Kênh giáo viên » Lịch sử 10 » Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 cánh diều

Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 cánh diều

Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 cánh diều. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn lịch sử 10 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

Sơ đồ 1: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới

  1. Các cuộc Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Bối cảnh lịch sử

- Các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV – XVI) tác động và thúc đẩy kinh tế công, thương nghiệp phát triển, thị trường mở rộng.

- Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau cuộc cách mạng tư sản.

- Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do.

- Những cải tiến về tiến bộ về kĩ thuật trong công trường thủ công.

à Đây là những điều kiện thích hợp nhất để ra đời những phát minh đầu tiên về kĩ thuật. Trong đó, Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp sớm nhất (tiến hành cách mạng tư sản từ sớm, kinh tế phát triển, có nhiều cải cách kĩ thuật trong sản xuất).

Những thành tựu cơ bản

Thời gian

Thành tựu

Năm 1784

Giêm Oát nhận bằng sáng chế về máy hơi nước.

Cuối thế kỉ XVIII

Tiêu biểu là các phát minh của Giôn Bác-bơ (1791, người Anh), Thô-mát Mít (1794, người Anh), Giôn Ste-phen (1798, người Mỹ), Sa-mu-en Bờ-rao (1823, người Mỹ). Động cơ đốt trong nhanh chóng thúc đẩy cơ giới hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.

Năm 1814

G. Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa.

Đầu thế kỉ XIX

- Tàu thủy, xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước.

- Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Bối cảnh lịch sử

- Trên cơ sở thành tựu từ cuộc Cách mạnh công nghiệp lần thứ nhất.

- Các nước Âu Mỹ hoàn thành các cuộc tư sản.

- CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền.

- Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao.

Những thành tựu cơ bản

Lĩnh vực

Tên thành tựu

Kĩ thuật

Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh. Tuôc bin phát điện được sử dụng để cung cập điện năng. Thép được sản xuât với số lượng lớn và giá thành hạ nhanh chóng.

Năng lượng

- Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế.

- Năm 1891, kĩ sư người Nga là Đô-rô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay chiều. Máy phát điện đã được sử dụng để cung cấp năng lượng cho nhiều nhà máy.

- Điện năng, động cơ đốt trong tiếp tục được cải tiến, ứng dụng trong thời kì này.

Nguyên, nhiên liệu

Dầu đi-ê-zen được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho các phương tiện giao thông.

- Công nghiệp hoá học ra đời phục vụ ngành nhuộm, phân bón, thuôc nổ, điện lực, in ấn,...

Phát minh ra máy điện tín giúp cho việc liên lạc ngày

càng xa và nhanh hơn.

Thông tin liên lạc

Phát minh ra máy điện tín giúp cho việc liên lạc ngày càng xa và nhanh hơn.

Giao thông vận tải

- Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay. Chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới đã được Các Ben phát minh năm 1886.

- Năm 1903, hai anh em người Mỹ là Vin-bơ Rai và Oóc-vin Rai chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của ngành hàng không thế giới.

Ý nghĩa, tác động của Cách mạng công nghiệp thời cận đại

Ý nghĩa

- Làm thay đối diện mạo các nước tư bản, tạo ra nguồn động lực mới, dùng máy móc thay thế sức lao động của con người, khởi đầu quá trình công nghiệp hoá.

- Mở ra khả năng lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, sản lượng công nghiệp tăng lên

nhanh chóng.

- Đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyền nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.

- Góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác

Tác động

  1. Các cuộc Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Bối cảnh lịch sử

Nội dung

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Thời gian diễn ra

Nửa sau thế kỉ XX.

Nơi khởi đầu

Khởi đầu ở nước Mỹ, sau đó phát triển ở các nước khác như Liên Xô, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức.

Nguyên nhân/ nguồn gốc

- Những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.

- Nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao.

- Các vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.

- Chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra nhu cầu phát minh các loại vũ khí.

- Khủng hoảng năng lượng và sự cạn kiệt của TNTN.

Điều kiện

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Đặc điểm

Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ những kết quả nghiên cứu của khoa học. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. 

Những thành tựu cơ bản

1. Thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Máy tính điện tử

- Máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mỹ năm 1946, chạy băng điện tử chân không. Sự ra đời của máy tính điện tử dẫn đên tự động hoá trong quả trình sản xuất.

- Đến những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều lĩnh vực, nhiêu ngành nghề đã được điều khiển bằng máy tính.

- Sự ra đời của máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet và trình duyệt web đã đánh dấu sự ra đời của cuộc cách mạng số hoá.

Internet

- Internet được phát minh năm 1957 bởi Văn phòng Xử lí Công nghệ thông tin của ARPA (Cơ quan nghiên cứu các Dự án kĩ thuật cao của Mỹ). Đây là cơ quan xây dựng nguyên mẫu đâu tiên của internet và đặt những nên tảng cho mạng Internet ngày nay.

- Năm 1969, internet được khai thác sử dụng. Công cụ đơn giản và miễn phí để thu thập thông tin từ internet là World Wide Web (WWW). Từ năm 1991, khi WWW bắt đầu đi vào hoạt động, web và Internet phát triên đồng nhất với tốc độ chóng mặt.

Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kĩ thuật máy tính và phần mềm để chuyển đổi, lưu giữ, bảo vệ, xử lí, truyền tải và thu thập thông tin. Máy vi tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu.

Thiết bị điện tử

Nhiều thiết bị điện tử từng bước được chế tạo, như thiết bị viễn thông, thiết bị thu thanh và truyền hình, thiết bị y tế, làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc.

Lĩnh vực khác: vật liệu mới, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, công nghiệp vũ trụ.

Đạt được nhiều thành tựu.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Bối cảnh lịch sử

Nội dung

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Thời gian bắt đầu

Đầu thế kỉ XXI

Nơi khởi đầu

Khởi đầu là Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp.

Nguyên nhân/ Nguồn gốc

- Nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao.

- Toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, đem lại những cơ hội và thách thức đối với các nước.

- Khủng hoảng tài chính, nợ công, suy thoái kinh tế toàn cầu đặt ra yêu cầu mới.

Điều kiện

Những thành tựu từ ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.

Đặc điểm

Kết nối các hệ thống dữ liệu và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kĩ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.

Những thành tựu cơ bản

- Trí tuệ nhân tạo:

+ Là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh,

+ Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng...

+ Góp phần không nhỏ trong việc giúp con người

tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hoá và số hoá nên kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách thức truyền thống.

- Internet kết nối vạn vật:

 + Được mô tả là mối quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm... và con người, hình thành nhờ sự kết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau.

+ Có phạm vi ứng dụng rất rộng lớn, điển hình như điều hành sản xuất, xe thông minh, nhà máy thông minh, giao thông vận tải, quản lí môi trường, mua sắm trực tuyến, học tập trực tuyến,...

- Dữ liệu lớn:

+ Là một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp, bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. Với đặc điểm như trên,  + Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, quản lí nhà nước, giáo dục và đào tạo....

- Công nghệ sinh học:

+ Là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới.

+ Chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phâm, chân đoán bệnh; xử lí ô nhiễm môi trường, rác thải,...

- Đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực vật lí với rô-bốt thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, công nghệ na-nô, các vật liệu mới, điện toán đám mây,...

Ý nghĩa, tác động của Cách mạng công nghiệp thời hiện đại

Ý nghĩa

- Tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao mà không có sự tham gia của con người.

- Cho phép giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuât của công nghiệp hiện đại và đem lại hiệu quả kinh tế.

- Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội.

Tác động

Tác động

Đối với  xã hội

Đối với  văn hóa

Tích cực

- Sự xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại. Số lượng công nhân có tri thức, kĩ năng và trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng, số lượng công nhân lao động phổ thông có xu hướng giảm dần.

- Giai cấp công nhân hiện đại vẫn tiếp tục giữ vai trò là lực lượng chính trị - xã hội chủ yếu trong các cuộc đấu tranh chính trị.

- Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với con người.

- Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hoá xích lại gần nhau hơn.

- Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất.

- Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân.

Tiêu cực

Làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở các nước, làm xói mòn bản sắc văn hoá, giá trị truyền thống của các cộng đồng,...

- Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ, như máy tính, điện thoại thông minh, hệ thống mạng internet,...

- Phát sinh tình trạng văn hoá “lai căng”.

- Nguy cơ đánh mất văn hoá truyền thống.

- Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại.

Việt Nam đang thích nghi với cuộc cách mạng đó như thế nào?

Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn cơ bản:

- Về thuận lợi:

+ Giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh. + Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện.

+ Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến.

+ Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai…

- Về khó khăn:

+ Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế.

+ Đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống.


 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 1

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất trên thế giới được bắt đầu trong lĩnh vực nào dưới đây?

  1. Luyện thép.
  2. Công nghiệp luyện kim.
  3. Giao thông vận tải.
  4. Ngành dệt.

Câu 2. Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX vì:

  1. Có điều kiện đủ về vốn, nhân công, cách mạng tư sản nổ ra sớm.
  2. Có nguồn nhân lực kĩ thuật cao, lực lượng các nhà khoa học đông đảo.
  3. Có nguồn nhân lực kĩ thuật cao, đủ điều kiện để đẩy mạnh sản xuất.
  4. Cách mạng tư sản nổ ra sớm, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.

Câu 3. Phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) có ý nghĩa, tác động như

thế nào về kinh tế?

  1. Làm tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng.
  2. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hoá cao.
  3. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.
  4. Phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.

Câu 4. Phát minh nào dưới đây được xem là phát minh khởi đầu cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

  1. Máy kéo sợi.
  2. Động cơ hơi nước.
  3. Đầu máy xe lửa.
  4. Máy dệt.

Câu 5. Nguồn năng lượng nào được phát hiện trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

  1. Nước.
  2. Dầu hoả.
  3. Mặt Trời.
  4. Điện.

Câu 6: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất nên còn được gọi là

  1. Cách mạng điện tử.                          
  2. Cách mạng cơ khí hóa.
C. Cách mạng số.                                   
  1. Cách mạng tự động hóa.

Câu 7: Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, phát minh kĩ thuật ra đời dựa trên

A. Sự phát triển của văn minh nhân loại.
  1. Sự phát triển của khoa học cơ bản.
  2. Việc tìm ra các loại vật liệu mới.
  3. Việc cải tiến công cụ sản xuất.

Câu 8: Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp là đặc điểm của cuộc cách mạng nào dưới đây?

A. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
  1. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.
  2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
  3. Cách mạng công nghệ “thông minh”.

Câu 9: Cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ ba diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản có ý nghĩa

A. Tạo cơ sở khoa học giúp con người phát minh ra các vật liệu mới.
  1. Tạo cơ sở lí thuyết cho các ngành khoa học khác và là nền móng của tri thức.
  2. Khoa học và kĩ thuật kết hợp thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp.
  3. Giải quyết được những vấn đề kĩ thuật phục vụ cho cuộc sống và sản xuất.

Câu 10: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế, thông qua các công nghệ

A. Trí tuệ nhân tạo (Al), vạn vật kết nối – internet of things (loT) và dữ liệu lớn (Big Data).
  1. Điện tử và công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất nên được gọi là cuộc cách mạng số.
  2. Máy tính, internet, tạo nên một thế giới kết nối, làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất.
  3. Sinh học và thông tin, kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp.
  4. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Theo em, động lực và nguồn gốc chính của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại là gì?

Câu 2:  Em hãy lựa chọn và kể tên một số thành tựu cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển văn minh thế giới.

Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 cánh diều

THÔNG TIN GIÁO ÁN:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án hệ thống kiến thức bao gồm: Kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)

Xem thêm tài liệu:


Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay