Giáo án GDĐP lớp 6 Hồ Chí Minh chủ đề 3:: Lễ hội văn hoá ở thành phố Hồ Chí Minh
Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 6 Hồ Chí Minh chủ đề 3:: Lễ hội văn hoá ở thành phố Hồ Chí Minh. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
Xem: =>
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: LỄ HỘI VĂN HOÁ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau Chủ đề này, HS
- Kể được tên một số lễ hội tiêu biểu ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nêu được nguồn gốc của Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ.
- Mô tả được những nét chính về Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ.
- Nhận biết được tầm quan trọng của lễ hội đối với đời sống cư dân huyện Cần Giờ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Lập được kế hoạch bảo tồn, quảng bá và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi, chia sẻ, trình bày ý tưởng trong học tập và hợp tác, phối hợp khi làm việc nhóm, trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tự lực tìm hiểu kiến thức, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện các hoạt động học tập tích cực: nghiên cứu, phân tích tài liệu, tư liệu, có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức đã học để nhận định vấn đề trong thực tiễn.
Năng lực riêng:
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của một lễ hội truyền thống ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nêu được ý nghĩa của lễ hội truyền thống trong đời sống của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điều chỉnh hành vi:Có thái độ tôn trọng, có hành vi gìn giữ, bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phẩm chất
- Hiểu được ý nghĩa của lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ đối với người dân địa phương.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các di sản văn hóa của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án Giáo dục địa phương (Thành phố Hồ Chí Minh)
- Tranh, ảnh, tư liệu, tài liệu sưu tầm…
- Phiếu học tập, bảng phụ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Tài liệu Giáo dục địa phương (Thành phố Hồ Chí Minh).
- Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- Cơm thì tích cực cho HS và dẫn dắt HS vào bài học.
b. Nội dung: HS nêu một số lễ hội truyền thống ở Thành phố Hồ Chí Minh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu chương trình và tài liệu giảng dạy chương trình giáo dục địa phương tại các trường Trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về một số lễ hội văn hóa tiêu biểu ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- GV cho HS xem đoạn video về lễ Nghinh Ông – Cần Giờ và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày những điều mà em quan sát được khi xem đoạn clip trên?
https://www.youtube.com/watch?v=dYSfKakVYGE
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp:
+ Hình 1: Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu.
+ Hình 2: Hội chùa Ông.
+ Hình 3: Lễ đền thờ Phan Công Hớn.
+ Hình 4: Lễ Kỳ Yên đình Phú Nhuận.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để hiểu rõ hơn về lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ, một lễ hội văn hoá tiêu biểu ở Thành phố Hồ Chí Minh, hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu Chủ đề 3 – Lễ hội văn hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
LỄ HỘI NGHINH ÔNG HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hoạt động 1. Khái quát về lễ hội Nghinh Ông
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,HS biết được thế nào là lễ hội và hiểu về lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ.
b. Nội dung: GV hướng dẫnHS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thông tin lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau: + Tên lễ hội là gì? + Thời gian diễn ra lễ hội là vào lúc nào? + Địa điểm tổ chức lễ hội là? + Quy mô lễ hội như thế nào? - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái quát lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ - Thời gian diễn ra: từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 8 âm lịch hằng năm. - Địa điểm: lễ hội Nghinh Ông được diễn ra tại di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố LăngÔng Thủy Tướng (Hay còn gọi là ThạchPhước Lành) và một số địa điểm như Công viên văn hóa di tích lịch sử quốc gia Căn cứ Rừng Sác, di tích lịch sử thành phố đình Cần Thạnh, những con đường trung tâm của thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ và trên biển… - Quy mô lễ hội: cấp thành phố. |
Hoạt động 2. Nguồn gốc hình thành Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,HS nêu được nguồn gốc hình thành lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ.
b. Nội dung: HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguồn gốc hình thành Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau: +Em hãy cho biết tín ngưỡng thờ cúng cá Ông có bao nhiêu truyền thuyết? + Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ hiện nay gắn với truyền thuyết nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Nguồn gốc hình thành Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ - Sự ra đời của tín ngưỡng thờ cá ông gần với hai truyền thuyết: + Truyền thuyết thứ nhất gần với Phật giáo. + Truyền thuyết thứ hai gần với buổi đầu lập quốc của Nguyễn Ánh. - Riêng tại Cần Giờ, truyền thuyết vềcáÔng được lưu truyền phổ biến hiện nay:Ngày 16 tháng 8 Âm lịch, do các ông xao lãng nhiệm vụ, để chìm một chiếc ghe làm chết nhiều người trong một cơn bão nên bị Long Vương Thủy Tề trừng phạt, cho cáĐao chém làm ba khúc, xác tấp vào Thắng Tam (Vũng Tàu), Phước Tỉnh (Long Đất) và Cần Thạnh (Cần Giờ), mỗi làng thỉnh một bộ phận thi thể cá Ông về thờ cúng. |
Hoạt động 3. Ý nghĩa của Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được ý nghĩa của lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin SGK tr.36 và trả lời câu hỏi:
-Em hãy cho biết Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức nhằm mục đích gì?
- Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờcòn thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? Giải thích vì sao?
Vì sao Lễ hội này còn được xem là ngày Tết của ngư dân huyện Cần Giờ?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau: +Em hãy cho biết Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức nhằm mục đích gì? + Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờcòn thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? Giải thích vì sao? + Vì sao Lễ hội này còn được xem là ngày Tết của ngư dân huyện Cần Giờ? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Ý nghĩa của lễ hội - Mục đích: + Lễ hội tổng kết một mùa đánh bắtTrên biển của ngư dân, chuẩn bị cho một mùa đánh bắt mới với những ước vọng một mùa bội thu, cầu nguyện sự bình an khi ra biển và ước mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. + Lễ hội còn thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn, tạ ơn thần Nam Hải (cá Ông) và Thần Biển của ngư dân huyện Cần Giờ. - Lễ hội thể hiện truyền thống: uống nước nhớ nguồn - Lễ hội còn được xem là ngày tết của ngư dân huyện Cần Giờ. |
Hoạt động 4. Diễn trình phần Lễ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được:
- Tên gọi của nghi thức đầu tiên trong phần Lễ.
- Tiến trình phần Lễ.
- Nét độc đáo của Lễ Đại Bội (lễ hát tuồng) trong Lễ Nghinh Ông.
b. Nội dung: GV chia HS thành 3 nhóm (2 nhóm thảo luận chung 1 nhiệm vụ), yêu cầu các nhóm đọc thông tin 1, 2, kết hợp quan sát Hình 5 – 7 SGK tr.37 – 39 và thực hiện nhiệm vụ:
- Nêu nghi thức đầu tiên trong phần Lễ.
- Liệt kê tiến trình phần lễ.
- Nêu nét độc đáo của Lễ Đại Bội (lễ hát tuồng) trong Lễ Nghinh Ông.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về diễn trình phần Lễ và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm (2 nhóm thảo luận chúng 1 nhiệm vụ). - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin 1, 2, kết hợp quan sát Hình 5 – 7 SGK tr.37 – 39 và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: + Nhóm 1, 2: Nêu nghi thức đầu tiên trong phần Lễ. + Nhóm 3, 4: Liệt kê tiến trình phần lễ. + Nhóm 5, 6: Nêu nét độc đáo của Lễ Đại Bội (lễ hát tuồng) trong Lễ Nghinh Ông.
- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh liên quan đến Diễn trình phần Lễ:
Mâm cỗ cúng trong Lễ hội Nghinh Ông
Bô lão đang bày trí chuẩn bị cho phần lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân
Lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm và tìm hiểu về diễn trình phần Lễ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận: + Tên gọi của nghi thức đầu tiên trong phần Lễ. + Tiến trình phần Lễ. + Nét độc đáo của Lễ Đại Bội (lễ hát tuồng) trong Lễ Nghinh Ông. - GV yêu cầu các nhóm có cùng nội dung thảo luận lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có) cho phần trả lời của nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 4. Diễn trình phần Lễ * Phần Lễ được tổ chức trang nghiêm, long trọng tại di tích Lăng Ông Thủy Tướng và vùng biển thuộc thị trấn Cần Thạnh. Lễ hội bắt đầu vào ngày 15/8 âm lịch, kết thúc vào ngày 17/8 âm lịch hàng năm. * Diễn trình phần Lễ: - Ngày 15/8 âm lịch: + Lễ Thượng Kì: được tổ chức ngoài trời, ngay phía trước cửa di tích Lăng Ông Thuỷ Tướng. + Lễ mừng công ngư dân Cần Giờ: là buổi lễ tổng kết một năm đánh bắt, nuôi thuỷ hải sản của ngư dân nhằm mục đích tạo cho ngư dân có dịp giao lưu học hỏi kinh nghiệm, tôn vinh những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong việc nuôi thuỷ hải sản, đánh bắt thuỷ hải sản. + Lễ cúng bạn cũ lái xưa: tổ chức tại di tích Lăng Ông Thuỷ Tướng, đáp tạ ơn Ông đã cho ngư dân một mùa đánh bắt bội thu, tưởng niệm những người con đất Cần Giờ có công đầu trong việc chế tạo ngư cụ đánh bắt và phương tiện đi biển phục vụ cho ngư dân sản xuất, tưởng nhớ những người đã mất trên biển. + Lễ Cầu An: được tổ chức trang nghiêm tại di tích Lăng Ông Thuỷ Tướng đúng theo nghi thức lễ cúng xưa. - Ngày 16 tháng 8 âm lịch: + Là ngày lễ chính của lễ hội, trọng tâm là Lễ Nghinh Ông (lễ cúng Ông), diễn ra trên vùng biển thị trấn Cần Thạnh vào lúc 10 giờ sáng. + Lễ Đại Bội: là lễ hát tuồng cho Ông xem tại phần Võ Ca của di tích Lăng Ông Thuỷ Tướng do các Đoàn nghệ thuật của Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. - Ngày 17 tháng 8 âm lịch: tất cả các ban chủ sự đứng ra làm Đại lễ cổ truyền, lễ tạ ơn thần Nam Hải.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu