Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 cánh diều
Đầy đủ bài giảng điện tử chương trình tự nhiên xã hội 2 cánh diều. Giáo án điện tử được làm với mục đích dạy online hoặc trình chiếu lên bảng. Đo đó, ngắn ngọn, nhiều hình ảnh đẹp, hiện đại luôn là tiêu chí hàng đầu. Bộ giáo án có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, nó có thể giảm tải phần nào công việc cho giáo viên.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 cánh diều
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Em có thích đi chợ hay siêu thị không? Vì sao?
BÀI 10: MUA, BÁN HÀNG HÓA
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Mua bán hàng hóa ở chợ
Quan sát Hình SGK trang 52, 53, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi:
Kể tên một số hàng hóa được bán ở chợ?
Nêu cách mua, bán hàng hóa ở chợ?
Gợi ý:
Một số hàng hóa được bán ở chợ: rau, củ, quả, thịt, cá, gà,...
Cách mua, bán hàng hóa ở chợ: hỏi giá hàng, lựa chọn hàng hóa, mặc cả/trả giá, trả tiền cho người bán hàng.
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Liên hệ bản thân
Giới thiệu hàng hóa gia đình thường mua ở chợ?
Hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi:
Kể tên chợ mà gia đình em thường mua hàng?
Gia đình em thường mua hàng gì ở chợ?
Một số chợ đặc sắc ở Việt Nam
- Chợ phiên vùng cao
- Chợ nổi
Hoạt động 3: : Khám phá về hoạt động mua, bán hàng hóa ở siêu thị
Quan sát hình SGK trang 54, 55 và trả lời câu hỏi:
Các quầy trong hình bán gì?
Nêu cách mua, bán hàng hóa ở siêu thị?
Gợi ý:
Các quầy trong hình bán: quần áo, túi xách; bánh mì, sữa; các loại trái cây; các loại thịt; chất tẩy rửa;....
Cách mua, bán hàng hóa ở siêu thị: lựa chọn hàng hóa; xem giá, hạn sử dụng; trả tiền tại quầy thanh toán; kiểm tra hóa đơn thanh toán.
Liên hệ bản thân
Kể tên siêu thị gia đình em thường mua hàng?
Gia đình em thường mua gì ở siêu thị?
Giới thiệu về trung tâm thương mại
Trung tâm thương mại bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê,...
Quy mô của trung tâm thương mại to hơn siêu thị
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Em hãy quan sát và tìm hiểu thêm về các loại hàng hóa thường dùng trong cuộc sống.
BÀI 10: MUA, BÁN HÀNG HÓA (TIẾT 3 + 4)
KHỞI ĐỘNG
Trò chơi “Đố vui”
Luật chơi: Một bạn mô tả về chợ, siêu thị hoặc trung tâm thương mại để học sinh khác đoán.
Hoạt động 5: Những việc làm khi mua hàng hóa
Chia lớp thành các nhóm 6. Mỗi nhóm được phát bộ thẻ gồm sáu thẻ chữ như ở SGK trang 56:
Nhóm chẵn: Lựa chọn và sắp xếp thứ tự các việc làm khi mua hàng ở chợ.
Nhóm lẻ: Lựa chọn và sắp xếp thứ tự các việc làm khi mua hàng ở siêu thị.
Thứ tự các việc làm khi mua hàng ở chợ:
Lần lượt đến các quầy hàng cần mua
Lựa chọn hàng hóa
Trả giá mặt hàng cần mua với người bán
Trả tiền cho người bán
Thứ tự các việc làm khi mua hàng ở siêu thị:
Lần lượt đến các quầy hàng cần mua
Lựa chọn hàng hóa
Trả tiền tại quầy thanh toán
Kiểm tra hóa đơn thanh toán trước khi về
Hoạt động 6: So sánh việc mua hàng ở chợ và siêu thị
Thảo luận theo nhóm 4 người và trả lời câu hỏi:
Mua hàng ở chợ và mua hàng ở siêu thị khác nhau như thế nào?
Theo em, vì sao phải lựa chọn hàng hóa trước khi mua hàng?
Gợi ý:
Mua hàng ở siêu thị khác ở chợ là không phải trả giá hàng hóa cần mua và phải trả tiền ở quầy thanh toán.
Phải lựa chọn hàng hóa có chất lượng trước khi mua để chọn được hàng hóa có chất lượng, theo nhu cầu và phù hợp với số tiền của mình.
Hoạt động 7: Những việc làm khi mua hàng hóa
Hoạt động theo cặp
Quan sát các Hình 1, 2, 3 SGK trang 57 và trả lời câu hỏi:
Nói tên một số hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày trong mỗi hình.
Kể thêm những hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.
Hoạt động 8: Tập mua, bán hàng hóa
Chia lớp thành các nhóm 6 người:
Mỗi nhóm được phát một số thẻ tiền và túi vải.
Thành viên trong nhóm đóng vai người mua hàng để đến các quầy hàng, đọc bảng giá tiền, sau đó chọn và mua một số mặt hàng (quầy sách vở: vở, sách, truyện; quầy đồ chơi: siêu nhân, búp bê; quầy kem).
Mỗi nhóm giới thiệu hàng hóa nhóm đã mua.
Các bạn nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét việc lựa chọn và mua hàng của nhóm bạn.
THÔNG ĐIỆP
Không nên sử dụng túi ni-lông khi đi mua hàng để góp phần bảo vệ môi trường.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Tham gia mua bán hàng hóa khác cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY!
CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
BÀI 11: MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (Tiết 1)
Bài hát nhắc đến những cây nào, con vật nào?
Những từ nào trong bài hát nói đến nơi sống của chúng?
Hoạt động 1: Quan sát và trả lời câu hỏi về nơi sống của thực vật và động vật
Quan sát các Hình 1 đến 6 SGK trang 62, 63, nhận biết tên cây, con vật trong các hình.
Chỉ vào mỗi hình, đặt và trả lời câu hỏi để tìm hiểu về nơi sống các cây, con vật.
Hoạt động cặp đôi
Từng học sinh quan sát các hình SGK trang 62, 63. Một học sinh đặt câu hỏi dựa theo câu hỏi gợi ý trong SGK (Cây bắp cải sống ở đâu?), bạn kia trả lời để tìm hiểu về các cây, con vật và nơi sống của chúng.
Ghi kết quả vào vở theo mẫu:
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Trình bày kết quả sưu tầm một số thông tin, hình ảnh về nơi sống của thực vật, động vật.
Hoạt động nhóm
Mỗi thành viên trong nhóm chia sẻ với các bạn về cây mà mình mang đến, tranh ảnh về cây, con vật mà em sưu tầm được.
Em có thể chia sẻ bằng cách trả lời một số câu hỏi gợi ý:
Đây là cây gì, con gì?
Kể tên nơi sống của cây hoặc các con vật đó.
Ghi chép kết quả vào giấy A2 theo mẫu:
KẾT LUẬN
Mỗi loài thực vật, động vật đều có một nơi sống. Thực vật và động vật có thể sống được ở nhiều nơi khác nhau như trong nhà, ngoài đồng ruộng, trên rừng, dưới ao, hồ, sông, biển.
BÀI 11: MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (Tiết 2)
Theo em, động vật và thực vật được chia làm mấy loại?
Hoạt động 3: Phân loại thực vật theo môi trường sống
Môi trường sống của thực vật và động vật là nơi sống và tất cả những gì xung quanh chúng; có môi trường sống trên cạn, môi trường sống dưới nước.
Quan sát Hình 1-9 SGK trang 64 và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên cây sống trên cạn, cây sống dưới nước.
Hoàn thiện bảng theo mẫu SGK trang 65:
Qua bảng trên, em rút ra được những cây nào có môi trường sống giống nhau?
Em hãy chia sẻ với các bạn về bảng kết quả của mình. Các bạn cùng nhóm góp ý, bổ sung và hoàn thiện.
Gợi ý:
Cây chuối, nhãn, thanh long, ngô, xoài là những cây sống ở môi trường trên cạn. Chúng tạo thành nhóm cây sống trên cạn.
Cây rau rút, sen, bèo tây, cây súng là những cây sống ở môi trường dưới nước. Chúng tạo thành nhóm cây dưới nước.
Hoạt động 4: Trò chơi “Tìm những cây cùng nhóm”
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học sinh:
Chia bộ thẻ tên cây hoặc thẻ hình đã chuẩn bị cho mỗi nhóm.
Mỗi nhóm chuẩn bị một bảng trên giấy A2.
Dán thẻ tên cây/ thẻ hình vào bảng sao cho phù hợp.
Hoạt động 5: Vẽ cây và nơi sống của cây đó
Vẽ một cây mà em yêu thích và nơi sống của nó, cho biết cây đó thuộc nhóm cây sống trên cạn hay dưới nước.
TỔNG KẾT
Thực vật gồm có 2 nhóm: Thực vật sống trên cạn và thực vật sống dưới nước.
BÀI 11: MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (Tiết 3)
TRÒ CHƠI “Chim bay, cò bay”
Luật chơi:
Học sinh đứng thành vòng tròn, một học sinh làm người điều khiển đứng giữa các bạn. Người điều khiển hô “chim bay” đồng thời dang hai cánh như chim đang bay. Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác tương tự và hô theo người điều khiển.
Nếu người điều khiển hô những con vật không bay được như “trâu bay” hay “thỏ bay” thì học sinh phải đứng im, ai làm động tác bay theo người điều khiển thì sẽ bị phạt bằng cách nhảy lò cò 5 bước.
Hoạt động 6: Phân loại động vật theo môi trường sống
Quan sát Hình 1-9 SGK trang 66 và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên con vật sống trên cạn, con vật sống dưới nước trong hình vẽ.
Hoàn thiện bảng vào vở theo mẫu SGK trang 66 và chia sẻ với bạn:
+ Con bò, gà, lạc đà, chó, hổ, lạc đà là những con vật sống ở môi trường trên cạn. Chúng tạo thành nhóm động vật sống trên cạn.
+ Con cá vàng, cua đồng, cá heo, sao biển là những con vật sống ở môi trường dưới nước. Chúng tạo thành nhóm động vật sống dưới nước.
Hoạt động 7: Trò chơi “Tìm những con vật cùng nhóm”
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học sinh:
Chia bộ thẻ tên con vật hoặc thẻ hình đã chuẩn bị cho mỗi nhóm.
Mỗi nhóm chuẩn bị một bảng trên giấy A2. Học sinh dán thẻ tên con vật/ thẻ hình vào bảng sao cho phù hợp.
Động vật sống trên cạn
- Con thỏ
- Con ngựa
- Con chim bồ câu
Động vật sống dưới nước
- Con cá thu
- Con cá chép
- Con tôm
EM CÓ BIẾT?
Trong thực tế có một số con vật đặc biệt như con ếch có thể sống cả trên cạn và dưới nước. Ếch đẻ trứng dưới nước. Trứng nở thành nòng nọc sống hoàn toàn dưới nước. Nòng nọc biến đổi rồi trở thành ếch. Ếch sống trên cạn ở nơi ẩm ướt.
Hoạt động 8: Vẽ một con vật và nơi sống của nó
Vẽ một con vật sống trên cạn hoặc dưới nước và nơi sống của chúng vào vở hoặc giấy A4.
TỔNG KẾT
Có môi trường sống trên cạn và dưới nước, do đó có thể phân thành hai nhóm động vật: nhóm động vật sống ở môi trường trên cạn và nhóm động vật sống ở môi trường dưới nước.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Sưu tầm tranh ảnh, hình vẽ về các loài thực vật, động vật và môi trường sống của chúng.
- Chia sẻ với người thân về cách phân loại môi trường sống của các loài thực vật, động vật
HẸN GẶP LẠI CÁC EM Ở TIẾT HỌC TIẾP THEO!
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Cánh diều
Từ khóa: giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 cánh diều, bài giảng điện tử tnxh 2 cánh diều, giáo án trình chiếu tự nhiên xã hội 2 sách cánh diều