Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo
Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn khoa học tự nhiên 6 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ








Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
MỞ ĐẦU
------------------------------------------------------------
KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
Sơ đồ 1: Mở đầu về Khoa học tự nhiên
- Giới thiệu về Khoa học tự nhiên
Khái niệm:
Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.
Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống:
Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
- Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
- Chăm sóc sức khỏe con người.
- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
Một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên:
- Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, năng lượng và sự biến đổi năng lượng.
- Hóa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.
- Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.
- Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.
- Thiên viên học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.
Vật sống và vật không sống:
- Vật sống là vật có các biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.
- Vật không sống là vật không có biểu hiện sự sống.
III. Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học
Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành:
- Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.
- Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng; không đi giày, dép, cao gót.
- Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, gang tay lấy hóa chất, khẩu trang thí nghiệm,...) khi làm thí nghiệm.
- Chỉ làm các thí nghiệm, bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
- Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
- Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành. Thông báo ngay với giáo viên khi gặp các sự cố mất an toàn như hóa chất bắn vào mắt, bỏng hóa chất, bỏng nhiệt, làm vỡ dụng cụ thủy tinh, gây đổ hóa chất, cháy nổ, chập điện...
- Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.
- Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng khi tiếp xúc với hóa chất và sau khi kết thúc buổi thực hành.
Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành:
Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng dễ nhận biết. Ví dụ:
- Kí hiệu cảnh báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng.
- Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng.
- Kí hiệu cảnh báo nguy hạn do hóa chất gây ra: hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.
- Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ.
Giới thiệu một số dụng cụ đo:
- Khái niệm: Kích thước, thể tích, khối lượng, nhiệt độ là các đại lượng vật lí của một vật thể. Dụng cụ dùng để đo các đại lượng đó gọi là dụng cụ đo.
- Một số dụng cụ đo: thước, đồng hồ, lực kế, nhiệt kế, bình chia độ (ống đong), cốc chia độ, cân,...
- Khi sử dụng dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo (GHĐ - giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN - hiệu giá trị đo của hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo) phù hợp với vật cần đo, đồng thời phải tuân thủ quy tắc đo của dụng cụ đo.
Kính lúp và kính hiển vi quang học:
- Kính lúp:
- Được sử dụng để quan sát rõ hơn các vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát.
- Cấu tạo: gồm 3 bộ phận: măt kính, khung kính, tay cầm (giá đỡ).
- Cách sử dụng: Cầm kính lúp và điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật.
- Kính hiển vi quang học:
- Là thiết bị được sử dụng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy. Kính hiển vi bình thường có độ phóng đại từ 40 - 3000 lần.
- Cấu tạo: bao gồm 4 hệ thống chính: hệ thống giá đỡ, hệ thóng phóng đại, hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều chỉnh.
- Cách sử dụng:
+ Bước 1: Chuẩn bị kính: Đặt kính vừa tầm quan sát gần nguồn cấp điện.
+ Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng: Bật công tắc đèn và điều chỉnh độ sáng của đèn phù hợp.
+ Bước 3: Quan sát vật mẫu:
- Đặt tiêu bản lên mâm kính.
- Điều chỉnh ốc sơ cấp, đưa vật kính đến gần vị trí tiêu bản.
- Mắt hướng vào thị kính, điều chỉnh ốc sơ cấp nâng vật kính lên cho tới khi quan sát được mẫu vật thì chuyển sang điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn rõ các chi tiết bên trong. Để thay đổi độ phóng đại kính hiển vi, quay mâm kính để lựa chọn vật kính phù hợp.
- Bảo quản:
+ Lau khô kính hiển vi khi sử dụng.
+ Để kính nơi khô ráo, tránh mốc ở bộ phận quang học.
+ Kính phải được bảo dưỡng định kì.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 1
- PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời (hình dưới) thể hiện vai trò nào của khoa học tự nhiên?
- Chăm sóc sức khỏe con người.
- Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.
- Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học.
Câu 2: Theo em việc lai tạo giống cây trồng mới để tăng năng suất thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?
- Hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
- Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
- Chăm sóc sức khỏe con người.
Câu 3: Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người trong cuộc sống.
- Hoạt động học tập của học sinh.
- Hoạt động làm thí nghiệm điều chế chất mới.
- Hoạt động thả diều của các em nhỏ.
Câu 4: Những người hoạt động nghiên cứu khoa học gọi là
- Nhà khoa học
- Chuyên gia
- Giáo sư
- Người nghiên cứu
Câu 5: Một lần, bạn An lấy một ít xi mang trộn với cát rồi xây dựng một mô hình ngôi nhà nhỏ giống với ngôi nhà của mình. Bạn Khánh đến rủ bạn An đi đá bóng. An nói: Để mình làm cho xong công trình nghiên cứu khoa học này rồi sẽ đi đá bóng. Theo em, việc bạn An đang làm được gọi là gì?
- Nghiên cứu khoa học
- Rèn luyện kĩ năng
- Nghiên cứu Lịch sử
- Nghiên cứu về các chất
Câu 6: Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong:
- Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
- Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
- Chăm sóc sức khỏe con người.
- Tất cả phương án trên.
Câu 7: Đâu là những ví dụ về chất trong thế giới tự nhiên?
- Nước chất lỏng, nước đóng băng trở nên rắn.
- Năng lượng ánh sáng mặt trời, năng lượng gió làm xoay cối xay gió.
- Cỏ, cây hoa hồng, cây nho, cây bạch đàn.
- Sâu, chuồn chuồn, cá, ếch, ngựa.
Câu 8: Theo em việc sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?
- Hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
- Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
- Chăm sóc sức khỏe con người.
Câu 9: Hoạt động nào sau đây của con người không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- Tìm hiểu sinh sản của loài tôm.
- Nghiên cứu vacxin phòng bệnh.
- Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng thí nghiệm.
- Gặt lúa ở ngoài đồng.
Câu 10: Môn khoa học tự nhiên là môn học tìm hiểu về những điều gì?
- Tìm hiểu về thế giới và con người
- Tìm hiểu về động vật và thực vật
- Tìm hiều về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
- Tìm hiểu về khoa học kĩ thuật và những ứng dụng của khoa học kĩ thuật vào cuộc sống.
Câu 11: Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?
- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật.
- Nghiên cứu sự lên xuống của thuỷ triều.
- Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc.
- Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hoá học.
Câu 12: Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về …, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.
- động vật, thực vật
- con người, thế giới tự nhiên
- các sự vật, hiện tượng
- thế giới tự nhiên và thế giới loài người
Câu 13: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?
- Các sự vật, hiện tượng tự nhiên.
- Các quy luật tự nhiên.
- Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống.
- Tất cả các ý trên.
Câu 14: Đâu không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- Phân tích mẫu nước ở sông Hồng.
- Đạp xe đến trường.
- Tìm hiểu đặc điểm của các loài mới phát hiện.
- Đưa tàu thám hiểm xuống đáy đại dương.
Câu 15: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?
- Nghiên cứu về tâm lý của vận động viên bóng đá.
- Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.
- Nghiên cứu về ngoại ngữ.
- Nghiên cứu về luật đi đường.
Câu 16: Nghiên cứu virus gây bệnh sốt rét giúp cho các nhà khoa học sản xuất vaccine phòng chống bệnh sốt rét ở người thể hiện vai trò nào của khoa học tự nhiên?
- Chăm sóc sức khỏe con người.
- Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.
- Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học.
Câu 17: Câu nào sau đây phát biểu đúng về hoạt động nghiên cứu khoa học?
- Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người chủ động học tập và làm việc.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người ứng dụng những phát minh vào cuộc sống.
- Cả A và B đúng.
Câu 18: Tại sao lại nói vệc nghiên cứu công thức để chế biến ra thức ăn tốt nhất, giúp tôm phát triển là nghiên cứu khoa học?
- Người ta phải thực hiện rất nhiều thí nghiệm để xem xét nhu cầu dinh dưỡng của tôm.
- Nghiêm cứu xây dựng công thức, thành phần thức ăn thích hợp nhất với tôm để chúng có thể phát triển.
- Nghiên cứu xây dựng công thức, thành phần thức ăn thích hợp nhất với tôm để chúng cho sản lượng cao.
- Tất cả các ý trên.
- PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày khái niệm khoa học tự nhiên. Khoa học tự nhiên có vai trò thế nào trong cuộc sống?
Câu 2: Để nuôi tôm đạt năng suất, ngoài việc cho tôm ăn các loại thức ăn phù hợp, người nông dân còn lắp đặt hệ thống quạt nước ở các đầm nuôi tôm.
Hệ thống quạt nước trong đầm nuôi tôm
Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
- Người nông dân lắp máy quạt nước cho tôm để làm gì?
- Việc lắp đặt hệ thống quạt nước cho đầm tôm có phải là hoạt động nghiên cứu khoa học không? Vì sao?
Câu 3: Cha con Mai chơi thả diều.
- Hoạt động chơi thả diều có phải là hoạt động nghiên cứu khoa học không? Vì sao?
- Theo em, người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết nào trong tự nhiên để tạo ra con diều trong trò chơi?

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu: