Giáo án GDĐP lớp 6 Hồ Chí Minh chủ đề 2: Điều kiện tự nhiên đặc trưng của thành phố Hồ Chí Minh

Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 6 Hồ Chí Minh chủ đề 2: Điều kiện tự nhiên đặc trưng của thành phố Hồ Chí Minh. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐẶC TRƯNG

CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

-       Chỉ ra được Thành phố Hồ Chí Minh thuộc đồng bằng Đông Nam Bộ dựa vào bản đồ địa hình hoặc số liệu diện tích, tỉ lệ các dạng địa hình.

-       Trình bày được một số đặc điểm đặc trưng về điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh: địa hình, khí hậu, sông ngòi.

-       Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

-       Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

-       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

-       Năng lực tìm hiểu kiến thức: Chỉ ra được Thành phố Hồ Chí Minh thuộc đồng bằng Đông Nam Bộ dựa vào bản đồ địa hình hoặc số liệu diện tích, tỉ lệ các dạng địa hình.

-       Năng lực nhận thức và tư duy:Trình bày được một số đặc điểm đặc trưng về điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh: địa hình, khí hậu, sông ngòi; Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phẩm chất

-       Chăm chỉ, trách nhiệm: có ý thức tìm hiểu kiến thức về điều kiện tự nhiên đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án, Tài liệu Giáo dục địa phương Thành phố Hồ Chí Minh 6.

-       Tranh, ảnh, tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       Tài liệu Giáo dục địa phương Thành phố Hồ Chí Minh 6.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

I. ĐỊA HÌNH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung:

- GV cho HS cả lớp quan sát video clip giới thiệu Thành phố Hồ Chí Minh từ trên cao.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Mô tả các dạng địa hình theo Hình 1, 2, 3 SGK tr.13, 14.

c. Sản phẩm: HS mô tả các dạng địa hình theo Hình 1, 2, 3 SGK tr.13, 14 và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp quan sát video clip giới thiệu Thành phố Hồ Chí Minh từ trên cao.

https://www.youtube.com/watch?v=QWiUHvgB8pg 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Mô tả các dạng địa hình theo Hình 1, 2, 3 SGK tr.13, 14.

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video clip và trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức: Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh là địa hình đồng bằng thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng, bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- GV dẫn dắt HS vào chủ đề: Để tìm hiểu rõ hơn về một số đặc điểm đặc trưng về điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 2: Điều kiện tự nhiên đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh (Phần 1 – Địa hình).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát Hình 4, đọc Hộp thông tin 1 SGK tr.14, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đặc điểm địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 4, đọc Hộp thông tin 1 SGK tr.14, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh.

 

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh liên quan đến đặc điểm địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh:

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 4, đọc Hộp thông tin 1 SGK tr.14 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày đặc điểm địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Các tiểu vùng địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, tiếp tục quan sát Hình 4 và thực hiện nhiệm vụ: Hãy xác định các tiểu vùng địa hình trên Hình 4.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 4 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS xác định và trình bày về các tiểu vùng địa hình Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng kiến thức: Địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh là đồng bằng thấp, tuy nhiên vẫn có một số nơi địa hình đất cao.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về đặc điểm địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh

Đặc điểm địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh

- Thành phố Hổ Chí Minh nằm ởđồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Địa hình Thành thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Địa hình đồng bằng thấp

Bề mặt tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tiểu vùng địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh

- Vùng cao nằm ở phía bắc - đông bắc và một phần tây bắc (thuộc phía bắc huyện Củ Chi, đông bắc Thủ Đức:

+ Địa hình lượn sóng bóc mòn, cao trung bình từ 10 đến 25 m. + Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 m.

+ Đặc trưng cho dạng địa hình này là các đồi hình bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải, bề mặt bị phong hoá mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hoá tương đối dày và

dễ bị bóc mòn, rửa trôi.

- Vùng thấp trũng ở phía nam - tây nam và đông nam thành phố (thuộc các quận 7, 8; các huyện Bình Chánh, Nhà Bà, Cần Giờ và phía nam thành phố Thủ Đức).

+ Độ cao trung bình trên dưới 1 m và cao nhất 2 m, thấp nhất 0,5 m.

+ Là dạng địa hình đồng bằng đầm lây kéo dài từ Thái Mỹ đến nông trường Lê Minh Xuân; địa hình bãi bồi đầm lầy sú vẹt phần lớn tập trung ở huyện Cần Giờ với độ cao 0,5 - 1,0 m và địa hình giồng cát ven biển.

- Vùng trung bình, phân bố ở khu vực trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, phía tây thành phố Thủ Đức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn.

+  Có độ cao trung bình 5 - 10 m.

+ Phía tây nội thành và chạy dọc theo thung lũng sông thuộc huyện Củ Chi, độ cao trung bình tăng dẫn từ nội thành (3 - 3,5 m) ra đến Củ Chi (6 - 8 m).

Hoạt động 2. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thảo luận và trình bày những thuận lợi khó khăn của đặc điểm địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh theo Phiếu học tập số 1.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, kết hợp đọc thông tin ở Hộp thông tin số 3 SGK tr.15 và trình bày những thuận lợi khó khăn của đặc điểm địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh theo Phiếu học tập số 1.

Những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

 của Thành phố Hồ Chí Minh

Thuận lợi

Khó khăn

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mặc dù có một phần tương đối lớn lãnh thổ là vùng trũng (trên 70% diện tích đất tự nhiên nằm trong vùng chịu tác động của thuỷ triều), nhưng do tác động của chế độ bán nhật triều nên khả năng thoát nước nhanh, ít gây ngập úng kéo dài, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình dân dụng và phát triển các ngành kinh tế. Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt, nhất là giao thông vận tải.

- GV chuyển nội dung mới.

2. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh

Đính kèm bên dưới hoạt động kết quả Phiếu học tập số 1.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa hình

đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

 của Thành phố Hồ Chí Minh

Thuận lợi

Khó khăn

 

 

 

 

 

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học về điều kiện tự nhiên đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát Hình 4 và hoàn thành vào vở yêu cầu của phần Luyện tập SGK tr.16.

c. Sản phẩm: Bảng phần Luyện tập SGK tr.16 và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành vào vở yêu cầu của phần Luyện tập SGK tr.16: Dựa vào Hình 4 và hộp thông tin, em hãy hoàn thành bảng sau:

Độ cao

Vị trí

Ghi chú

0 – 2m

?

?

3 – 10 m

?

?

Trên 10 m

?

?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 4, vận dụng kiến thức đã học về đặc điểm địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh để hoàn thành bảng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức:

Độ cao

Vị trí

Ghi chú

0 – 2m

Thuộc các quận 7, 8; các huyện Bình Chánh, Nhà Bà, Cần Giờ và phía nam thành phố Thủ Đức).

 

Là dạng địa hình đồng bằng đầm lây kéo dài từ Thái Mỹ đến nông trường Lê Minh Xuân; địa hình bãi bồi đầm lầy sú vẹt phần lớn tập trung ở huyện Cần Giờ với độ cao 0,5 - 1,0 m và địa hình giồng cát ven biển.

3 – 10 m

Khu vực trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, phía tây thành phố Thủ Đức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn.

 

Phía tây nội thành và chạy dọc theo thung lũng sông thuộc huyện Củ Chi, độ cao trung bình tăng dẫn từ nội thành (3 - 3,5 m) ra đến Củ Chi (6 - 8 m).

Trên 10 m

Nằm ở phía bắc - đông bắc và một phần tây bắc (thuộc phía bắc huyện Củ Chi, đông bắc Thủ Đức:

 

 

- Địa hình lượn sóng bóc mòn, cao trung bình từ 10 đến 25 m. + Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 m

- Đặc trưng cho dạng địa hình này là các đồi hình bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải, bề mặt bị phong hoá mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hoá tương đối dày và dễ bị bóc mòn, rửa trôi.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS liên hệ thực tế để giải thích dấu ấn của một số địa danh, hiện tượng ngập lụt ở Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học và liên hệ thực tế để hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK tr.16.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành các yêu cầu phần Vận dụng SGK tr.16 và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện các yêu cầu sau:

- Nhóm 1, 3, 5: Em hãy tìm hiểu một số dấu ấn địa hình Thành phố Hồ Chí Minh qua một số địa danh như Gò Vấp, Gò Dưa, Gò Sao, Gò Chùa, Bàu Cát, Láng Le – Bàu Cò, Giồng Ông Tố, Giồng Am, rạch Giồng Bầu,…..

Địa hình

Định nghĩa

là khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng

Giồng

là biến âm của vồng, “chỉ dải đất phù sa nổi cao lên, thường là ở ven sông”.

Động

là “cồn cát”

Hóc

là một dòng nước nhỏ.

Bàu

là chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.

Láng

là một vùng đất thấp khá rộng, chứa nước, có nhiều tôm cá.

- Nhóm 2, 4, 6: Nêu quan điểm cá nhân về hiện tượng ngập lụt ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để hoàn thành nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận:

+ Một số dấu ấn địa hình Thành phố Hồ Chí Minh qua một số địa danh:

·      Gò Vập: khu vực đất thuộc quận Gò Vấp cao hơn so với các vùng khác. Đây được gọi là gò đất. Do khu vực này là gò đất cao, cho nên dễ bị vấp té, kết hợp lại ta có tên Gò Vấp.

·      Rạch Giồng Ông Tố là một con rạch đổ ra sông Sài Gòn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Rạch Giồng Ông Tố dài 3,1 km, có điểm đầu tại ngã ba nơi giao với rạch Đồng Trong 10°47′23″B 106°45′49″Đ và điểm cuối là ngã ba nơi giao với sông Sài Gòn. Rạch là ranh giới tự nhiên giữa các phường An Phú, An Khánh với phường Bình Trưng Tây.

·       ….

+ Hiện tượng ngập lụt ở Thành phố Hồ Chí Minh:

·      Nguyên nhân khách quan:

Khu vực của TP.HCM có mặt đất tự nhiên thấp khoảng 75% diện tích có cao độ dưới 2 m, lại nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh bởi thủy triều biển Đông, nên hoàn toàn có thể bị ngập khi gặp đỉnh triều cao. Do biến đổi khí hậu, nước biển ngày càng dâng cao gây hậu quả tăng nguy cơ gây ngập cho khu vực TP.HCM, cả về tần suất và mức độ.

Nguyên nhân cơ bản gây ra ngập lụt: Thứ nhất: Tình trạng ngập lụt do đặc điểm tự nhiên, địa hình, thủy triều, mưa và lũ thượng nguồn, đặc biệt tác động của biến đổi khí hậu. Thứ hai là do con người gây ra như do yếu kém trong công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị, năng lực quản lý và ý thức của người dân…

·      Nguyên nhân chủ quan:

Xả rác bừa bãi, kênh rạch bị lấn chiếm: Tình trạng người dân xả rác xuống hệ thống thoát nước (miệng thu hầm ga, kênh rạch) còn phổ biến, khi mưa lớn, áp lực nước cao sẽ cuốn rác vào lưới chắn, cản trở dòng chảy.

Tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước, cửa xả, kênh rạch còn phổ biến.

·      Muốn giải quyết tốt tình trạng ngập lụt ở Thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện các giải pháp xây dựng quy hoạch đồng bộ, tổng thể hệ thống thoát nước liên vùng kết hợp với xây dựng quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho Thành phố.

 

II. KHÍ HẬU

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung:

- GV cho HS quan sát một số bức tranh minh họa về khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh SGK tr.17.

- GV yêu cầu HS trình bày một số cảm nhận về thời tiết và khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh.

c. Sản phẩm: HS trình bày một số cảm nhận về thời tiết và khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát mẩu chuyện minh họa SGK tr.17.

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Những mẩu chuyện trên có quen thuộc với em không?

+ Em có cảm nhận như thế nào về thời tiết và khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan hình ảnh, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao và khá ổn định trong năm. Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Đặc biệt, những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng mau tạnh, đôi khi mưa rả rích kéo dài cả ngày. Mùa khô từ tháng 12 năm này đến tháng 4 năm sau, không có mùa đông.

+ Thời tiết tốt nhất ở thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là những tháng trời đẹp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Phần 2 – Khí hậu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động. Tìm hiểu về khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS :

- Trình bày được đặc điểm thời tiết và khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nêu được ảnh hưởng của khí hậu tới sinh hoạt và sản xuất của Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp đọc mục thông tin Hộp thông tin số 3 SGK tr.18 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày đặc điểm thời tiết và khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của Thành phố Hồ Chí Minh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm thời tiết, khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh; ảnh hưởng của khí hậu tới sinh hoạt và sản xuất của Thành phố Hồ Chí Minh và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đặc điểm thời tiết, khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến khí hậu của Thành phố:

 

 

 

Mùa khô

 

Mùa mưa

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, kết hợp đọc thông tin Hộp thông tin số 3 SGK tr.18 và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày đặc điểm thời tiết và khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh kết hợp đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về đặc điểm thời tiết và khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khí hậu của Thành phố tương đối ôn hòa, không có những ngày đông tháng giá cũng như không có tháng nóng gắt, ít bão lũ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của Thành phố Hồ Chí Minh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, sưu tầm thêm một số hình ảnh, thông tin trên sách báo, internet và thực hiện nhiệm vụ: Nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV trình chiếu thêm cho HS quan sát một số hình ảnh về ảnh hưởng của khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của Thành phố Hồ Chí Minh:

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình ảnh, kết hợp sưu tầm thông tin, tư liệu hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Tìm hiểu về khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh

Đặc điểm thời tiết, khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh

- Nhiệt độ: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan.

- Lượng mưa: Mùa mưa của Thành phố từ tháng 5 đến tháng 11 mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình đạt trên dưới 2 000 mm/năm và phân bố không đều theo thời gian. Khoảng 90% lượng mưa trong năm tập trung vào mùa mưa.

+ Các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh: lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1 000 - 1 400 mm.

+ Các quận nội thành, Thủ Đức, phía bắc huyện Củ Chi, lượng mưa vượt quá 2 000 mm/năm.

- Gió, bão: Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở khu vực ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão.

- Độ ẩm: Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh có độ ẩm bình quân xấp xỉ 79,5% mỗi năm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của Thành phố Hồ Chí Minh

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Thuận lợi phát triển kinh tế, giao thông vận tải.

+ ......

- Ảnh hưởng tiêu cực:

+ Xảy ra tình trạng khan hiếm nước, mặn hóa diện tích đất nông nghiệp, sâu bệnh, thất thu mùa màng, mất sinh kế, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh đường hô hấp.

+ Nhiều khu công nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng (ngập nặng) bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

+ Diện tích đất nông nghiệp bị ngập lụt, bị xâm nhập mặn dẫn đến sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp.

+....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học về điều kiện tự nhiên đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh (khí hậu).

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2 SGK tr.19 và hoàn thành yêu cầu phần Luyện tập SGK tr.19.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành vào vở phần Luyện tập SGK tr.19.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Chat hỗ trợ
Chat ngay