Giáo án điện tử KHTN 7 – Phần vật lí bài 18: Nam châm
Bài giảng điện tử KHTN 7 – Phần vật lí. Giáo án powerpoint bài 18: Nam châm. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử vật lí 7 kết nối tri thức
CHỦ ĐỂ VI: TỪ
BÀI 18: NAM CHÂM (3 TIẾT)
- KHỞI ĐỘNG
Em đã bao giờ nhìn thấy hay có một vật gọi là “nam châm” chưa? Bằng cách nào có thể xác định được vật đó là nam châm
- Khởi động
- NỘI DUNG BÀI HỌC
- Nam châm là gì?
- Tính chất từ của nam châm
- Tương tác giữa hai nam châm
- Định hướng của một kim nam châm tự do
III. PHẦN TRIỂN KHAI KIẾN THỨC
- Nam châm là gì?
- Tìm hiểu về nam châm
Em hãy đọc mục I SGK trang 86 và trả lời câu hỏi:
+ Nam châm được phát hiện khi nào?
+ Nam châm có đặc điểm gì và được sử dụng với mục đích gì ?
Đáp án
- Đá nam châm đã được phát hiện từ xa xưa.
- Nam châm có tính chất hút được một số vật bằng sắt. Các thuỷ thủ thường dùng nam châm để định hướng trên biển.
- Tính chất từ của nam châm
Dụng cụ: 1 nam châm thẳng, 1 nam châm hình chữ U, một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.1)
- HÌNH 18.1
Hoạt động nhóm: Tiến hành các thí nghiệm, ghi lại các hiện tượng xảy ra
- Thí nghiệm 1: Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ
- HÌNH 18.2
- a) Hai đầu nam châm hút vật liệu nào và không hút vật liệu nào?
- b) Các vật liệu đặt ở đầu hay ở giữa của nam châm thì bị hút mạnh nhất?
- Thí nghiệm 2:
- Đặt một kim nam châm nằm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), quan sát hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng.
- Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, quan sát hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng.
Video thí nghiệm: https://bitly.com.vn/upckia
Kết quả thí nghiệm
- TN1: a) Hai đầu nam châm hút vật bằng sắt, thép và không hút vật bằng đồng, nhôm, gỗ.
- b) Các vật liệu đặt ở hai đầu nam châm thì bị hút mạnh nhất.
- TN2:
- Đặt một kim nam châm nằm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng là hướng Bắc – Nam.
- HÌNH 18.3
- Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng vẫn chỉ theo hướng Bắc – Nam.
Em hãy trả lời Câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 87:
- Một đầu kim luôn chỉ hướng nào và đầu kia của kim luôn chỉ hướng nào (hướng Bắc hay hướng Nam)
- Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra những tính chất gì của nam châm?
- Dùng kim nam châm xác định các hướng Nam, Bắc, Đông, Tây ở trong phòng học
Đáp án
- Theo em, nam châm có hình dạng và kích thước như thế nào?
- Đặc điểm trên các thanh nam châm là gì?
- Gọi tên các nam châm trong hình dựa theo hình dạng của chúng?
- HÌNH 18.2
Đáp án
- Một đầu kim luôn chỉ hướng nào Bắc và đầu kia của kim luôn chỉ hướng Nam.
Câu 2. Tính chất của nam châm:
- Nam châm luôn có hai cực.
- Nam châm hút được sắt.
- Hai nam châm đặt gần nhau có cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau.
Câu 3. Khi kim nam châm nằm cân bằng:
+ Đầu kim nam châm màu đỏ chỉ về đâu thì đó là hướng Bắc.
+ Đầu kim nam châm màu xanh (hoặc trắng) chỉ về đâu thì đó là hướng Nam.
+ Hướng Đông nằm phía bên phải hướng Bắc - Nam.
+ Hướng Tây nằm phía bên trái hướng Bắc - Nam.
Kết luận:
- Nam châm là những vật có từ tính
- Những nam châm có từ tính tồn tại lâu dài được gọi là nam châm vĩnh cửu.
- Tương tác giữa hai nam châm
Hoạt động nhóm: Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm:
- Treo thanh nam châm thẳng bằng hai sợi chỉ lên thành ngang của giá đỡ, để cho hai thanh nam châm nằm cân bằng.
- Đưa một cực của thanh nam châm khác lại gần một đầu thanh nam châm được treo, đưa cực kia của thanh nam châm lại gần thanh nam châm được treo. Mô tả hiện tượng xảy ra.
- HÌNH 18.4
Video TN: https://bitly.com.vn/3njx4n
Kết quả:
- 2 thanh nam châm đẩy nhau khi đưa đầu thanh nam châm kí hiệu cực N lại gần đầu thanh nam châm kí kiệu đầu N được treo bằng sợi dây
- 2 thanh nam châm hút nhau khi đưa đầu thanh nam châm kí hiệu cực lại gần đầu thanh nam châm kí kiệu đầu N được treo bằng sợi dây
Em hãy trả lời câu hỏi mục III SGK trang 88:
Qua thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì về tương tác giữa hai nam châm
Kết luận
Khi đặt hai nam châm gần nhau, hai từ cực khác tên hút nhau, hai từ cực cùng tên đẩy nhau
- Định hướng của một kim nam châm tự do
Hoạt động nhóm: Tiến hành thí nghiệm và ghi lại hiện tượng
- Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm thẳng (Hình 18.5). Xác định hướng của kim nam châm.
- Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim còn lại chỉ hướng lúc đầu nữa không? Làm lại thí nghiệm 2 lần và nhận xét.
- Làm lại thí nghiệm trên ở vị trí khác của kim nam châm.
- HÌNH 18.5
Hiện tượng:
- Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm thẳng (Hình 18.5) Hướng đầu S của nam châm hướng về nam châm cố định
- Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim còn lại vẫn chỉ hướng lúc đầu. không thay đổi
Em hãy trả lời câu hỏi mục IV SGK trang 88:
Từ thí nghiệm trên rút ra nhận xét gì về tác dụng của một nam châm lên một kim nam châm.
Kết luận
Kim nam châm (nam châm thử) đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo một hướng xác định.
- LUYỆN TẬP
Em hãy chọn đáp án đúng
Câu 1. Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?
- Ở phần giữa của thanh
- Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm
- Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm
- Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm
Câu 2. Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì
- một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam
- cả hai nửa đều mất từ tính
- mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam
- mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên
Câu 3. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
- Khi hai cực Bắc để gần nhau.
- Khi để hai cực khác tên gần nhau.
- Khi hai cực Nam để gần nhau.
- Khi để hai cực cùng tên gần nhau.
Câu 4. Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì
- Trái Đất hút mọi vật về phía nó
- Kim của la bàn trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam
- Trái Đất có Bắc cực và Nam cực
Câu 5. Vật liệu nào sau đây không tương tác với nam châm:
- Sắt
- Thép
- Cobalt
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử vật lí 7 kết nối tri thức
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)