Giáo án GDĐP lớp 6 Hồ Chí Minh chủ đề 5: Truyện dân gian liên quan đến địa danh tại thành phố Hồ Chí Minh

Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 6 Hồ Chí Minh chủ đề 5: Truyện dân gian liên quan đến địa danh tại thành phố Hồ Chí Minh. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5: TRUYỆN DÂN GIAN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

-       Kể lại được một câu chuyện kể liên quan đến địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

-       Thuyết minh được vẻ đẹp, ý nghĩa của địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

-       Làm được sản phẩm giới thiệu về vẻ đẹp của địa danh Thành phố Hồ Chí Minh, truyện cổ địa phương: video ngắn, poster, làm bản đồ địa danh Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

-       Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

-       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

-       Năng lực nhận thức và tư duy:Kể lại được một câu chuyện kể liên quan đến địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh; Thuyết minh được vẻ đẹp, ý nghĩa của địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

-       Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Làm được sản phẩm giới thiệu về vẻ đẹp của địa danh Thành phố Hồ Chí Minh, truyện cổ địa phương: video ngắn, poster, làm bản đồ địa danh Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phẩm chất

-       Chăm chỉ: có ý thức tìm hiểu kiến thức về truyện dân gian liên quan đến địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

-       Trách nhiệm:có ý thức sưu tầm, phổ biến cho mọi người xung quanh những câu chuyện dân gian liên quan đến địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án, Tài liệu Giáo dục địa phương Thành phố Hồ Chí Minh 6.

-       Tranh ảnh, truyện dân gian có liên quan đến địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       Tài liệu Giáo dục địa phương Thành phố Hồ Chí Minh 6.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung:

- GV dẫn dắt hai câu thơ về quê hương, đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế tại địa phương và trả lời câu hỏi:

+ Theo em, những địa danh nào có thể xem là biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh?

+ Hãy kể lại một câu chuyện dân gian gắn liền với một địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các địa danh là biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh, câu chuyện dân gian gắn liên với một trong các địa danh đó và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.49 và dẫn dắt HS:

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng viết:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể.

Những câu chuyện kể về quê hương, đất nước sẽ giúp em thêm hiểu, thêm yêu nơi chôn rau, cắt rốn của mình. Thành phố Hồ Chí Minh tuy là một thành phố trẻ, nhưng cũng có những câu chuyện dân gian lưu truyền, đặc biệt là truyện kể gắn liền với những địa danh.

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Theo em, những địa danh nào có thể xem là biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh?

+ Hãy kể một câu chuyện dân gian gắn liền với một địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp:

+ Những địa danh có thể xem là biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất, Bưu điện trung tâm, Chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố, Sân bay Tân Sơn Nhất, Đường hầm sông Sài Gòn, Tòa nhà Bitexco.

+ Câu chuyện dân gian gắn liền với một địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh:

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào chủ đề: Chủ đề 5 – Truyện dân gian liên đến địa danh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Câu chuyện về một địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được Thủ Đức thuộc loại địa danh nào.

- Trình bày được lịch sử hình thành địa danh Thủ Đức.

- Nêu được vai trò của Thủ Đức đối với sự phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc câu chuyện về một địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh – Tiền Hiền Tạ Dương Minh và địa danh Thủ Đức.

- GV hướng dẫn HS đọc phần Chú thích để hiểu địa danh là gì, các loại địa danh.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi liên quan đến địa danh Thủ Đức.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về lịch sử hình thành địa danh Thủ Đức và vai trò của Thủ Đức đối với sự phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HSđọc câu chuyện về một địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh – Tiền Hiền Tạ Dương Minh và địa danh Thủ Đức SGK tr.50, 51.

- GV hướng dẫn HS đọc phần Chú thích để hiểu địa danh là gì, các loại địa danh.

+ Địa danh là tên các địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính, tên công trình,….được con người đặt ra.

+ Có thể phân loại địa danh như sau:

·      Địa danh chỉ địa hình: gồm tên các đối tượng như ao, bãi, bàu, bung, cồn, cù lao, đảo, sông, núi, rừng, hồ, khe,….

·      Địa danh chỉ công trình xây dựng: gồm tên các đối tượng như bến, cảng, cầu, đường, phố, ga, ngã ba,…

·      Địa danh hành chính: gồm tên của các đơn vị như tổ dân phố, khu phố, ấp, phường, thị xã,…

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Dựa vào cách phân loại địa danh ở phần Chú thích, em hãy cho biết Thủ Đức thuộc loại địa danh nào sau đây:

a.    Địa danh chỉ địa hình.

b.    Địa danh chỉ công trình xây dựng.

c.     Địa danh hành chính.

d.    Địa danh vùng.

+ Hãy nêu ngắn gọn lịch sử hình thành địa danh Thủ Đức.

+ Hãy cho biết vai trò của Thủ Đức đối với sự phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh.

 

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về Thủ Đức:

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để tìm hiểu về địa danh Thủ Đức.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 trình bày về lịch sử hình thành và vai trò của Thủ Đức đối với sự phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Câu chuyện về một địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh

- Lịch sử hình thành Thành phố Thủ Đức:

+ Thuở sơ khai, địa danh Thủ Đức tương ứng với huyện Ngãi An của tỉnh Biên Hoà (nay là Đồng Nai). Sau nhiều biến thiên của lịch sử, vùng đất này thuộc về tỉnh Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

+ Tạ Dương Minh là người Hoa, từng tham gia phong trào “phản Thanh phục Minh”, sang Việt Nam và được chúa Nguyễn cho phép định cư. Khoảng năm 1679 - 1725, ông cùng một số cư dân người Việt, Champa, Chân Lạp hợp sức khẩn hoang, canh tác, chăn nuôi.

à Từ một vùng đất hoang sơ, Thủ Đức được hình thành và phát triển, người dân sinh sống

đông đúc, giao thương ngày càng được mở rộng. Các lò rèn, lò đúc đồng, các cơ sở mộc thủ công, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, các làng nghề như trồng dâu nuôi tằm, dệt vải,...

+ Trước nhu cầu giao thương buôn bán ngày càng tăng, ông Tạ Dương Minh đứng ra xây dựng ngôi chợ nằm ở vị trí đẹp, bên rạch Cầu Ngang (chợ Thủ Đức). Đây là một trong những ngôi chợ lớn và sầm uất của Gia Định thời bấy giờ .

+ Địa danh Thủ Đức lấy từ tên hiệu “Thủ Đức” của Tạ Dương Minh (còn gọi là Tạ Huy).

+ Với những đóng góp to lớn cho vùng đất Linh Chiểu - Thủ Đức,  ông Tạ Dương Minh đã được nhân dân nơi đây ghi nhớ

và thờ phụng ở Đình Linh Đông như một vị Tiền hiền. Lễ giỗ Tiền hiển Tạ Dương Minh

diễn ra vào ngày 19 tháng 6 âm lịch hằng năm.

- Vai trò của Thủ Đức đối với sự phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh:

- Là trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ và hợp tác phát triển; tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo bậc cao, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, tài chính và thương mại - dịch vụ.

- Là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển hạ tầng số của thành phố và vùng TPHCM.

- Là đầu mối kết nối khu trung tâm Thành phố với cảng hàng không quốc tế Long Thành và các đô thị, khu chức năng trọng điểm phía đông của vùng Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoạt động 2. Thuyết minh về vẻ đẹp, ý nghĩa của địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được một số thông tin về Bến Nhà Rồng trong văn bản.

- Trình bày được một số việc làm để bảo tồn và quảng bá hình ảnh của di tích lịch sử Bến Nhà Rồng.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, đọc văn bản Bến Nhà Rồng – Nơi bắt đầu cho khúc hát tự do và trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: Là học sinh của Thành phố mang tên Bác, em sẽ làm gì để bảo tồn và quảng bá hình ảnh di tích lịch sử Bến Nhà Rồng?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về di tích lịch sử Bến Nhà Rồng và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc văn bản Bến Nhà Rồng – Nơi bắt đầu cho khúc hát tự do, kết hợp quan sát Hình 3, 4 SGK tr.52, 53, 54.

 

 

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về Bến Nhà Rồng và cho HS lắng nghe bài hát Dấu chân phía trước (nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn).

 

 

https://www.youtube.com/watch?v=xvms7a5-hN0

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ:

+ Xác định nội dung chính của văn bản Bến Nhà Rồng – Nơi bắt đầu cho khúc hát tự do.

+ Văn bản đã cung cấp cho em những thông tin gì về Bến Nhà Rồng?

+ Việc trích dẫn thơ và sử dụng hình ảnh có tác dụng gì đối với việc biểu đạt nội dung văn bản?

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: Là học sinh của Thành phố mang tên Bác, em sẽ làm gì để bảo tồn và quảng bá hình ảnh di tích lịch sử Bến Nhà Rồng?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS các bày kết quả:

Nhóm 1+2:

+ Văn bản thuyết minh cung cấp thông tin về vẻ đẹp và ý nghĩa về địa danh Bến Nhà Rồng.

+ Những thông tin chính văn bản cung cấp:

· Đoạn 1: từ đầu đến “trang sử Việt từ đấy” là đoạn giới thiệu sơ lược chung chung về BNR.

· Đoạn 2: tt đến “mỏ neo” nói về quá trình xây dựng và nêu vẻ đẹp của BNR.

· Đoạn 3 (và 4) nêu ý nghĩa của BNR trong đó:

· Đoạn từ: “5-6-1911” đến “chống Pháp và Mĩ” nêu ý nghĩa lịch sử của BNR.

· Đoạn tt đến “mang tên Người” nêu nguồn cảm hứng cho các sáng tác nghệ thuật từ hình ảnh BNR (BNR khơi gợi cảm hứng cho các ca khúc).

· Đoạn cuối: BNR từ sau 1975 và cảm nghĩ của tác giả.

 Nhóm 3+4:

+ Việc trích thơ và hình ảnh làm cho văn bản thuyết minh cuốn hút hơn, giảm bớt sự khô khan, cũng là những minh chứng rõ ràng cho vẻ đẹp của BNR và vai trò của nó trong đời sống.

+ Là học sinh của Thành phố mang tên Bác, em sẽ sưu tầm tài liệu, tham quan khám phá, tìm hiểu sâu sắc về địa danh, từ đó tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của Bến Nhà Rồng ra rộng rãi, đồng thời bảo vệ  môi trường…để bảo tồn và quảng bá hình ảnh của di tích lịch sử Bến Nhà Rồng…

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

2. Thuyết minh về vẻ đẹp, ý nghĩa của địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh

- Văn bản trên thuyết minh về địa danh Bến Nhà Rồng là nơi bắt đầu của khúc hát tự do.

- Văn bản đã cung cấp những thông tin về Bến Nhà Rồng:

+ Nguồn gốc hình thành.

+ Vị trí địa lí.

+ Lịch sử hình thành tên gọi.

+ Vai trò của Bến Nhà Rồng.

– Là học sinh của Thành phố mang tên Bác, để bảo tồn và quảng bá hình ảnh của di tích lịch sử Bến Nhà Rồng, em sẽ:

+ Học tập tốt.

+ Tích cực tìm hiểu thêm về lịch sử nước nhà mà cụ thể là của Bến Nhà Rồng để quảng bá rộng khắp.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Chat hỗ trợ
Chat ngay