Giáo án GDĐP lớp 6 Hồ Chí Minh chủ đề 4: Phong tục, tập quán ở thành phố Hồ Chí Minh

Dưới đây là bộ tài liệu th am khảo giáo án địa phương lớp 6 Hồ Chí Minh chủ đề 4: Phong tục, tập quán ở thành phố Hồ Chí Minh. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: PHONG TỤC, TẬP QUÁN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

-       Có hiểu biết cơ bản về phong tục, tập quán ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

-       Kể tên và giới thiệu được một vài phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh.

-       Thực hiện được một số sản phẩm hoặc hoạt động trải nghiệm về phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

-       Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

-       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

-       Năng lực nhận thức và tư duy:Có hiểu biết cơ bản về phong tục, tập quán ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

-       Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Kể tên và giới thiệu được một vài phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh; Thực hiện được một số sản phẩm hoặc hoạt động trải nghiệm về phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phẩm chất

-       Chăm chỉ: có ý thức tìm hiểu kiến thức về phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh.

-       Trách nhiệm:có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy một số phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án, Tài liệu Giáo dục địa phương Thành phố Hồ Chí Minh 6.

-       Tranh, ảnh, tài liệu có liên quan đến phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       Tài liệu Giáo dục địa phương Thành phố Hồ Chí Minh 6.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu phần Khởi động SGK tr.43.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của về một số hoạt động được trải nghiệm trong dịp Tết Nguyên đán và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến dịp Tết Nguyên đán:

 

Cúng ông Công, ông Táo

 

Gói bánh chưng, bánh tét

 

Bày mâm ngủ quả

 

Lau dọn nhà cửa

 

Đón giao thừa

 

Lì xì mừng tuổi

 

Chúc Tết

 

Tảo mộ

 

Chơi hoa ngày Tết

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Trong các hoạt động em vừa được quan sát, theo em những hoạt động nào diễn ra trước và trong dịp Tết nguyên đán?

+ Em hãy mô tả một hoạt động em đã trải nghiệm trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp:

+ Những hoạt động diễn ra trước dịp Tết Nguyên đán: Cúng ông Công, ông Táo; gói bánh chưng, bánh tét; bày mâm ngũ quả, lau dọn nhà cửa; tảo mộ; chơi hoa ngày Tết.

+ Những hoạt động diễn ra trong dịp Tết Nguyên đán: Đón giao thừa, lì xì mừng tuổi; chúc Tết.

+ Mô tả một hoạt động trải nghiệm trong dịp Tết (lì xì mừng tuổi): Theo phong tục, cứ giao thừa hoặc mùng một, các gia đình người Việt tụ họp đông đủ với nhau cùng thắp nén hương lên tổ tiên, cùng vui đùa ăn uống chúc mừng năm mới. Đây cũng là dịp mà con cháu trong nhà chúc Tết đến ông bà, cha mẹ và nhận lì xì mừng tuổi. Phong bao lì xì màu đỏ bên trong có số tiền nhỏ tượng trưng cho lời chúc may mắn, mạnh khỏe, gặp nhiều thành công trong công việc, học tập mà người lớn muốn gửi đến trẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào chủ đề: Chủ đề 4 – Phong tục tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nhận diện phong tục, tập quán ở Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được khái niệm phong tục, tập quán.

- Nêu được một số nhóm phong tục, tập quán ở Việt Nam.

- Phân biệt được phong tục, tập quán Việt Nam với một số nghi thức, quy định, thói quen,… trong cuộc sống.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong Hoạt động 1 (SGK tr.44) và cho biết:

+ Thế nào là phong tục, tập quán?

+ Nêu một số nhóm phong tục, tập quán chủ yếu ở Việt Nam.

- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ:

+ Tìm cụm từ miêu tả phong tục, tập quán của nước ta.

+ Trình bày một số hiểu biết về các phong tục, tập quán.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phong tục, tập quán ở Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong Hoạt động 1 (SGK tr.44) và cho biết:

+ Thế nào là phong tục, tập quán?

+ Nêu một số nhóm phong tục, tập quán chủ yếu ở Việt Nam.

- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ:

+ Tìm cụm từ miêu tả phong tục, tập quán của nước ta.

Chọi trâu

Đi lề đường bên phải

Nhuộm răng

Trả giá (mặc cả)

Bịt mắt bắt dê

Quét nhà

Ăn chay

Chào hỏi người lớn

Ăn trầu

+ Trình bày một số hiểu biết về các phong tục, tập quán.

Bước 2: HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi để tìm hiểu về phong tục, tập quán Việt Nam.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày lần lượt các nội dung:

+ Khái niệm phong tục, tập quán.

+ Một số nhóm phong tục, tập quán chủ yếu ở Việt Nam.

+ Hiểu biết về một số phong tục, tập quán ở Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Phong tục tập quán Việt Nam đều xuất hiện từ lâu đời, mỗi một phong tục tập quán lại có những lịch sử hình thành khác nhau. Mỗi một phong tục tập quán đều mang trong mình tính lịch sử, tính dân tộc, tính vùng miền thể hiện nét đặc trưng của chúng. Do gắn bó chặt chẽ với những thói quen và nếp sống của cộng đồng xã hội nên phong tục tập quán được xem là các quy tắc xử sự chung, điều chỉnh các quan hệ xã hội.

+ Nhiều phong tục, tập quán trở thành luật tục ăn sâu và bén rễ bền chặt trong nhân dân, tạo nên một nét đẹp giá trị tinh thần cho mỗi cộng đồng Việt Nam cũng như cho toàn thể quốc gia Việt Nam khi sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về các phong tục tập quán của nước ta:

 

Chọi trâu

 

Ăn chay

 

Nhuộm răng

 

Ăn trầu

 

Tết Trung thu

 

 

 

 

 

 

1. Nhận diện phong tục, tập quán ở Việt Nam

- Khái niệm phong tục, tập quán:

+ Phong tục: thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được

mọi người công nhận và làm theo.

+ Tập quán: thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và trong đời sống hằng ngày, được mọi người công nhận và làm theo.

è Phong tục tập quán không tách rời nhau, là toàn bộ thói quen về đời sống của con người và được hình thành từ rất lâu đời, được sự công nhận và hưởng ứng của một cộng đồng. Phong tục tập quán đẹp, phù hợp với sự phát triển của xã hội sẽ được lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được xem là một nét đẹp truyền thống được gìn giữ, phát huy mãi về sau.

- Các nhóm phong tục, tập quán chủ yếu:

+ Các phong tục lễ tết.

+ Các phong tục liên quan đến đời người (thai sản, hôn nhân, tang ma,...).

+ Các phong tục liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Các phong tục trong làng xã.

+ Các phong tục trong đời sống văn hoá (ăn, mặc, ở, ứng xử,...).

- Một số phong tục, tập quán:

+ Chọi trâu (đấu ngưu):

·      Là một tập tục cổ, có từ xa xưa, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng.

·      Diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm, là một lễ hội với lễ nghi trang trọng, rước kiệu thần, có lọng che, phường bát âm...

·      Là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013 của Việt Nam.

+ Ăn chay:

·      Thịnh hành từ thời Lý – Trần.

·      Hiện nay, ăn chay không chỉ dành cho các nhà tu hành mà đã trở thành xu hướng trong xã hội.

·      Ngoài vấn đề về ẩm thực, ăn chay còn để tìm kiếm sự bình yên, tìm  một nơi thích hợp để tịnh tâm suy nghĩ, giải thoát những phiền muộn của cuộc sống hiện đại; là cách để bảo vệ, giữ gìn sức; là một yếu tố góp phần để bảo vệ môi trường.

+ Nhuộm răng:

·      Theo các truyện cổ tích Việt Nam, từ hàng nghìn năm trước người Việt đã có tục nhuộm răng. Theo truyền thuyết Việt Nam tục này đi cùng với tục xăm mình và ăn trầu.

·      Khoảng vào năm 1862, khi nền văn minh Tây phương xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, và nhất là đầu những năm của thế kỷ 20, phong tục này mới bị mai một.

+ Ăn trầu:

·      Tương truyền có từ thời Hùng Vương, gắn liền với câu chuyện nói về sự tích trầu cau.

·      Ban đầu tục ăn trầu là một thói quen, một cách làm đẹp, theo thời gian phong tục ăn trầu trở thành một trong những yếu tố cấu thành nền văn hóa Việt Nam, là một nét giao tiếp đặc sắc của người Việt.

Hoạt động 2. Phong tục tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số phong tục tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh.

 

b. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ học tập), thảo luận và tìm hiểu một số phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh:

- Nhóm 1, 2: Tục cho chữ đầu năm.

- Nhóm 3, 4: Tết Nguyên đán – Tục thờ cúng tổ tiên.

- Nhóm 5, 6: Lễ ăn hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ:

Các tư liệu và hình ảnh dưới đây cung cấp thông tin về một số phong tục tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh. Em hãy đọc tư liệu để xác định tên gọi tương ứng với hình ảnh của từng phong tục tập quán.

  
  

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ học tập), thảo luận và tìm hiểu một số phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Nhóm 1, 2: Tục cho chữ đầu năm.

+ Nhóm 3, 4: Tết Nguyên đán – Tục thờ cúng tổ tiên.

+ Nhóm 5, 6: Lễ ăn hỏi.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh liên quan đến phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh:

  

 

Phố Ông đồ Thành phố Hồ Chí Minh

 

 

 

Món thịt kho tàu - hột vịt luôn là món chủ lực trong mâm cúng ông bà cuối năm của người Nam bộ cũng như

người dân Thành phố Hồ Chí Minh

 

Lễ ăn hỏi truyền thống

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, tìm hiểu một số phong tục tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày về phong tục tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh :

+ Tục cho chữ đầu năm.

+ Tết Nguyên đán – Tục thờ cúng tổ tiên.

+ Lễ ăn hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Phong tục tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh

- Tục cho chữ đầu năm

+ Phong tục xin và cho chữ ngày đầu xuân là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới, chứa đựng trong đó những ước vọng về một năm mới nhiều thuận lợi, may mắn và bình an.

+ Phố Ông đồ Thành phố Hồ Chí Minh nằm cạnh góc ngã tư đường Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai  được duy trì tổ chức vào các dịp lễ Tết Nguyễn đán và dịp đầu năm mới, là không gian văn hóa xin chữ và cho chữ truyền thống của người dân thành phố từ nhiều năm qua.

- Tết Nguyên đán – Tục thờ cúng tổ tiên

+ Trong lễ cúng rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết, gia chủ đốt ba nén hương và dâng bốn lạy, nói lên sự tôn kính tối thượng của cháu con dâng ông bà.

+ Ngày cuối năm và ba ngày Tết, người dân Thành phố dâng lễ cúng ông bà ba lần mỗi ngày: sáng, trưa và chiều. + Trong các lễ cúng, bên cạnh mâm cơm truyền thống, tùy kinh tế và tập quán từng gia đình, người ta có thể thấy thêm các món đặc trưng của ngày Tết, như bánh tét, bánh ít, mứt gừng, mứt bí…

- Lễ ăn hỏi:

+ Nghi lễ ăn hỏi  được diễn ra khi đoàn đại biểu họ gia đình nhà trai mang lễ vật sang gia đình nhà gái để xin cho con trai họ được đính hôn cùng với con gái nhà cô dâu.

+ Nghi thức ăn hỏi được diễn ra một cách rất long trọng nhằm chúc phúc cho cặp vợ chồng trẻ có được cuộc sống trăm năm hạnh phúc.

 

Hoạt động 3. Những hoạt động trong phong tục tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS liệt kê được một số hoạt động gắn liền với các phong tục tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, tìm hiểu và chia sẻ về một số hoạt động gắn liền với các phong tục tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, tìm hiểu, sẻ và liệt kê ít nhất 3 hoạt động gắn liền với các phong tục tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

3. Những hoạt động trong phong tục tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh

- Một số hoạt động trong phong tục cho chữ đầu năm:

+ Du xuân, thưởng lãm nét đẹp văn hóa truyền thống.

+ Thông qua tục xin chữ để cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình.

- Một số hoạt động trong phong tục ăn hỏi:

+ Nghi thức rước vật dẫn lễ

+ Nghi thức chào hỏi và đón lễ ăn hỏi

+ Nghi thức mời nước, trò chuyện

+ Nghi thức đón dâu ra mắt hai bên gia đình

+ Nghi thức thắp hương trên bàn thờ tổ tiên

+ Nói chuyện và bàn bàn về đám cưới

+ Nghi thức lại quả

+ Mời tiệc họ nhà trai

- Một số hoạt động trong phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết Nguyên đán:

+ Trong lễ cúng rước ông bà về ăn Tết, gia chủ đốt ba nén hương và dâng bốn lạy, nói lên sự tôn kính tối thượng của cháu con dâng ông bà.

 

+ Sau khi tàn nhang, mâm cơm cúng ông bà được dọn xuống để mọi người trong gia đình dùng (hưởng lộc tổ tiên).

+ Kể từ sau lễ cúng rước ông bà về ăn Tết, người dân luôn giữ cho bàn thờ ông bà lúc nào cũng rực sáng đèn và nghi ngút khói hương.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, nâng cao kiến thức đã học về phong tục tập quán Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời vào vở câu hỏi 3 (Luyện tập  - SGK tr.47).

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự giống và khác nhau trong phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh so với phong tục, tập quán nói chung ở Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời vào vở yêu cầu sau: Phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh có điểm gì giống và khác nhau so với phong tục, tập quán ở Việt Nam?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về phong tục, tập quán ở Thành phố Hồ Chí Minh và kiến thức thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Chat hỗ trợ
Chat ngay