Giáo án kì 2 Sinh học 8 kết nối tri thức
Có đủ giáo án word + PPT kì 2 sinh học 8 kết nối tri thức. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 sinh học 8 kết nối tri thức. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 2 NGỮ VĂN8 KẾT NỐI TRI THỨC
CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 30 Khái quát về cơ thể người
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 31 Hệ vận động ở người
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 32 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 33 Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 34 Hệ hô hấp ở người
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 35 Hệ bài tiết ở người
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 36 Điều hòa môi trường trong của cơ thể người
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 37 Hệ thần kinh và các giác quan ở người
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 38 Hệ nội tiết ở người
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 39 Da và điều hòa thân nhiệt ở người
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 40 Sinh sản ở người
CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 41 Môi trường và các nhân tố sinh thái
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 42 Quần thể sinh vật
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 43 Quần xã sinh vật
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 44 Hệ sinh thái
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 45 Sinh quyển
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 46 Cân bằng tự nhiên
- Giáo án KHTN 8 kết nối bài 47 Bảo vệ môi trường
=> Xem thêm: Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
II. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 8 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Word bài: Môt trường và các nhân tốt sinh thái
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 41. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật; phân biệt được bốn loại môi trường sống chủ yếu và lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái; phân biệt được nhân tố vô sinh và hữu sinh; lấy được ví dụ minh họa các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lê đời sống sinh vật.
- Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về giới hạn sinh thái.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn vè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật; phân biệt được bốn loại môi trường sống chủ yếu. Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái; phân biệt được nhân tố vô sinh và hữu sinh.
- Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Lấy được các ví dụ minh họa bốn loại môi trường sống chủ yếu và nhân tố vô sinh, hữu sinh.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: giải các bài tập vận dụng liên quan đến môi trường và các nhân tố sinh thái
- Phẩm chất
- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
- Các hình ảnh trong sgk.
- Đối với học sinh
- SHS khoa học tự nhiên 8.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập và giuos HS chuẩn bị tâm thế cho việc học thông qua quan sát hình ảnh và dự đoán câu hỏi nghi vấn.
- Nội dung: HS lưu ý được các vấn đề cần giải quyết trong bài học: Môi trường sống là gì? Những yếu tố nào tạo nên môi trường sống? Có những loại môi trường sống nào?
- Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra câu hỏi: “Một hồ nước, một rừng cây hay thậm chí là một thân cây cũng được coi là môi trường sống của sinh vật”
“Vậy, môi trường sống là gì? Có những loại môi trường sống nào? Những nhân tố nào tạo nên môi trường sống?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đấu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.
- GV chưa yêu cầu tính chính xác cho các câu trả lời của HS
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Vậy, môi trường sống là gì? Có những loại môi trường sống nào? Những nhân tố nào tạo nên môi trường sống?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 41. Môi trường và các nhân tố sinh thái.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống
- Mục tiêu: Nêu khái niệm môi trường sống và phân biệt được bón loại môi trường sống chủ yếu, lấy được ví dụ minh họa.
- Nội dung: HS hình thành khái niệm môi trường sống, các loại môi trường sống thông qua thảo luận nhóm thực hiện hoạt động, câu hỏi trong sgk.
- Sản phẩm: Khái niệm môi trường sống, các loại môi trường sống chủ yếu và trả lời câu hỏi mục I sgk
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi quan sát hình 41.1, kể tên các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh và đưa ra khái niệm môi trường sống.
- GV giới thiệu các loại môi trường sống chủ yếu của các loài sinh vật và yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi mục I.2 sgk trang 171.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I.Môi trường sống 1. Khái niệm môi trường sống - Các nhân tố trong môi trường sống của một cây xanh: côn trùng, ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, gió, mây, khí O2, khí CO2, con người, con bò, nhà máy, ô tô. · Kết luận: Môi trường sống là nơi sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.
1. Các loại môi trường sống chủ yếu. - Môi trường trên cạn: mặt đất và khí quyển - Môi trường dưới nước: nước ngọt, nước mặn, nước lợ. - Môi trường trong đất: các lớp đất - Môi trường sinh vật: cơ thể của động vật, thực vật và con người,… - Đáp án câu hỏi mục I.2 sgk trang 171: Môi trường trong đất Môi trường trên cạn Môi trường sinh vật Môi trường dưới nước |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhân tố sinh thái
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái; phân biệt được nhân tố vô sinh và hữu sinh; lấy được ví dụ minh họa các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lê đời sống sinh vật.
- Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk kết hợp trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức.
- Sản phẩm: Khái niệm nhân tố sinh thái, phân loại nhân tố sinh thái và đáp án câu hỏi 1 mục II sgk trang 172
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, đọc nội dung trong sgk, nêu khái niệm nhân tố sinh thái, phân loại nhân tố sinh thái và trả lời câu hỏi 1 mục II sgk trang 172.
- GV giới thiệu ảnh hưởng các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh tới các sinh vật.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 2 mục II sgk trang 172.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Nhân tố sinh thái 1. Khái niệm nhân tố sinh thái - Nhân tố sinh thái là các nhân tố trong môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. - Phân loại: + Nhân tố sinh thái vô sinh: các yếu tố không sống của môi trường + Nhân tố sinh thái hữu sinh: Các yếu tố sống của môi trường. - Đáp án của câu hỏi 1 mục II sgk trang 172: + Nhân tố sinh thái vô sinh: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng mặt trời, gió, mây, nồng độ O2, nồng độ CO2, khói bụi nhà máy, ô tô. + Nhân tố sinh thái hữu sinh: bò, con người, côn trùng. 2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh vật. a. Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh. - Thực vật thích nghi trong các điều kiện ánh sáng khác nhau: + Cây ưa sáng + Cây ưa bóng - Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian - Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật b. Ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh. Thông qua các mối quan hệ cùng loài hoặc khác loài, sinh vật có thể hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau. - Đáp án câu hỏi 2 mục II sgk trang 172: Vì con người có khả năng tác động và ảnh hưởng đến hầu hết đời sống của các sinh vật trong môi trường. Con người có thể làm thay đổi môi trường sống, điều kiện sống cũng như sự tăng trưởng của các sinh vật khác. · Kết luận: Các nhân tố trong môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật được gọi là nhân tố sinh thái. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu giới hạn sinh thái
- Mục tiêu: Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về giới hạn sinh thái.
- Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk kết hợp trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức.
- Sản phẩm: Khái niệm giới hạn sinh thái và ví dụ, đáp án cho hoạt động mục III sgk trang 173
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu khái niệm giới hạn sinh thái và đưa ra ví dụ.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi , thảo luận đưa ra đáp án cho hoạt động mục III sgk trang 173.
- GV giới thiệu các nhân tố sinh thái có tác động kéo dài qua nhiều thế hệ sinh vật thông qua mục mở rộng sgk trang 173. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | III. Giới hạn sinh thái - Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. VD: Cá rô phi ở Việt Nam không thể tồn tại ở nhiệt độ dưới 5,6oC và trên 42oC. - Đáp án hoạt động mục III sgk trang 173: Câu 1: Nên nhập loại cá B để nuôi tại địa phương do Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá B rộng hơn nhiệt độ trung bình của địa phương. Câu 2: Do giới hạn sinh thái của cây thích nghi phù hớp dưới tán rừng nếu thay đổi môi trường cây sẽ cho năng suất thấp hơn khi trồng ở nơi trống trải.
- Mục mở rộng: Phần lớn các nhân tố sinh thái chỉ có tác động trong một đời cá thể. Tuy nhiên, có những nhân tố có tác động kéo dài qua nhiều thế hệ. Ví dụ: Các vụ nổ hạt nhân, chất độc màu da cam,… có thể khiến nhiều thế hệ con người, sinh vật bị dị dạng, dị tật bẩm sinh. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về các nhân tố sinh thái.
- Nội dung: Cá nhân HS làm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Sản phẩm: Đáp án của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Câu 1: Môi trường sống của sinh vật gồm có
- Đất, nước, không khí
- Đất, nước, không khí, sinh vật
- Đất, nước, không khí, trên cạn
- Đất, nước, trên cạn, sinh vật
Câu 2: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
- Các nhân tố không sống
- Các nhân tố sống
- Vi sinh vật và vi khuẩn
- Động vật, ánh sáng và con người
Câu 3: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
- Các nhân tố không sống
- Các nhân tố sống
- Vi sinh vật và vi khuẩn
- Động vật, ánh sáng và con ngườI
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?
- Con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của sinh vật.
- Con người có tư duy, có lao động với những mục đích của mình.
- Con người đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên, gây nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng.
- Con người là nhân tố sinh thái vô sinh.
Câu 5: Chọn câu sai trong các câu sau
- Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
- Các chất hữu cơ trong môi trường là nhân tố sinh thái vô sinh.
- Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.
- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.
Câu 6: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
- giới hạn sinh thái
- môi trường
- ổ sinh thái
- khoảng thuận lợi
Câu 7: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
- Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết
- Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất
- Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế
- Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau
Câu 8: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là
- kiếm mồi quanh nơi sống
- nhận biết giao phối
- nhận biết con mồi
- định hướng trong không gian
Câu 9: Đặc điểm thích nghi không gặp ở những động vật hoạt động ban đêm là
- thân có màu sắc sặc sỡ dễ nhận biết
- mắt rất tinh dễ quan sát
- xúc giác phát triển
- mắt nhỏ lại hoặc tiêu giảm
Câu 10: Nhiệt độ tác động đến
- Hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật
- Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản
- Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
- Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ trả lời
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS giơ tay phát biểu
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chữa bài, chốt đáp án.
- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.
Đáp án
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | A | B | D | C | A | D | D | A | A |
=> Xem nhiều hơn:
- Giáo án sinh học 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
- Soạn giáo án Sinh học 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
- Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức
- Giáo án Sinh học 9 soạn theo công văn 5512
III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SINH HỌC 8 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint bài: HỆ THẦN KINH VÀ CÁC GIÁC QUAN Ở NGƯỜI
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI
KHỞI ĐỘNG
Tại sao chúng ta có thể nghe được âm thanh và nhìn được hình dạng, màu sắc của các sự vật, hiện tượng xung quanh?
BÀI 37. HỆ THẦN KINH VÀ CÁC GIÁC QUAN Ở NGƯỜI
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Hệ thần kinh
- Các giác quan
- Hệ thần kinh
- Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh
Đọc thông tin trên kết hợp quan sát hình 37.1 trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh; nêu vị trí của mỗi bộ phận
Trả lời câu hỏi
- Hệ thần kinh ở người có dạng ống gồm não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh
- Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một hệ thống nhất
Trả lời câu hỏi
Vị trí của mỗi bộ phận trên cơ thể
- Não nằm trong hộp sọ
- Tủy sống nằm trong cột sống
- Dây thần kinh phân bố khắp cơ thể
- Hạch thần kinh nằm rải rác và nối với các dây thần kinh.
KẾT LUẬN
- Hệ thần kinh của người gồm hai bộ phận: Bộ phận trung ương (não và tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các hạch thần kinh và dây thần kinh)
- Hệ thần kinh có chức năng điều khiển điều hòa và phối hợp hoạt động của cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể
- PHIẾU HỌC TẬP
- Đọc thông tin mục I.2.a - SGK tr 153, hoàn thành bảng sau:
Tên bệnh | Nguyên nhân | Triệu chứng | Biện pháp phòng chống |
Bệnh Parkinson |
|
|
|
Bệnh động kinh |
|
|
|
Bệnh Alzheimer |
|
|
|
TL:
Tên bệnh | Nguyên nhân | Triệu chứng | Biện pháp phòng chống |
Bệnh Parkinson | Do thoái hóa tế bào thần kinh, do tuổi cao, nhiễm khuẩn (viêm não) hoặc nhiễm độc thần kinh | Suy giảm chức năng vận động run tay mất thăng bằng khó khăn khi di chuyển | Nên bổ sung vitamin D từ thực phẩm hoặc tắm nắng, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, tránh xa môi trường độc hại |
Bệnh động kinh | Do rối loạn hệ thống thần kinh trung ương có thể do di truyền, chấn thương hoặc các bệnh về não,... | Co giật hoặc có các hành vi bất thường đôi lúc mất ý thức | Giữ tinh thần vui vẻ, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, ăn uống đủ chất |
Bệnh Alzheimer | Do rối loạn thần kinh thường gặp ở người cao tuổi | Mất trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, lẩm cẩm, khả năng hoạt động kém. | Rèn luyện não bằng cách đọc sách, báo Có chế độ ăn uống hợp lý Giữ tinh thần thoải mái và tăng cường vận động, … |
- b) Các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh
Câu 1. Nghiện ma tuý gây ra những tệ nạn gì cho xã hội?
- b) Các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh
Nghiện ma túy sẽ gây hại sức khỏe tinh thần người nghiện, hệ lụy kéo theo là sự xuống cấp đạo đức xã hội, tạo ra các tội phạm ma túy, hủy hoại giống nòi và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội
Câu 2. Từ những hiểu biết về chất gây nghiện, em sẽ tuyên truyền điều gì đến người thân và mọi người xung quanh?
Trả lời
- Tuyên truyền đến mọi người tác hại của chất gây nghiện
- Cần đề cao cảnh giác, kiên quyết để không bị các đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo sử dụng chất gây nghiện.
- Khi phát hiện các đối tượng tàng trữ, sử dụng các chất gây nghiện trái với quy định của pháp luật, cần báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền.
KẾT LUẬN
Một số bệnh về hệ thần kinh như Parkinson, alzheimer, động kinh
Nguyên nhân
- Di truyền
- Tuổi tác
- Tai nạn
Biện pháp
- Ăn đủ chất
- Tập thể dục
- Rèn luyện trí não
- Giữ tinh thần vui vẻ
=> Xem nhiều hơn:
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án sinh học 8 kết nối tri thức, tải giáo án sinh học 8 KNTT đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 sinh học 8 kết nối, tải giáo án word và điện tử sinh học 8 kì 2 KNTT
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây