Giáo án điện tử KHTN 7 – Phần vật lí bài 19: Từ trường (4 tiết)

Bài giảng điện tử KHTN 7 – Phần vật lí. Giáo án powerpoint bài 19: Từ trường (4 tiết). Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử KHTN 7 – Phần vật lí bài 19: Từ trường (4 tiết)
Giáo án điện tử KHTN 7 – Phần vật lí bài 19: Từ trường (4 tiết)
Giáo án điện tử KHTN 7 – Phần vật lí bài 19: Từ trường (4 tiết)
Giáo án điện tử KHTN 7 – Phần vật lí bài 19: Từ trường (4 tiết)
Giáo án điện tử KHTN 7 – Phần vật lí bài 19: Từ trường (4 tiết)
Giáo án điện tử KHTN 7 – Phần vật lí bài 19: Từ trường (4 tiết)
Giáo án điện tử KHTN 7 – Phần vật lí bài 19: Từ trường (4 tiết)
Giáo án điện tử KHTN 7 – Phần vật lí bài 19: Từ trường (4 tiết)
Giáo án điện tử KHTN 7 – Phần vật lí bài 19: Từ trường (4 tiết)
Giáo án điện tử KHTN 7 – Phần vật lí bài 19: Từ trường (4 tiết)
Giáo án điện tử KHTN 7 – Phần vật lí bài 19: Từ trường (4 tiết)
Giáo án điện tử KHTN 7 – Phần vật lí bài 19: Từ trường (4 tiết)

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử vật lí 7 kết nối tri thức

BÀI 19. TỪ TRƯỜNG (4 TIẾT)

 

  1. KHỞI ĐỘNG

Đặt kim nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác, kim nam châm luôn nằm cân bằng theo hướng Bắc – Nam. Vì sao?

  1. Khởi động

Đặt kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh một nam châm thẳng như hình trên, kim nam châm nằm theo các hướng khác nhau. Vì sao?

  1. NỘI DUNG BÀI HỌC
  2. Từ trường
  3. Từ phổ
  4. Đường sức từ
  5. Từ trường Trái Đất
  6. La bàn

 

III. PHẦN TRIỂN KHAI KIẾN THỨC

  1. Từ trường

Em hãy đọc mục I SGK trang 90 và trả lời các câu hỏi:

+ Từ trường là gì? Tính chất đặc trưng của từ trường là gì?

+ Có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách nào?

Trả lời:

- Khoảng không gian bao quanh một nam châm có từ trường

- Tính chất đặc trưng của từ trường là có lực từ (hút các vật có từ tính)

- Dùng kim nam châm có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường

Thí nghiệm Osterd:

  1. HÌNH 19.1

Bố trí thí nghiệm như hình 19.1 sao cho lúc công tắc K mở, dây dẫn AB song song với kim nam châm đang đứng yên.

Video: https://www.youtube.com/watch?v=S4Vw67rinEI (0.00 – 2.20s)

Em hãy trả lời câu hỏi mục I SGK trang 91:

Có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách nào?

Trả lời:

Có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách đưa các vật bằng sắt, thép hoặc kim nam châm lại gần.

  1. Từ phổ

Hoạt động nhóm: Tiến hành thí nghiệm mục II SGK trang 91:

Đặt một tấm nhựa trong, mỏng lên một thanh nam châm. Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa, gõ nhẹ tấm nhựa. Quan sát hình ảnh các mạt sắt trên tấm nhựa

  1. HÌNH 19.2

(Link video TN: https://bitly.com.vn/jdou0f)

Em hãy trả lời các câu hỏi mục II SGK trang 91:

  1. Các mạt sắt sắp xếp thành những đường như thế nào?
  2. Ở chỗ nào các đường mạt sắt sắp xếp dày, chỗ nào sắp xếp thưa?

Đáp án

  1. Các đường mạt sắt quanh nam châm được sắp xếp theo trật tự, thành các đường cong kín nối từ cực này sang cực kia của nam châm
  2. Ở gần hai cực của nam châm thì mạt sắt sắp xếp dày hơn

Kết luận

- Hình ảnh các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm được gọi là từ phổ.

­- Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.

- Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp dày thì từ trường ở đó mạnh, vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp thừa thì từ trường ở đó yếu.

  1. Đường sức từ

Hoạt động nhóm: Thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Vẽ đường nối các mạt sắt (Hình 19.3)

+ Đặt kim nam châm nhỏ trên một đường vừa vẽ vừa di chuyển kim theo đường đã vẽ; đánh dấu mũi tên tại mỗi vị trí đặt nam châm theo chiều từ cực Nam đến cực Bắc của kim nam châm

  1. HÌNH 19.3

Kết luận:

- Kim nam châm đặt trong từ trường thì định hướng theo đừng sức của từ trường (hình 19.4)

  1. HÌNH 19.4

- Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam

Em hãy trả lời Câu hỏi SGK trang 92

  1. Xác định chiều đường sức từ của một nam châm thẳng trong Hình 19.5
  2. HÌNH 19.5
  3. Hình 19.6 cho biết từ phổ của nam châm hình chữ U. Dựa vào đó hãy vẽ đường sức từ của nó. Có nhận xét gì về các đường sức từ của nam châm này?
  4. HÌNH 19.6

Đáp án

  1. Chiều đường sức từ của một nam châm thẳng trong Hình 19.5
  2. ĐA Câu 1 SGK_92

 

2.

  1. ĐA Câu 2 SGK_92

- Nhận xét:

+ Ở bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong.

+ Ở trong lòng nam châm, đường sức từ gần như là những đường thẳng song song với nhau.

  1. Từ trường Trái Đất

Em hãy đọc mục IV SGK trang 93 để trả lời câu hỏi sau:

Vì sao kim la bàn luôn luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam?

Video về từ trường Trái Đất https://www.youtube.com/watch?v=hsI-_hiUyd8

Em hãy quan sát hình 19.7, giải thích vì sao có thể vẽ các đường sức từ của từ trường Trái Đất?

  1. HÌNH 19.7

Trả lời

Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ Tái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu

Em hãy trả lời Câu hỏi mục IV SGK trang 93

Bằng cách nào chứng tỏ xung quanh Trái Đất có từ trường?

Trả lời

Có thể chứng tỏ Trái Đất có từ trường bằng cách dùng kim nam châm (la bàn), đặt kim nam châm ở đâu nó vẫn chỉ theo hướng cố định Nam – Bắc à Xung quanh Trái Đất có từ trường

  1. La bàn

5.1. Cấu tạo

Thảo luận nhóm: Em hãy quan sát Hình 19.8 và trả lời các câu hỏi:

  1. HÌNH 19.8

+ La bàn gồm những bộ phận cơ bản nào?

+ Vì sao có thể dùng la bàn để xác định hướng địa lí?

Trả lời:

- La bàn là dụng cụ được dùng để xác định hướng

- La bàn gồm 3 bộ phận chính:

+ Kim la bàn: là kim nam châm đặt lên trên trụ xoay, dạng hình lá dẹt, mỏng, nhẹ, một đầu được sơn đỏ để chỉ hướng bắc và đầu còn lại được sơn xanh/ trắng để chỉ hướng nam.

+ Vỏ la bàn: Thường được làm bằng nhôm hoặc nhựa có gắn cố định một mặt chia độ  

+ Mặt la bàn: làm bằng mặt kính giúp bảo vệ kim nam châm

Em hãy quan sát Hình 19.9, trình bày các bước dùng la bàn để xác định hướng địa lí

  1. Hình 19.9

Trả lời:

Các bước tiến hành

- Đặt la bàn cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ, để tránh tác động của các vật này lên kim la bàn.

- Giữ la bàn trong lòng bàn tay hoặc đặt trên một mặt bàn sao cho la bàn nằm ngang trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng bắc trùng khít với vạch ghi chữ N trên la bàn.

- Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định (hướng trước mặt) so

với hướng bắc trên mặt chia độ của  la bàn để tìm hướng cần xác định.

 

  1. LUYỆN TẬP

Em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

  1. Hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C trong hình dưới đây
  2. LT1

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử vật lí 7 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG IV: ÂM THANH

Chat hỗ trợ
Chat ngay