Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 cánh diều

Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn khoa học tự nhiên 6 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÁC PHÉP ĐO

CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN, DỤNG CỤ ĐO VÀ AN TOÀN THỰC HÀNH

------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

Sơ đồ 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành

  1. Giới thiệu về Khoa học tự nhiên

Khái niệm:

Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.

Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống:

- Cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết.

- Góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế

- Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.

- Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên:

- Sinh học: nghiên cứu các sinh vật và sự sống trên Trái Đất.

- Thiên văn học: nghiên cứu về vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao...)

- Khoa học Trái Đất: nghiên cứu về Trái Đất.

- Vật lí: nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.

- Hóa học: nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất.

Vật sống và vật không sống:

- Phân biệt:

  • Vật sống: mang những đặc điểm của sự sống.
  • Vật không sống: không mang những đặc điểm của sự sống.

- Những đặc điểm nhận biết về vật sống: Vật sống lấy các chất cần thiết và loại bỏ chất thải khỏi cơ thể; vật sống có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản, cảm ứng và chết.

  1. Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành

Một số dụng cụ đo trong học tập môn Khoa học tự nhiên

- Một số dụng cụ đo:

  • Dụng cụ đo chiều dài: thước cuộn, thước thẳng, thước dây...
  • Dụng cụ đo khối lượng: cân đồng hồ, cân điện tử, cân lò xò, cân y tế...
  • Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: cốc đong, ống đong, bình tam giác, ống hút nhỏ giọt, ống pipet...
  • Dụng cụ đo thời gian: đồng hồ bấm giây điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ treo tường...
  • Dụng cụ đo nhiệt độ: nhiệt kế điên tử, nhiệt kế y tế...

- Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích:

  • Dùng ống hút nhỏ giọt để lấy một lượng chất lỏng.
  • Dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng.

- Quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học:

  • Công dụng: Kính lúp và kính hiển vi là những dụng cụ dùng để quan sát những vật có kích thước nhỏ trong nghiên cứu khoa học.
  • Cách sử dụng:

➀ Kính lúp: Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách giữa kính và vật quan sát sao cho nhìn rõ vật.

➁ Kính hiển vi quang học:

  • Bước 1: Cố định tiêu bản hiển vi trên bàn kính bằng cách kẹp tiêu bản vào đúng khoảng sáng.
  • Bước 2: Xoay đĩa quay gắn vật kính để chọn vật kính phù hợp.
  • Bước 3: Quan sát tiêu bản qua thị kính.
  • Bước 4: Xoay núm di chuyển tiêu bản để đưa tiêu bản vào vị trí quan sát.
  • Bước 5: Xoay núm điều chỉnh thô để tiêu bản về gần vật kính.
  • Bước 6: Xoay núm điều chỉnh độ sáng của đèn (hoặc gương) để có độ sáng vừa phải.
  • Bước 7: Xoay núm điều chỉnh thô từ thừ để tiêu bản di chuyển ra xa khỏi vật kính đến khi nhìn thấy tiêu bản.
  • Bước 8: Xoay núm điều chỉnh tinh để nhìn rõ tiêu bản.

Quy định an toàn trong phòng thực hành

- Một số quy định an toàn trong phòng thực hành:

- Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành:


 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 1

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Lĩnh vực nào không thuộc về Khoa học tự nhiên?

  1. Vật lí học.
  2. Lịch sử loài người.
  3. Hóa học và Sinh học.
  4. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Sinh học là

  1. Năng lượng và sự biến đổi năng lượng.
  2. Vật không sống.
  3. Sinh vật và sự sống trên Trái Đất.
  4. Vật chất và quy luật vận động.

Câu 3: Vật nào sau đây là vật không sống?

  1. Quả cà chua ở trên cây
  2. Con mèo
  3. Than củi
  4. Vi khuẩn

Câu 4: Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

  1. Hóa học
  2. Sinh học
  3. Vật lí
  4. Thiên văn học

Câu 5: Khoa học tự nhiên có không có vai trò nào đối với cuộc sống?

  1. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
  2. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
  3. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
  4. Nâng cao đời sống tinh thần cho con người.

Câu 6: Hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên?

  1. Khám phá các thành phần trong lớp vỏ Trái đất.
  2. Nghiên cứu sự sống trên các hành tinh khác.
  3. Trồng cây gây rừng.
  4. Nghiên cứu sự biến đổi chất trong tự nhiên.

Câu 7: Vật nào sau đây là vật sống?

  1. Xe đạp
  2. Máy bay
  3. Robot
  4. Quả bưởi ở trên cây

Câu 8: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

  1. Vật lí học
  2. Khoa học Trái Đất
  3. Thiên văn học
  4. Tâm lí học

Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây là biểu hiện của thải bỏ chất thải?

  1. Con gà ăn thóc.
  2. Con lợn sinh con.
  3. Em bé khóc khi người lạ bế.
  4. Cây hấp thụ khí cacbonic thải khí oxygen.

Câu 10: Thiên văn học nghiên cứu đối tượng nào?

  1. Nghiên cứu về vũ trụ.
  2. Nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất.
  3. Nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
  4. Nghiên cứu về Trái Đất.

Câu 11: Đâu không phải là tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên?

  1. Phương tiện giao thông đi lại thuận lợi.
  2. Phá hủy sinh cảnh tự nhiên, nhiều loài sinh vật biến mất và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
  3. Ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí.
  4. Phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm sức khỏe con người.

Câu 12: Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời (hình dưới) thể hiện vai trò nào của Khoa học tự nhiên?

  1. Chăm sóc sức khỏe con người.
  2. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.
  3. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
  4. Hoạt động nghiên cứu khoa học.

Câu 13: Ai là người đầu tiên tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn?

  1. Niu-tơn
  2. Đác-uyn
  3. Anh-xtanh
  4. Ma-ri Quy-ri

Câu 14: Người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ là

  1. Nguyễn Tuân
  2. Phạm Tuân
  3. Nguyễn Thị Oanh
  4. Ngô Bảo Châu

Câu 15: Những người hoạt động nghiên cứu khoa học gọi là

  1. Nhà khoa học
  2. Chuyên gia
  3. Giáo sư
  4. Người nghiên cứu

Câu 16: Nghiên cứu virus gây bệnh sốt rét giúp cho các nhà khoa học sản xuất vaccine phòng chống bệnh sốt rét ở người thể hiện vai trò nào của khoa học tự nhiên?

  1. Chăm sóc sức khỏe con người.
  2. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.
  3. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
  4. Hoạt động nghiên cứu khoa học.
  5. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Thế nào là khoa học tự nhiên? Khoa học tự nhiên có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

Câu 2:

  1. Phân biệt vật không sống và vật sống. Lấy ví dụ minh họa.
  2. Nêu những đặc điểm nhận biết vật sống.

Câu 3: Em hãy cho biết các đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên.

Câu 4: Một lần, bạn Nam lấy một ít xi măng trộn với cát rồi tự xây một mô hình ngôi nhà nhỏ giống với ngôi nhà của mình. Bạn Minh đến rủ Nam đi đá bóng, Nam nói: "Để mình làm cho xong công trình nghiên cứu khoa học này rồi sẽ đi."

Theo em, việc mà bạn Nam đang làm có được coi là nghiên cứu khoa học không? Giải thích.

Câu 5: Để nuôi tôm đạt năng suất, ngoài việc cho tôm ăn các loại thức ăn phù hợp, người nông dân còn lắp đặt hệ thống quạt nước ở các đầm nuôi tôm.

Hệ thống quạt nước trong đầm nuôi tôm

Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:

  1. Người nông dân lắp máy quạt nước cho tôm để làm gì?
  2. Việc lắp đặt hệ thống quạt nước cho đầm tôm có phải là hoạt động nghiên cứu khoa học không? Vì sao?

Câu 6: Cha con Việt chơi thả diều.

  1. Hoạt động chơi thả diều có phải là hoạt động nghiên cứu khoa học không? Vì sao?
  2. Theo em, người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết nào trong tự nhiên để tạo ra con diều trong trò chơi?
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 cánh diều

THÔNG TIN GIÁO ÁN:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án hệ thống kiến thức bao gồm: Kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay