Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối Bài 19: Từ trường
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 19: Từ trường. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 19: TỪ TRƯỜNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?
- Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.
- Hai thanh nam châm đặt gần nhau.
- Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau
- Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.
Câu 2: Khi nói về tương tác từ, điều nào sau đâu là đúng?
- Nếu cực bắc của một nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt.
- Các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau
- Các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau
- Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau
Câu 3: Tính chất nào sau đây của đường sức từ không giống với đường sức của điện trường (tĩnh)?
- Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức
- Chỗ nào từ trường (hay điện trường) mạnh thì vẽ các đường sức mau và chỗ nào từ trường (hay điện trường) yếu thì vẽ các đường sức thưa.
- Chiều của đường sức tuân theo những quy tắc xác định.
- Các đường sức là những đường cong khép kín (hoặc vô hạn ở hai đầu)
Câu 4: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?
- Hạt mang điện đứng yên
- Nam châm chữ U
- Dòng điện không đổi
- Hạt mang điện chuyển động
Câu 5: Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện
- Trong lòng của một nam châm chữ U
- Xung quanh một thanh nam châm thẳng
- Xung quanh dòng điện thẳng
- Xung quanh một dòng điện tròn.
Câu 6: Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào?
- Ở vùng xích đạo.
- Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
- Chỉ ở vùng Nam Cực.
- Chỉ ở vùng Bắc Cực.
Câu 7: Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại
- Trọng trường.
- Điện trường.
- Từ trường.
- Điện từ trường.
Câu 8: Ta nhận biết từ trường bằng cách nào?
- Điện tích thử
- Bút thử điện
- Nam châm thử
- Dòng điện thử
Câu 9: Khi không có dòng điện chạy qua cuộn dây thì nam châm điện
- Vẫn còn từ tính một lúc mới mất hẳn.
- Mất hẳn từ tính.
- Bị thay đổi từ cực.
- Vẫn hút được các vật bằng sắt nhỏ nhẹ.
Câu 10: Bằng cách nào chứng tỏ xung quanh Trái Đất có từ trường?
- Đặt kim nam châm ở trạng thái tự do
- Đặt thanh nam châm ở trạng thái tự do
- Đặt nam châm chữ U ở trạng thái tự do
- Đặt nam châm dạng vòng ở trạng thái tự do
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
D |
D |
A |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
C |
C |
B |
A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chọn câu sai ?
- Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.
- Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường
- Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.
- Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.
Câu 2: Trong bức tranh các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được diễn tả bởi
- Các đường sức từ nằm cách xa nhau
- Các đường sức từ gần như song song nhau.
- Các đường sức từ dày đặc hơn.
- Các đường sức từ nằm phân kì nhiều.
Câu 3: Từ trường của một nam châm giống từ trường được tạo bởi
- Một nam châm hình móng ngựa.
- Một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
- Một ống dây có dòng điện chạy qua.
- Một vòng dây tròn có dòng điện chạy qua.
Câu 4: Các đường sức từ quanh dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng:
- Các đường thẳng song song với dòng điện.
- Những vòng tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua
- Các đường thẳng vuông góc với dòng điện như những nan hoa xe đạp.
- Những đường xoắn ốc đồng trục với trục là dòng điện
Câu 5: Tính chất cơ bản của từ trường là
- Gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
- Gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
- Gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
- Gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó
Câu 6: Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình vẽ), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ A đến M. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm N có hướng trùng với hướng của véctơ.
Câu 7: Có hai thanh kim loại bằng sắt, bề ngoài giống nhau. Khi đặt chúng gần nhau thì chúng hút nhau. Có kết luận gì về hai thanh đó ?
- Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là một thanh nam châm và một thanh sắt.
- Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là hai thanh sắt.
- Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thanh sắt.
- Đó là hai thanh nam châm.
Câu 8: Để nhận biết từ trường có thể sử dụng dụng cụ nào dưới đây?
- Thanh sắt.
- Kim nam châm.
- Thanh nhôm.
- Thanh đồng.
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Người ta chế tạo một số tay nắm cửa hình thức giống hệt nhau. Trong đó một số tay nắm làm bằng đồng, một số làm bằng sắt và một số làm bằng gỗ rồi mạ đồng. Để phân biệt chúng ta có thể:
- Dùng cân, tay nắm nào nhẹ nhất thì được làm bằng gỗ mạ đồng.
- Dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng sắt mạ đồng
- Dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng đồng.
- Áp dụng cả A và B.
Câu 10: Cách làm nào dưới đây giúp ta thu được hình ảnh của từ phổ?
- Rải cát lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ.
- Đặt thanh nam châm gần bức tường và rọi đèn vào thanh nam châm.
- Dùng kim nam châm xếp lên trên một tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm.
- Rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
C |
C |
B |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
A |
B |
D |
D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày các bước sử dụng la bàn xác định hướng địa lí.
Câu 2 ( 4 điểm). Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào và yếu nhất ở vùng nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Đặt la bàn cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ, để tránh tác động của các vật này lên kim la bàn. - Giữ là ban trong lòng bàn tay hoặc đặt trên một mặt bàn sao cho la bàn nằm ngang trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng Bắc trùng khít với vạch chữ N trên la bàn. - Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định (hướng trước mặt) so với hướng bắc trên mặt chia độ của la bàn để tìm hướng cần xác định. |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở vùng Bắc Cực và Nam Cực. - Từ trường trái đất yếu nhất được ghi nhận ở khu vực Đại Tây Dương, đặc biệt tại vùng nhật nguyệt (South Atlantic Anomaly) kế đông Nam Brazil và đông Nam Nam Phi. Trong khu vực này, lực từ trường của Trái Đất mạnh khoảng 30% so với các vùng khác trên trái đất. |
2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). La bàn là gì? Nêu cấu tạo của la bàn.
Câu 2 ( 4 điểm). Nêu cách chế tạo một la bàn đơn giản.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- La bàn là dụng cụ để xác định hướng địa lí. - Một la bàn thường có: + Kim nam châm đặt trên trụ xoay được thiết kế theo hình lá dẹt, mỏng, nhẹ, một đầu được sơn đỏ chỉ hướng Bắc và đầu còn lại được sơn xanh chỉ hướng Nam. Được đặt trong một vỏ kim loại thường bằng nhôm hoặc nhựa có gắn cố định một mặt chia độ. + Mặt kính của la bàn giúp bảo vệ kim nam châm. |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Dụng cụ: Một nam châm mạnh; hai chiếc kim khâu (hoặc hai đinh ghim) bằng thép; một miếng xốp mỏng; một cốc nhựa hoặc cốc giấy đựng nước. - Cách làm: Xát nhẹ đầu kim khoảng 30 lần vào một cực của nam châm, sau đó xát nhẹ đầu lỗ kim vào cực kia của nam châm. Kiểm tra bằng cách cho chiếc kim đã được cọ xát hút chiếc kim bằng thép chưa được cọ xát. - Thả miếng xốp vào cốc nước, sau đó đặt chiếc kim lên mặt xốp, chiếc kim sẽ chỉ hướng Bắc – Nam |
1.3 điểm 1.3 điểm 1.3 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Từ phổ là
- Hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
- Hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
- Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
- Hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
- Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
- Qua bất kì điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
- Đường sức từ mau hơn ở nơi có từ trường lớn, đường sức thưa hơn ở nơi có từ trường nhỏ hơn.
- Các đường sức từ là những đường cong kín.
Câu 3: Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình vẽ), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ M đến A. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm O (là giao điểm của AC và BD) có hướng trùng với hướng của véctơ.
Câu 4: Xung quanh vật nào sau đây có từ trường?
- Ti vi đang tắt.
- Cuộn dây đồng đang nằm trên kệ.
- Thanh sắt đặt trên bàn.
- Bóng đèn đang sáng.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Em biết gì về từ trường của Trái Đất?
Câu 2: La bàn dùng để làm gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
A |
A |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu. - Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ không trùng nhau. Cực Nam địa lí không trùng cực Nam địa từ. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định. La bàn được ứng dụng nhiều trong các hoạt động đi biển, vào rừng, sa mạc, hướng bay của máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,... |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Từ cực Bắc của Trái Đất
- Trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất.
- Trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất.
- Gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất.
- Gần với cực Nam địa lí của Trái Đất.
Câu 2: Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là
- Những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc.
- Những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.
- Những đường cong, cách đều nhau.
- Những đường thẳng song song cách đều nhau.
Câu 3: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?
- Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên
- Đặt ở đó một kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc - Nam
- Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam.
- Đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc – Nam
Câu 4: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng?
- Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất.
- Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất
- Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường
- Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Trình bày khái niệm lực từ. Nêu khái niệm từ trường.
Câu 2. Vì sao kim nam châm luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
D |
C |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Lực tác dụng của nam châm lên các vật có từ tính và các nam châm khác gọi là lực từ. - Từ trường là môi trường tồn tại xung quanh nam châm và dây dẫn mang dòng điện. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Do Trái Đất cũng được coi là một nam châm khổng lồ nên khi đặt nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác thì kim nam châm vẫn luôn nằm cân bằng theo hướng của Trái Đất (hướng Bắc – Nam). |
3 điểm |
=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 19: Từ trường (4 tiết)