Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 40: Sinh sản ở người

Giáo án Bài 40: Sinh sản ở người sách Khoa học tự nhiên 8 (phần Sinh học) kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của KHTN 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 40: Sinh sản ở người

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 40. SINH SẢN Ở NGƯỜI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được chức năng của hệ sinh dục, kể tên và trình bày được chức năng các cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ.
  • Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai; nêu được hiện tượng kinh nguyệt và cách phòng tránh thai.
  • Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên; vận dụng được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân.
  • Điều tra được sự hiểu biết của học sinh trong trường học về sức khỏe sinh sản vị thành niên (an toàn tình dục).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn vè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được chức năng của hệ sinh dục, kể tên và trình bày được chức năng các cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ. Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai; nêu được hiện tượng kinh nguyệt và cách phòng tránh thai.
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Điều tra được sự hiểu biết của học sinh trong trường học về sức khỏe sinh sản vị thành niên (an toàn tình dục).
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng kiến thức sức khỏe sinh sản để bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh đại gia đình nhiều thế hệ
  • Tranh ảnh về hệ sinh dục nam và nữ
  • Phiếu học tập về chức năng các cơ quan trong hệ sinh dục nam và nữ.
  • Video minh họa quá trình thụ tinh và thụ thai ở người.
  • Tranh ảnh minh họa chu kì kinh nguyệt, một số biện pháp tránh thai.
  • Video về thực trạng và hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên và hậu quả.
  • Tranh ảnh, video về một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục.
  1. Đối với học sinh
  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi mở đầu.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được nhờ quá trình sinh sản mà con người có thể duy trì nòi giống.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi: “Trong gia đình chúng ta có ông bà, bố mẹ và các con. Nhờ đâu mà con người có thể duy trì nòi giống từ thế hệ này sang thế hệ khác?”

              

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đấu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án :Nhờ quá trình sinh sản mà con người có thể duy trì nòi giống

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để duy trì nòi giống, mọi sinh vật đều trải qua quá trình sinh sản. Ở người, cơ quan và hệ cơ quan nào đảm nhận vai trò sinh sản?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 40. Sinh sản ở người
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về hệ sinh dục

  1. Mục tiêu: Nêu được chức năng của hệ sinh dục, kể tên và trình bày được chức năng các cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung bài học thông qua hoạt động nhóm, quan sát tranh ảnh, hoàn thành phiếu học tập. Hoạt động thảo luận kết hợp liên hệ thực tế giúp HS có được các kiến thức về hệ sinh dục.
  3. Sản phẩm: chức năng của hệ sinh dục, chức năng các cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 quan sát hình 40.1 và 40.2, đọc thông tin trong sgk, hoàn thiện bảng sau:

Hệ sinh dục

Các cơ quan chính

Chức năng

Hệ sinh dục nam

 

 

Hệ sinh dục nữ

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi 2 mục I sgk trang 166.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Hệ sinh dục

- Hệ sinh dục có chức năng duy trì nòi giống thông qua sinh sản.

- Hệ sinh dục nam: sản sinh ra tinh trùng

- Hệ sinh dục nữ: sản sinh ra trứng, bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi cho đến khi sinh ra.

1. Cơ quan sinh dục nam

2. Cơ quan sinh dục nữ

-

- Đáp án bảng chức năng của các cơ quan sinh dục nam, nữ đính dưới hoạt động 1.

- Đáp án câu hỏi 2 mục I sgk trang 166:

Nhiệt độ thích hợp cho việc sinh tinh trùng là 33-34oC, tinh hoàn nằm trong bìu ( ngoài ổ bụng) sẽ có điều kiện nhiệt độ phù hợp cho việc sản sinh tinh trùng.

ð  Kết luận:

- Hệ sinh dục có chức năng duy trì nòi giống thông qua quá trình sinh sản.

- Cơ quan sinh dục nam gồm 2 tinh hoàn nằm trong bìu, ống dẫn tinh, túi tinh, ống đái, dương vật.

- Cơ quan sinh dục nữ gồm hai buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo.

 

 

Hệ sinh dục

Các cơ quan chính

Chức năng

Hệ sinh dục nam

Tinh hoàn

Sản sinh ra tinh trùng, tiết hormone sinh dục nam.

Mào tinh

Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo.

Ống dẫn tinh

Đường dẫn tinh trùng di chuyển đến túi tinh.

Túi tinh

Chứa và nuôi dưỡng tinh trùng.

Tuyến tiền liệt, tuyến hành

Tiết dịch nhờn.

Hệ sinh dục nữ

Buồng trứng

Sản sinh trứng, tiết hormone sinh dục nữ.

Phễu dẫn trứng, ống dẫn trứng

Phễu dẫn trứng hứng và đưa trứng rụng di chuyển đến ống dẫn trứng, tại đây có thể diễn ra quá trình thụ tinh.

Tử cung

Nơi nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

Âm đạo

Nơi tiếp nhận tinh trùng và đường ra của trẻ khi sinh.

Tuyến tiền đình

Tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu thụ tinh và thụ thai.

  1. Mục tiêu: Phân biệt được hai khái niệm thụ tinh và thụ thai.
  2. Nội dung: GV cho HS xem tranh ảnh hoặc video có thuyết minh về thụ tinh, thụ thai và phân tích để HS phân biệt được hai hiện tượng này.
  3. Sản phẩm: Khái niệm thụ tinh và thụ thai
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu nhóm đôi HS quan sát hình 40.3, đọc nội dung trong sgk và đưa ra khái niệm thụ tinh, thụ thai.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu nhóm đôi HS thảo luận trả lời câu hỏi mục II sgk trang 166.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi đầy đủ vào vở.

II. Thụ tinh và thụ thai

1. Thụ tinh

- Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

2. Thụ thai

- Thụ thai là quá trình phôi di chuyển đến tử cung và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ.

- Đáp án câu hỏi mục II sgk trang 166:

+ Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử, quá trình này thường diễn ra ở vị trí 1/3 ống dẫn trứng (về phía buồng trứng). Hợp tử hình thành di chuyển đến tử cung, vừa di chuyển vừa phân chia tạo thành phôi.

+ Thụ thai là hiện tượng phôi di chuyển đến tử cung và bám được vào niêm mạc tử cung để làm tổ.

 

ð  Kết luận:

Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. Sự thụ thai xảy ra khi phôi làm tổ được ở tử cung.

Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng kinh nguyệt và các biện pháp tránh thai

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu được về các biện pháp vệ sinh trong kì kinh nguyệt và vận dụng các hiểu biết trong việc tránh thai.
  2. Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk kết hợp trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức.
  3. Sản phẩm: Hiện tượng kinh nguyệt và các biện pháp tránh thai
  4. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC- PHÂN MÔN SINH HỌC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - PHÂN MÔN SINH HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 30: Khái quát về cơ thể người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 31: Hệ vận động ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 34: Hệ hô hấp ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 35: Hệ bài tiết ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 38: Hệ nội tiết ở người
Chat hỗ trợ
Chat ngay