Giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn khoa học tự nhiên 6 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ








Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------------------------------------
KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
Sơ đồ 1: Mở đầu về Khoa học tự nhiên
- Giới thiệu về Khoa học tự nhiên
Khái niệm:
Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, quy luật của chúng.
Vật sống và vật không sống:
- Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.
- Vật không sống không có các khả năng trên.
Các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên:
- Sinh học: Nghiên cứu về vật sống.
- Hóa học: Nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chúng.
- Vật lí học: Nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.
- Khoa học Trái Đất: Nghiên cứu về cấu tạo của Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó.
- Thiên văn học: Nghiên cứu các thiên thể.
Khoa học tự nhiên với công nghệ và đời sống
- Vai trò: Các thành tựu của khoa học được áp dụng vào công nghệ, để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho đời sống con người.
- An toàn trong phòng thực hành
Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
Một số quy định an toàn trong phòng thực hành
- Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao, đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và các thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết).
- Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.
- Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm hoặc ngửi hóa chất.
- Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm (vật sắc nhọn, chất dễ cháy nổ, chất độc, nguồn điện nguy hiểm,...).
- Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng.
III. Sử dụng kính lúp
Tìm hiểu về kính lúp
- Hình dạng: Là một tấm kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa, thường được bảo vệ bởi một khung và tay cầm.
- Công dụng: Phục vụ việc học tập, nghiên cứu khoa học, sử dụng phổ biến trong đời sống.
Sử dụng và bảo quản kính lúp
- Sử dụng:
- Đặt kính lúp gần sát mẫu vật, mắt nhìn vào mặt kính.
- Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét.
- Bảo quản:
- Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm.
- Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính lúp chuyên dụng (nếu có).
- Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn.
- Sử dụng kính hiển vi quang học
Tìm hiểu kính hiển vi quang học
- Công dụng: Có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 lần đến 3 000 lần.
- Cấu tạo: Một kính hiển vi gồm các bộ phận chính:
- Ống kính: gồm thị kính, đĩa quay gắn các vật kính và vật kính.
- Ốc điều chỉnh: gồm ốc to và ốc nhỏ.
- Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.
Sử dụng kính hiển vi quang học
- Bước 1: Chọn vật kính thích hợp theo mục quan sát.
- Bước 2: Bật công tắc đèn và điều chỉnh độ sáng của đèn phù hợp.
- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).
- Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát.
- Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật rõ nét.
Bảo quản kính hiển vi quang học
- Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính. Phải để kính hiển vi trên bề mặt phẳng.
- Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.
- Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.
- Đo chiều dài
Đơn vị đo độ dài
- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị đo độ dài là mét, kí hiệu m.
- Ngoài ra, còn có một số đơn vị đo khác như ki-lô-mét (km), đề-xi-mét (dm), xăng-ti-mét (cm), mi-li-mét (mm).
Dụng cụ đo chiều dài: Thước thẳng, thước dây, thước cuộn,...
Cách đo chiều dài
- Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
- Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.
- Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
- Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.
Vận dụng các đo chiều dài vào đo thể tích:
1 m3 = 1 000 L
1 mL = 1 cm3
- Đo khối lượng
Đơn vị đo khối lượng
- Khối lượng là số đo lượng chất của vật.
- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.
Dụng cụ đo khối lượng: Các loại cân như cân Rô-béc-van, cân đồng hồ, cân đòn, cân y tế, cân điện tử...
Cách đo khối lượng
- Dùng cân đồng hồ:
- Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
- Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
- Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân.
- Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả.
- Dùng cân điện tử:
- Ước lượng khối lượng của vật để chọn đơn vị thích hợp (nhấn nút "UNITS" - chọn g, kg,...)
- Đặt mẫu vật cần cân nhẹ nhàng trên đĩa cân.
- Sử dụng kẹp hoặc gang tay để đặt bình đựng hóa chất/dụng cụ đựng mẫu vật lên đĩa cân, bàn cân.
VII. Đo thời gian
Đơn vị thời gian
- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là giây, kí hiệu là s.
- Ngoài ra, còn có phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ...
Dụng cụ đo thời gian: Các loại đồng hồ: đồng hồ đeo tay, đồng hồ quả lắc, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây...
VIII. Đo nhiệt độ
Khái niệm: Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ.
Thang đo nhiệt độ: Xen-xi-út (oC), Fa-ren-hai (oF).
Dụng cụ đo nhiệt độ
- Sự nở vì nhiệt của chất lỏng: Nhiệt độ chất lỏng càng cao thì chất lỏng nở ra càng nhiều → làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ.
- Các loại nhiệt kế: Dụng cụ đo nhiệt độ được gọi là nhiệt kế.
Sử dụng nhiệt kế y tế
- Sử dụng nhiệt kế thủy ngân:
- Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
- Bước 2: Vẩy mạnh cho thủy ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống.
- Bước 3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
- Bước 4: Chờ khoảng 2 - 3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
- Sử dụng nhiệt kế y tế điện tử:
- Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế.
- Bước 2: Bấm nút khởi động.
- Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi.
- Bước 4: Chờ khi có tín hiệu "bíp", rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
- Bước 5: Tắt nút khởi động.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 1
- PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Lĩnh vực nào không thuộc về Khoa học tự nhiên?
- Vật lí học
- Lịch sử loài người
- Hóa học và Sinh học
- Khoa học Trái Đất và Thiên văn học
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?
- Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá
- Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ
- Nghiên cứu về ngoại ngữ
- Nghiên cứu về luật đi đường
Câu 3: Vật nào sau đây là vật không sống?
- Quả cà chua ở trên cây
- Con mèo
- Than củi
- Vi khuẩn
Câu 4: Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về năng lượng thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?
- Hóa học
- Sinh học
- Vật lí
- Thiên văn học
Câu 5: Phát biểu nào đúng về vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống?
- Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
- Cung cấp thông tin mới và nâng cao hiểu biết của con người
- Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biển đổi khí hậu
- Tất cả đáp án trên
Câu 6: Em đang đun nước, sau một thời gian thấy tiếng nước reo và mặt nước sủi lăn tăn, nước bắt đầu sôi. Vậy hiện tượng nước sôi liên quan tới lĩnh vực khoa học nào?
- Hóa học
- Vật lí học
- Sinh học
- Hóa học và sinh học
Câu 7: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?
- Các hiện tượng tự nhiên
- Các tính chất của tự nhiên
- Các quy luật tự nhiên
- Tất cả đáp án trên
Câu 8: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
- Vật lí học
- Khoa học Trái Đất
- Thiên văn học
- Tâm lí học
Câu 9: Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- Thả diều
- Cho mèo ăn hàng ngày
- Lấy đất trồng cây
- Nghiên cứu vaccine phòng chống virus COVID - 19 trong phòng thí nghiệm
Câu 10: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên?
- Nghiên cứu về tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh
- Nghiên cứu lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao
- Nghiên cứu hành tinh sao Hỏa trong Hệ Mặt Trời
- Nghiên cứu quá trình tạo thạch nhũ trong hang động
Câu 11: Đâu không phải là tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên?
- Phương tiện giao thông đi lại thuận lợi.
- Phá hủy sinh cảnh tự nhiên, nhiều loài sinh vật biến mất và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
- Ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí
- Phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm sức khỏe con người
Câu 12: Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời (hình dưới) thể hiện vai trò nào của Khoa học tự nhiên?
- Chăm sóc sức khỏe con người
- Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên
- Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất
- Hoạt động nghiên cứu khoa học
Câu 13: Nếu không có những phát minh của Khoa học và công nghệ này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào?
- Nền kinh tế nghèo nàn, đời sống con người cực khổ…
- Nền giáo dục kém phát triển, nhiều người mù chữ, …
- Máy móc thô sơ, phụ thuộc nhiều vào sức lao động của động vật và con người,…
- Tất cả đáp án trên
Câu 14: Ai là người đầu tiên tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn?
- Niu-tơn
- Đác-uyn
- Anh-xtanh
- Ma-ri Quy-ri
Câu 15: Người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ là
- Nguyễn Tuân
- Phạm Tuân
- Nguyễn Thị Oanh
- Ngô Bảo Châu
- PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Phân biệt vật không sống và vật sống. Lấy ví dụ minh họa.
Câu 2: Một lần, bạn Nam lấy một ít xi măng trộn với cát rồi tự xây một mô hình ngôi nhà nhỏ giống với ngôi nhà của mình. Bạn Minh đến rủ Nam đi đá bóng, Nam nói: "Để mình làm cho xong công trình nghiên cứu khoa học này rồi sẽ đi."
Theo em, việc mà bạn Nam đang làm có được coi là nghiên cứu khoa học không? Giải thích.
Câu 3: Để nuôi tôm đạt năng suất, ngoài việc cho tôm ăn các loại thức ăn phù hợp, người nông dân còn lắp đặt hệ thống quạt nước ở các đầm nuôi tôm.
Hệ thống quạt nước trong đầm nuôi tôm
Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
- Người nông dân lắp máy quạt nước cho tôm để làm gì?
- Việc lắp đặt hệ thống quạt nước cho đầm tôm có phải là hoạt động nghiên cứu khoa học không? Vì sao?
Câu 4: Cha con Mai chơi thả diều.
- Hoạt động chơi thả diều có phải là hoạt động nghiên cứu khoa học không? Vì sao?
- Theo em, người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết nào trong tự nhiên để tạo ra con diều trong trò chơi?

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu: