Kênh giáo viên » Vật lí 7 » Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức

Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức

Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Vật lí 7 kết nối tri thức

PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC

CHƯƠNG III. TỐC ĐỘ

BÀI 8. TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
  2. Năng lực
  • Năng lực chung
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động khoa học tự nhiên.
  • Năng lực riêng
  • Phát biểu được khái niệm tốc độ chuyển động, nhớ được công thức tính và các đơn vị đo tốc độ
  • Đổi được đơn vị tốc độ từ m/s sang km/h và ngược lại
  • Sử dụng được công thức tính tốc độ để giải các bài tập về chuyển động trong đó đã cho giá trị của hai trong ba đại lượng v, s và t
  • Xác định được tốc độ qua việc xác định quãng đường đi được trong khoảng thời gian tương ứng.
  1. Phẩm chất

- Trung thực, Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.

- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên nói chung và phần vật lí nói riêng.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT KHTN 7.
  • Các loại tốc kế (nếu có)
  • Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài

Đối với học sinh

  • SGK, SBT KHTN 7.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến chuyển động thẳng của một vật

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đưa HS tình huống học tập, HS suy nghĩ trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: đưa ra được câu trả lời cho tình huống học tập
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra tình huống có vấn đề: Có 2 bạn Mai và Lan ở gần nhà nhau, cùng đi xe đạp đến trường. Bạn Lan thường đến trường sớm hơn bạn Mai 

- Sau đó, GV đặt câu hỏi:

+ Vậy bạn nào đi nhanh hơn?

+ Làm sao các em biết bạn …. đi nhanh hơn?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 2 – 3 dậy chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

- GV đặt ra tình huống mới và dẫn dắt vào bài học mới: Biết quãng đường đi được mà không biết thời gian để đi hết quãng đường đó thì có so sánh được vận tốc không ?  Vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Chương III. Tốc độ. Bài 8. Tốc độ chuyển động.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết khái niệm tốc độ

  1. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, nhận biết một phương pháp thường dùng trong Vật lí là phương pháp so sánh các đại lượng thuộc tính, … phụ thuộc vào nhiều thông số.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS hình thành khái niệm vận tốc, từ đó rút ra phương pháp chung dùng để so sánh các đại lượng, thuộc tính phụ thuộc và hai thông số HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS xác định nhiệm vụ chung, nêu được khái niệm về vận tốc và tìm được ví dụ để xác định sự nhanh, chậm của chuyển động bằng hai cách.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính vận tốc được học ở lớp 5 : s

- GV hướng dẫn HS hình thành khái niệm về vận tốc.

+ GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời 2 ví dụ sau :

VD1 : 2 xe cùng khởi hành từ A lúc 7h30, Sau 2h, xe thứ nhất đi được quãng đường dài 70km, xe thứ 2 đi được quãng đường dài 80km. Hỏi xe nào đi nhanh hơn ?

VD2 : Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 120km. Hai xe cùng xuất phát một lúc từ Hà Nội để đi Hải Phòng. Xe thứ nhất sau 2h thì đến Hải Phòng. Xe thứ 2 đến Hải Phòng chậm hơn xe thứ nhất 1h. Hỏi xe nào đi nhanh hơn ?

+ Sau khi HS trả lời và rút ra kết luận VD1 : xe thứ 2 đi nhanh hơn và VD2 :xe thứ nhất đi nhanh hơn, GV dẫn dắt học sinh tìm ra phương pháp chung dùng để so sánh các đại lượng, thuộc tính vào hai thông số.

à Có 2 cách để xác định sự nhanh, chậm của chuyển động

- GV yêu cầu HS giải câu hỏi (SGK - 45): Tìm ví dụ minh họa cho hai cách xác được sự nhanh, chậm của chuyển động ở trên.

à Thường người ta dùng cách 1, so sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian (cụ thể là trong một đơn vị thời gian) để xác định sự nhanh, chậm của chuyển động. Nếu quãng đường đi được là s, thời gian đi là t thì quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian là :

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập (SGK -  46)

Bạn A chạy 120m hết 35s, bạn B chạy 140m hết 40s. Ai chạy nhanh hơn ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi học sinh trả lời miệng/ trình bày bảng trả lời các câu hỏi nhiệm vụ được giao.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm vận tốc

Có thể xác định sự nhanh, chậm của chuyển động bằng hai cách:

Cách 1: So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian. Chuyển động nào có quãng đường đi được dài hơn, chuyển động đó nhanh hơn.

Cách 2: So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường. Chuyển động nào có thời gian đi ngắn hơn, chuyển động đó nhanh hơn.

*Kết luận:

Thương số  đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động được gọi là vận tốc chuyển động, gọi tắt là tốc độ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Bài tập vận dụng

Vận tốc bạn A chạy được trong 1 s là: 120 : 35 = 3.43 m/s

Vận tốc bạn B chạy được trong 1 s là: 140 : 40 = 3.5 m/s

Do 3.43 < 3.5 nên bạn B chạy nhanh hơn

 

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT VẬT LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC

Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay

BÀI 20: CHẾ TẠO NAM CHÂM ĐIỆN ĐƠN GIẢN

I. NAM CHÂM ĐIỆN

  • Cấu tạo của nam châm điện là?
  • Để biết ống dây đã trở thanh nam châm điện ta sử dụng?
  • Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng gì?
  • Làm thế nào để biết ống dây đã trở thành nam châm điện?
  • Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?
  • Đối với nam châm điện, khi thay đổi cực của nguồn điện, dùng kim nam châm để kiểm tra chiều của từ trường thì thấy?
  • Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian nào?
  • Nam châm điện là ứng dụng của tính chất nào?

II. CHẾ TẠO NAM CHÂM ĐIỆN ĐƠN GIẢN

  • Khi thực hiện thí nghiệm chế tạo nam châm điện, nếu ta giữ nguyên số vòng dây quấn và thay đổi số nguồn điện (tăng số pin) thì lực từ của nam châm điện thay đổi như thế nào?
  • Ứng dụng của nam châm điện trong đời sống?
  • Khi đặt một thanh sắt non vào trong lòng một ống dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành nột nam châm. Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì?

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC

Bộ trắc nghiệm Vật lí 7 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

BÀI 10: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN

TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT ( 15 câu)

Câu 1: Trước khi vẽ đồ thị quãng đường – thời gian thì ta cần làm gì?

A. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo tốc độ 

B. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian.

C. Lập bảng ghi quãng đường đi được

D. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo đồng hồ

 

Câu 2: Để vẽ đồ thị quãng đường – thời gian ta cần vẽ hai tia Os và Ot như thế nào?

A. Vẽ Os vuông góc với Ot tại O

B. Vẽ Os song song với Ot tại O

C. Vẽ Os song song với Ot

D. Vẽ Os cắt Ot tại một điểm bất kì

 

Câu 3: Hai tia Os và Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian gọi là?

A. Hai trục thời gian

B. Hai trục quãng đường

C. Hai trục tọa độ

D. Hai trục tốc độ

 

Câu 4: Trục Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của đại lượng nào?

A. Thời gian

B. Quãng đường

C. Tốc độ

D. Tốc độ trung bình

 

Câu 5: Trục Ot được dùng để biểu diễn các độ lớn của đại lượng nào?

A. Tốc độ cao

B. Quãng đường 

C. Tốc độ

D. Thời gian

 

Câu 6: Các đơn vị đo quãng đường thường được sử dụng trong đồ thị quãng đường – thời gian là?

A. Mét (m)

B. Kilomet (km)

C. A và B

D. Giây (s)

 

Câu 7: Các đơn vị đo thời gian thường được sử dụng trong đồ thị quãng đường – thời gian là?

A. Kilomet trên giờ

B. Giây (s); giờ (h)

C. số không

D. Thời gian không có đơn vị

 

Câu 8: Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi là?

A. Một đường thẳng

B. Một đường cong

C. Một đường tròn

D. Một hình tam giac

 

Câu 9: Biết điểm O là điểm khỏi hành, khi đó?

A.

B.

C.

D.

 

Câu 10: Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết điều gì?

A. Tốc đọ chuyển động

B. Quãng đường đi được

C. Thời gian chuyển động

D. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 11: Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị gì?

A. đơn vị đo độ dài

B. đơn vị đo thời gian

C. A và B 

D. Không phụ thuộc 

 

Câu 12: Ta thường kí hiệu trục quãng đường đi được là gì?

A. Os

B. Ov

C. Ot

D. Of

 

Câu 13: Trục thời gian thường được kí hiệu là?

A. Ov

B. Ot

C. Ox

D. Os

 

Câu 14: Trục thẳng đứng Os còn được gọi là?

A. Trục tung

B. Trục trời

C. Trục hoành

D. Trục đất

 

Câu 15: Trục nằm ngang Ot còn được gọi là?

A. Trục tung

B. Trục trời

C. Trục hoành

D. Trục đất

 

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (...).

Trục Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một…thích hợp.

A. tỉ xích

B. tỉ số

C. số hữu tỉ

D. số tự nhiên

 

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (...).

Trục Ot được dùng để biểu diễn… theo một…thích hợp.

A. thời gian; tỉ số

B. tốc độ; tỉ xích

C. quãng đường; tỉ xích

D. thời gian; tỉ xích

 

Câu 3: Tại điểm O, khi đó . Điểm O gọi là?

A. Điểm đích

B. Điểm khởi hành

C. Điểm kết thúc

D. Điểm không

 

Câu 4: Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả điều gi?

A. Mối quan hệ giữa quãng đường đi được và thời gian trong quá trình chuyển động của vật

B. Mối quan hệ giữa quãng đường đi được và tốc độ trong quá trình chuyển đổi thời gian của vật

C. Mối quan hệ giữa quãng đường đi được và thời gian trong quá trình chuyển đổi thời gian của vật

D. Mối quan hệ giữa quãng đường đi được và quãng đường trung bình trong quá trình chuyển động của vật

 

Câu 5: Đồ thị quãng đường – thời gian thường có trục tung là…, trục nằm ngang là…

A. Ot; Ot

B. Os; Ot

C. Os, Os

D. Ox, Oy

--------------- Còn tiếp ---------------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI VẬT LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC

Bộ đề Vật lí 7 kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS ……

(Theo chương trình dạy song song)

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: Khoa học tự nhiên 7

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề bán trắc nghiệm

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương ứng với từ cực nào?

IMG_256

A. Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc.
B. Cả hai đầu A và B đều là cực Nam.
C. Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
D. Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.

Câu 2: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

A. Ở phần giữa của thanh.
B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

Câu 3: Khi ta thay đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây thì

A. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường không thay đổi.
B. chiều của từ trường thay đổi nhưng độ lớn của từ trường không thay đổi.
C. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường đều thay đổi.
D. chiều của từ trường không đổi nhưng độ lớn của từ trường thay đổi.

Câu 4: Ta có thể tăng từ trường của nam châm điện bằng cách nào?

A. Tăng độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.
B. Giảm độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
C. Tăng độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
D. Giảm độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.

Câu 5: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là

A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
B. làm cho cây lớn lên và to ra.
C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.

Câu 6: Mô phân sinh bên có vai trò

A. làm tăng chiều dài của lá.
B. làm tăng chiều dài của lóng.
C. giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều ngang.
D. giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều dài.

Câu 7: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

A. Sự tăng kích thước của cành.
B. Hạt nảy mầm.
C. Cây mầm ra lá.
D. Cây ra hoa.

Câu 8: Phát biểu nào đúng khi nói về loại mô phân sinh ở thân của thực vật?

A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.
B. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
C. Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
D. Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.

Câu 9: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.
B. Ấu trùng → Trứng đã thụ tinh → Ếch trưởng thành.
C. Ếch đã trưởng thành → Nhộng → Ấu trùng → Trứng nở.
D. Trứng nở → Nhộng → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

Câu 10: Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là

A. mức nhiệt cao nhất và sinh vật có thể chịu đựng.
B. mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
D. mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Câu 11: Ở thực vật, nếu thiếu các nguyên tố khoáng, đặc biệt là nitrogen thì

A. quá trình sinh trưởng sẽ bị ức chế, thậm chí có thể bị chết.
B. quá trình sinh trưởng diễn ra mạnh mẽ.
C. quá trình hô hấp tế bào bị ức chế, cây thấp lùn.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển đều diễn ra mạnh mẽ.

Câu 12: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.

A. 2 000 mL.
B. 1 500 mL.
C. 1000 mL.
D. 3 000 mL.

Câu 13: Các chất kích thích nhân tạo được sử dụng để

A. kích thích cây tăng cường hô hấp.
B. kích thích cây ra rễ, ra hoa, thúc hạt và củ nảy mầm.
C. duy trì hình dáng của cây.
D. thúc đẩy quá trình quang hợp và thoát hơi nước của cây.

Câu 14: Đối với sự sinh trưởng và phát triển, tập tính phơi nắng của nhiều loài động vật

A. không có tác dụng vì ánh sáng không ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật.
B. giúp động vật hấp thu thêm nhiệt và giảm sự mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể.
C. giúp động vật hấp thu thêm ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ cho sinh trưởng và phát triển.
D. giúp động vật loại bỏ các vi khuẩn ngoài da, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng của sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn?

A. Biện pháp chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính giúp cung cấp ánh sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
B. Có thể sử dụng các chất kích thích nhân tạo thích hợp để kích thích tăng chiều cao cây.
C. Có thể sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trộn lẫn vào thức ăn giúp vật nuôi lớn nhanh.
D. Khuyến khích sử dụng các chất kích thích sinh trưởng nhân tạo cho cây trồng nhưng cần hạn chế sử dụng cho vật nuôi.

Câu 16: Tiêu diệt muỗi vào giai đoạn ấu trùng là hiệu quả nhất vì

A. ấu trùng muỗi có kích thước to, dễ nhìn thấy nên dễ tác động nhất.
B. ấu trùng muỗi yếu ớt, sống phụ thuộc vào nước nên dễ tác động nhất.
C. ấu trùng muỗi tiếp xúc trực tiếp với con người nên dễ tác động nhất.
D. ấu trùng muỗi không sinh được độc tố nên dễ tác động nhất.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu phương án đơn giản để xác định các cực một thanh nam châm cũ đã bị bong hết sơn và kí hiệu.

Câu 2 (2 điểm): Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 3 (2 điểm):

a) (1,5 điểm) Vận dụng kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật, em hãy đề xuất các biện pháp trong chăn nuôi để vật nuôi sinh trưởng tốt, cho năng suất cao theo mẫu sau:

Yếu tố tác độngBiện pháp trong chăn nuôi
Dinh dưỡng 
Nhiệt độ 

 b) (0,5 điểm) Tại sao trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ từ 35 – 40oC?

Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 7

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. A2. D3. B4. A5. D6. C7. A8. D
9. A10. B11. A12. A13. B14. B15. D16. B

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Đưa cực Bắc một nam châm còn phân biệt rõ được cực Bắc – Nam lại gần một nam châm trên, đầu nào hút cực Bắc của nam châm mới thì đó là cực Nam của nam châm cũ và ngược lại.

Câu 2: (2 điểm)

- Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

- Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.

Câu 3: (2 điểm)

a)

Yếu tố tác độngBiện pháp trong chăn nuôi
Dinh dưỡngCho vật nuôi ăn uống đầy đủ cả lượng và chất, phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng của mỗi loài vật nuôi.
Nhiệt độXây chuồng, trại có khả năng chống nóng, chống lạnh, sử dụng các thiết bị sưởi ấm hay làm mát khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao.

b) Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm từ 35 – 40oC nhằm mục đích cung cấp độ ẩm và nhiệt độ phù hợp cho hạt, giúp tăng quá trình hô hấp tế bào của hạt, phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, tạo điều kiện thuận lợi để hạt nảy mầm.

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức (bản word)

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ vật lí 7 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Khoa học tự nhiên 7 kết nối, soạn vật lí 7 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay