chất khoáng có vai trò gì đối với cơ thể? Vitamin có vai trò gì đối với cơ thể?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất hoá học được cơ thể sinh vật lấy từ bên ngoài vào.

- Phân loại: Nhóm chất cung cấp năng lượng (carbohydrate, protein, lipid) và nhóm chất không cung cấp năng lượng (vitamin, chất khoáng và nước).

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Vai trò: là thành phần thiếu yếu cấu tạo nên tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể

Vai trò: là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, bảo vệ tế bào và cơ thể.

1.5 điểm

1.5 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở người, vai trò của carbohydrate đối với cơ thể là

  1. Tham gia cấu tạo enzyme, xương, răng,...
  2. Chống mất nhiệt.
  3. Cung cấp năng lượng chủ yếu.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Sữa, phô mai và sữa chua thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây

  1. Chất xơ.
  2. Sản phẩm từ sữa.
  3. Chất bột đường.
  4. Thịt động vật.

Câu 3: Loại thực phẩm nào sau đây được xếp vào nhóm rau

  1. Quả dưa hấu.
  2. Quả cam.
  3. Cà rốt.
  4. Quả nho.

Câu 4: Trứng, đậu nành (đỗ tương) và cá thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây

  1. Sản phẩm bơ sữa.
  2. Chất đạm.
  3. Hạt.
  4. Chất bột đường.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nước có tính chất gì?

Câu 2. Cacbohydrate có vai trò gì đối với cơ thể? Protein có vai trò gì đối với cơ thể?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Tính chất của nước:

- Nước là một chất lỏng trong suốt, cho ánh sáng chiếu qua, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100°C, đông đặc ở 0°C (nước đá).

- Nước có thể hoà tan được nhiều chất như muối ăn, đường,... nhưng không hoà tan được dầu, mỡ.

- Nước cũng có thể tác dụng với nhiều chất hoá học để tạo thành các hợp chất khác.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

Câu 2

(3 điểm)

Vai trò: cung cấp năng lượng, cấu tạo nên tế bào và mô

Vai trò: tham gia cung cấp năng lượng, là nguyên liệu xây dựng tế bào, tham gia điều hòa hoạt động sống, vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể,...

1.5 điểm

1.5 điểm

 

 

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 cánh diều (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án sinh học 7 cánh diều (bản word)

Từ khóa: Đề kiểm tra sinh học 7 cánh diều, đề kiểm tra 15 phút bộ sinh học 7 cánh diều, bộ đề trắc nghiệm tự luận khtn sinh học 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay