Giáo án Toán 2 sách cánh diều
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Toán lớp 2 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 2345. Vừa sách mới vừa mẫu giáo án mới có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án Toán 2 sách cánh diều
Bản xem trước: Giáo án Toán 2 sách cánh diều
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 65 : KHỐI TRỤ - KHỐI CẦU ( 1 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Thông qua vật thật và đồ dùng trực quan nhận dạng khối trụ và khối cầu.
- Thực hành đếm số hình trong một tổ hợp các hình.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận
- Năng lực mô hình hóa toán học: sử dụng các mô hình vật thật để mình họa hoạt động khởi đầu.
- Năng lực giao tiếp toán học: trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn toán và các môn học khác, tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
Năng lực riêng:
- Thông qua việc quan sát nhận dạng hình, HS có cơ hội phát triển NL mô hình hóa toán học.
- Thông qua việc lắp ghép tạo hình mới từ các khối hình đã học, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học học toán.
- Thông qua việc trình bày ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời về các khối hình đã học HS có cơ hội được phát triển năng lực giao tiếp toán học.
- Phẩm chất
- Rèn luyện tính cần thận, chính xác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Yêu lao động, phát huy tính trung thực, ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên:
- SGK, tài liệu dạy học, tranh ảnh liên quan.
- Một số đồ vật có dạng khối trụ và khối cầu, một số mô hình khối trụ và khối cầu bằng bìa, gỗ hoặc nhựa.
- Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
- Một số đồ vật có dạng hình khối trụ, khối cầu : hộp sữa (hộp sữa giấy, sữa ông thọ, sữa bột,…) ; quả bóng ; cốc nước ; bình đựng nước ; ca đựng nước ; lon coca ; viên bi ; ống nước…
Có giáo án điện tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: - Gợi động cơ, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Cách tiến hành: - HS hoạt động theo tổ và thực hiện lần lượt các hoạt động: + Đặt đồ vật đã chuẩn bị lên bàn. + Cầm đồ vật mình đã chuẩn bị chia sẻ. - GV mời đại diện các tổ chia sẻ trước lớp. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Mục tiêu: - Thông qua vật thật và đồ dùng trực quan nhận dạng khối trụ và khối cầu. - Liên hệ tìm được những đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu ở xung quanh. 2. Cách tiến hành: a) GV hướng dẫn HS thực hiện theo tổ các hoạt động sau: - GV yêu cầu HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn. Nhìn hộp sữa và sắp xếp các đồ vật có dạng giống hộp sữa vào giỏ màu xanh. Nhìn quả bóng và sắp xếp các đồ vật có dạng quả bóng vào trong giỏ màu đỏ. + GV cho HS cầm khối cầu và khối trụ bằng gỗ hoặc bằng nhựa dạng hình khối trụ, hình khối cầu rồi quan sát, xoay, lật, chạm vào các khối và nói: “ Khối trụ”, “Khối cầu”. + GV yêu cầu cả lớp đồng thanh, cá nhân – cặp đôi. + HS đối chiếu các đồ vật và các khối nhựa nói trên với hình ảnh vẽ các khối trụ và khối cầu có trong SGK rồi nói. ( Ví dụ: Hộp bút chì màu có dạng khối trụ, Quả bóng rổ này có dạng khối cầu...) b) GV cho HS tiếp tục thực hành theo nhóm: xếp riêng các đồ vật có dạng hình khối trụ và có dạng hình khối cầu. + GV yêu cầu HS nhắm mắt 30 giây tưởng tượng hình ảnh khối trụ, khối cầu trong đầu. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu - Giúp HS củng cố khả năng nhận dạng khối trụ, khối cầu và thực hành ghép các khối đã học thành các hình theo quy luật. 2. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT1 - GV yêu cầu đọc, tìm hiểu đề bài 1. - GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp quan sát tranh, chỉ và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng khối trụ, đồ vật nào có dạng khối cầu.
- GV mời 2 cặp hoàn thành nhanh nhất thực hiện trước lớp. - GV yêu cầu HS quan sát, kể thêm các đồ vật xung quanh lớp có dạng khối trụ, khối cầu. - GV chữa bài và nhận xét quá trình hoạt động. Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu đề bài 2. - GV yêu cầu HS vận dụng các hình khối đã học ( khối chữ nhật, khối lập phương, khối trụ, khối cầu), hoạt động cặp đôi, mời bạn cùng bàn đoán xem khối nào lăn được. - GV yêu cầu HS quan sát tranh, hoạt động cặp đôi nói cho nhau nghe phép chia theo mẫu. - GV mời đại diện 2 cặp phát biểu.
- GV chữa bài, nhận xét quá trình hoạt động của các cặp đôi. Nhiệm vụ 3: Thảo luận cặp đôi – cá nhân, hoàn thành BT3 - GV hướng dẫn cho HS đọc, tìm hiểu đề bài 3. - GV yêu cầu HS quan sát mỗi hình vẽ đếm số khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật rồi chỉ và nói cho bạn nghe. - GV yêu cầu cá nhân HS suy nghĩ, sử dụng các khối hình đã học ( khối hộp chữ nhật, khối lập phương, khối trụ, khối cầu) để ghép thành các hình tương tự như SGK hoặc các hình theo ý thích. - GV cho HS hoạt động cặp đôi, nói cho nhau nghe ý tưởng ghép hình của mình và xem hình mới ghép được. - GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn. - GV mời đại diện 2 cặp trình bày phần hoạt động của mình.
- GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của các cặp. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: - HS vận dụng lấy được một số ví dụ trong thực tế liên quan đến khối trụ, khối cầu. 2. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu đề bài 4. - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm kể tên các đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu trong thực tế.
- GV mời 2 – 3 nhóm chia sẻ trước lớp.
E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV đặt câu hỏi: + Qua bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? + Từ ngữ toán học nào, em cần chú ý? - Liên hệ về nhà, em hãy quan sát xem những đồ vật nào có dạng khối trụ hoặc khối cầu; những đồ vật nào có dạng khối hình hộp chữ nhật, khối lập phương để hôm sau chia sẻ với các bạn. - Thực hiện tự đánh giá bằng cách thực hiện trong vở bài tập. |
- Các nhóm thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV.
- HS giơ tay trình bày kết quả hoạt động.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS cầm các vật và nói cho nhau nghe “ khối trụ”, “ khối cầu”.
- HS đọc đồng thanh, cá nhân – cặp đôi theo hiệu lệnh của GV. - HS thực hiện theo yêu cầu củ GV, giơ tay và nói trước lớp.
- Các nhóm thực hiện hoạt động thông qua yêu cầu và hiệu lệnh của GV. - HS thực hiện theo hiệu lệnh của GV.
- HS đọc và xác định yêu cầu đề.
- HS thảo luận cặp đôi, chỉ và nói cho nhau nghe đâu là đồ vật dạng khối trụ, đâu là đồ vật dạng khối cầu. - HS giơ tay trình bày: + Hình có dạng khối trụ là: lon sữa, hộp sữa, lon nước, bình cá, hộp gỗ. + Hình có dạng khối cầu là: quả bóng. - HS chú ý nghe, chữa bài.
- HS đọc và xác định yêu cầu đề bài 2. - HS nhớ lại kiến thức, trao đổi cặp đôi hoàn thành bài.
- HS quan sát tranh, thảo luận cặp đôi hoàn thành bài. - HS giơ tay trình bày kết quả: Khối lăn được là khối cầu. - HS chú ý nghe và chữa bài.
- HS đọc, xác định yêu cầu đề bài.
- HS quan sát, thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe câu trả lời của mình.
- HS thực hành ghép các khối theo sáng tạo riêng của bản thân.
- HS trao đổi, nói cho nhau nghe ý tưởng ghép hình của mình. - HS trao đổi cặp đôi, đặt câu hỏi cho bạn. - HS giơ tay trình bày kết quả. + Hình 1 có: 2 khối trụ, 1 khối cầu, 1 khối lập phương, 1 khối hộp chữ nhật. + Hình 2 có: 5 khối trụ, 4 khối cầu, 1 khối lập phương, 1 khối hộp chữ nhật. - HS chú ý nghe và rút kinh nghiệm.
- HS đọc, xác định yêu cầu đề. - HS hoạt động nhóm, suy nghĩ và nêu tên các đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu mà mình biết trong thực tế. - Kết quả: a. Đồ vật có dạng khối trụ là: lon sữa ông thọ, lon nước ngọt,... b. Đồ vật có dạng khối cầu là: viên bi, quả địa cầu, bóng rổ, bóng bàn, bóng chuyền...
- HS trả lời câu hỏi theo nhận thức của bản thân. |
Tài liệu khác
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN
1. Với toán, Tiếng Việt
- Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
2. Với các môn còn lại:
- Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
- Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
- Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
- Trọn bộ word + PPT: 900k
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án