Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều Bài 21: Hô hấp tế bào

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 21: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 cánh diều

Xem: => Giáo án sinh học 7 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ VIII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 21 - HÔ HẤP TẾ BÀO

I. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Em hiểu như thế nào về hô hấp tế bào?

Trả lời:

Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Trong quá trình này, tế bào sử dụng oxygen và thải ra carbon dioxide, nước.

 

Câu 2: Viết phương trình tổng quát dạng chữ của hô hấp tế bào.

Trả lời:

Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)

 

Câu 3: Hô hấp tế bào có đặc điểm gì?

Trả lời:

-      Tất cả các tế bào trong cơ thể sống đều có quá trình hô hấp tế bào.

-      Tốc độ hô hấp tế bào nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.

-      Hô hấp tế bào diễn ra ở ti thể.

 

Câu 4: Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào có mối quan hệ hai chiều. Trong đó:

-      Quá trình tổng hợp tạo chất hữu cơ (những phân tử có kích thước lớn) cung cấp nguyên liệu cho phân giải trong hô hấp tế bào.

-      Quá trình hô hấp tế bào phân giải các chất hữu cơ giải phóng năng lượng.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Chất nào tham gia hô hấp tế bào?

Trả lời:

Nguyên liệu của hô hấp tế bào là chất hữu cơ và khí oxygen

 

Câu 2: Hô hấp tế bào tạo ra sản phẩm nào?

Trả lời:

Sản phẩm của hô hấp tế bào là carbon dioxide, nước, năng lượng.

 

Câu 3: Vì sao quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Trả lời:

-      Quá trình tổng hợp và hô hấp tế bào có mối quan hệ hai chiều.

-      Quá trình tổng hợp tạo chất hữu cơ là nguyên liệu cho phân giải trong hô hấp tế bào quá trình phân giải các chất hữu cơ giải phóng năng lượng cần cho quá trình tổng hợp.

 

Câu 4: Vì sao cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí khi trồng trọt?

Trả lời:

Trong trồng trọt cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí giúp tạo điều kiện tốt nhất giúp tế bào ở những phần cây ít tiếp xúc với không khí vẫn có thể tiến hành hô hấp tế bào, từ đó đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh nhất, cho năng suất cao.

 

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Vì sao không nên để quá nhiều cây trong phòng ngủ?

Trả lời:

Vì con người hô hấp thải ra khí CO2, thực vật hô hấp cũng thải ra CO2. Nếu phòng ngủ có quá nhiều cây và đóng kín sẽ nồng độ CO2 trong phòng tăng, nồng độ O2 giảm,khiến người trong phòng không thể hô hấp được.

 

Câu 2: Vì sao nên bảo quản rau củ ở ngăn mát thay vì ở ngăn đá?

Trả lời:

Vì trong rau quả đều chứa một hàm lượng nước (khá nhiều) nhất định. Nếu để vào ngăn đá, nước sẽ đóng băng, khi nước đóng băng làm tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan, làm hỏng tế bào và làm cho rau quả nhanh bị hỏng.

 

Câu 3: Vì sao sau khi hoạt động mạnh, cơ thể nóng lên và toát mồ hôi?

Trả lời:

-      Cơ thể của chúng ta luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng.

-      Khi chạy quá trình này diễn ra nhanh hơn, năng lượng và nhiệt tạo ra nhiều hơn, khiến cơ thể nóng lên,cơ thể cần một lượng lớn oxygen để chuyển hóa năng lượng nên nhịp thở và nhịp tim tăng lên, cơ thể toát mồ hôi, nhiệt năng cũng một phần thoát ra ngoài từ đó, giúp điều hòa thân nhiệt.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Nêu các biện pháp bảo quản nông sản và cơ sở khoa học của biện pháp đó.

Trả lời:

-      Bảo quản lạnh: Nhiệt độ bảo quản thấp làm ức chế sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho các phản ứng trong hô hấp tế bào → có thể làm chậm quá trình hô hấp của tế bào.

-      Bảo quản khô: Trong điều kiện thiếu nước, cường độ hô hấp tế bào giảm.

-      Bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao: Khi nồng độ carbon dioxide tăng sẽ ức chế quá trình hô hấp, nhờ đó, tăng hiệu quả của quá trình bảo quản.

-      Bảo quản trong điều kiện nồng độ oxygen thấp: Làm giảm nồng độ oxygen có tác dụng làm giảm hô hấp tế bào, nhờ đó, tăng hiệu quả của quá trình bảo quản.

 

Câu 2: Tại sao quá trình hô hấp tế bào cực kỳ quan trọng đối với sự sống và hoạt động của cơ thể?

Trả lời:

Quá trình hô hấp tế bào cực kỳ quan trọng đối với sự sống và hoạt động của cơ thể vì nó cung cấp năng lượng cần thiết cho tất cả các hoạt động của tế bào và cả cơ thể. Khi tế bào tiêu thụ các chất dinh dưỡng thông qua quá trình hô hấp, chúng tạo ra adenosine triphosphate (ATP) - nguồn năng lượng chính mà tế bào sử dụng để thực hiện các hoạt động sống. Ngoài ra, quá trình hô hấp tế bào cũng đảm bảo rằng tế bào loại bỏ các sản phẩm phụ độc hại như carbon dioxide, giữ cho môi trường nội bào của cơ thể ổn định. Điều này là cần thiết để duy trì sự sống và hoạt động toàn diện của cơ thể. 

=> Giáo án sinh học 7 cánh diều bài 21: Hô hấp tế bào

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay