Giáo án kì 1 Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Có đủ giáo án word + PPT kì 1 Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 1 Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 1 LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHƯƠNG 1 - CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

  • Giáo án Lịch sử 11 Chân trời bài 1 Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
  • Giáo án Lịch sử 11 Chân trời bài 2 Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

CHƯƠNG 2 - CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

  • Giáo án Lịch sử 11 Chân trời bài 3 Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai
  • Giáo án Lịch sử 11 Chân trời bài 4 Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

CHƯƠNG 3 - QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

  • Giáo án Lịch sử 11 Chân trời bài 5 Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
  • Giáo án Lịch sử 11 Chân trời bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

CHƯƠNG 4 - CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH Giáo án PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

  • Giáo án Lịch sử 11 Chân trời bài 7 Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
  • Giáo án Lịch sử 11 Chân trời bài 8 Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh Giáo án phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX)

CHƯƠNG 5 - MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

  • Giáo án Lịch sử 11 Chân trời bài 9 Cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly và triều Hồ
  • Giáo án Lịch sử 11 Chân trời bài 10 Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỉ XV)
  • Giáo án Lịch sử 11 Chân trời bài 11 Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX)

CHƯƠNG 6 - LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

  • Giáo án Lịch sử 11 Chân trời bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông
  • Giáo án Lịch sử 11 Chân trời bài 13 Việt Nam và Biển Đông

II. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 11 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Word bài: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tóm tắt được nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo (In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin) và Đông Nam Á lục địa (Mi-an-ma, ba nước Đông Dương).
  • Nêu được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
  • Nêu được những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa,. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam.
  • Tóm tắt được nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.
  • Có ý thức trân trọng những thành quả đấu tranh giành độc lập và phát triển của các dân tộc Đông Nam Á hiện nay.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề về hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
  • Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được các giải pháp; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Tóm tắt được nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo (In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin) và Đông Nam Á lục địa (Mi-an-ma, ba nước Đông Dương); Nêu được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á; Tóm tắt được nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích được những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước thuộc địa. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Phát triển năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử (đọc hiểu văn bản lịch sử, tái hiện và mô tả lịch sử); Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử (giải thích đánh giá, lịch sử); Phát triển năng lực vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn. 
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc.
  • Trách nhiệm: sẵn sàng đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chăm chỉ: tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó để đạt kết quả tốt trong học tập. 
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Máy tính, máy chiếu, micro, bảng hoạt động nhóm, phấn.
  • Tài liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ liên quan đến nội dung bài học Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. 
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Đọc trước thông tin Bài 6 SHS để tìm hiểu bài học. 
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập. 
  3. Nội dung: 

- GV tổ chức HS làm việc cá nhân, sử dụng kĩ thuật See – Think – Wonder đặt vấn đề tìm hiểu nội dung bài học Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, HS trả lời câu hỏi về vấn đề của công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở ba nước Đông Dương trong hai câu thơ.

  1. Sản phẩm: HS trả lời vấn đề được nêu trong phần Khởi động. 
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành Phiếu bài tập số 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát 2 lược đồ:

Lược đồ các nước Đông Nam Á năm 1910

Lược đồ các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dụng kĩ thuật See – Think – Wonder và yêu cầu HS hoàn thành Phiếu bài tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát lược đồ, vận dụng kiến thức đã học và hoàn thành Phiếu học tập số 1. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả làm việc trong Phiếu học tập số 1. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đầu thế kỉ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều không có tên trên bản đồ thế giới, thì từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước Đông Nam Á anh dũng đứng lên đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Đọc câu thơ và trả lời câu hỏi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV trình chiếu và đọc cho các nhóm hai câu thơ sau:

Việt – Lào hai nước chúng ta

Tình sâu như nước Hồng Hà Cửu Long.

           (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: Hai câu thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp em liên tưởng đến vấn đề gì trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của ba nước Đông Dương? Nêu cảm nghĩ của em về vấn đề đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc hai câu thơ, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm nêu cảm nghĩ trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, tương đồng văn hóa, giàu lòng nhân ái, bang giao hữu nghị, gắn bó lâu đời suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, mối quan hệ keo sơn đó đã phát triển mạnh mẽ lên tầm cao mới, được tôi luyện qua nhiều thử thách khắc nghiệt, không ngừng phát triển toàn diện và sâu rộng, trở thành tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là quy luật sống còn và là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng hai nước.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Giữa thế kỉ XX, các dân tộc ở ờ Đông Nam Á đã anh dũng đứng lên đấu tranh giành nền độc lập dân tộc. Đông Nam Á ngày nay “Gắn kết với nhau bởi một khát vọng chung và ý chí tập thể được sống trong một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, kinh tế tăng trưởng bền vững, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung và nhằm thúc đẩy các lợi ích, nguyện vọng và lí tưởng quan trọng. Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình nhân dân các nước Đông Nam Á anh dũng đứng lên đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc, quá trình tái thiết và phát triển các nước Đông Nam, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa.  
  2. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác Hình 6.1 – 6.4, thông tin mục Em có biết, thông tin mục 1a, 1b SGK tr.35 – 38 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Nêu những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa. 

 

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện chung một nhiệm vụ học tập). 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Khai thác Hình 6.1, 6.2, mục Em có biết, thông tin mục 1a SGK tr.35, 36 và tìm hiểu về: Những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân Đông Nam Á hải đảo.

  

+ Nhóm 3, 4: Khai thác Hình 6.3, 6.4, mục Em có biết, thông tin mục 1b SGK tr.36 – 38 và tìm hiểu về: Những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân Đông Nam Á lục địa. 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

(Đính kèm phía dưới Hoạt động 1)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 2 (theo nội dung thảo luận của mỗi nhóm).

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm nêu những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân Đông Nam Á hải đảo, Đông Nam Á lục địa theo Phiếu học tập số 2.

- GV mời đại diện các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Đông Nam Á hải đảo: Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở In-đô-nê-xi-a và Phi – líp - pin.

+ Đông Nam Á lục địa

  • Ở Miến Điện, phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước, khiến cho thực dân Anh bị tổn thất nặng nề.
  • Trên bán đảo Đông Dương, từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ mạnh mẽ và từng bước lan rộng.

- GV chuyển sang hoạt động mới. 

1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 2 phía dưới Hoạt động 1. 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Quốc gia Đông Nam Á

Chống thực dân

Thành phần lãnh đạo

Mục tiêu phong trào

Phong trào tiêu biểu

Kết quả phong trào

In-đô-nê-xi-a

     

Phi-lip-pin

     

Mi-an-ma

     

Cam-pu- chia

     

Lào

     

Việt Nam

     

Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Quốc gia Đông Nam Á

Chống thực dân

Thành phần lãnh đạo

Mục tiêu phong trào

Phong trào tiêu biểu

Kết quả phong trào

In-đô-nê-xi-a

Hà Lan

Tư sản dân tộc và tiểu tư sản tri thức

Độc lập, tự do

A-chê (10/1873), Xu-ma-tra (1873 – 1909), Ba tắc (1878 – 1907), Ca-li-man-tan (1884 – 1886)

Thực dân Hà Lan đàn áp

Phi-lip- pin

Tây Ban Nha

Tri thức cấp tiến

Độc lập, tự do

Chống chính sách cướp đoạt ruộng đất, thuế, cưỡng bức lao động… ở Ba-tan-ga, Bu-la-can, Ca-vi-tê, La-gu-na, Min-đa-nao, Su-lu

Thất bại

Mi-an-ma

(Miến Điện)

Anh

Các vị cao tăng, tầng lớp tri thức

Đòi các quyền lợi cơ bản như giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ văn hoá truyền thống

Năm 1920, xuất hiện 300 hội người Mi-an-ma (Miến Điện) chống chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh

Thực dân Anh đàn áp

Cam-pu-chia

Pháp

Hoàng thân

Chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc 

- Khởi nghĩa của hoàng thân Si-vô-tha (1861-1892).

- Khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866).

- Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867).

Thất bại

Lào

Pháp

Nhân dân

Chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc

- Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc (1901 - 1903).

- Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901 – 1937).

Thất bại

Việt Nam

Pháp

Sĩ phu yêu nước, tướng lĩnh cấp thấp, nông dân

Chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc

Phong trào chống Pháp ở Đông Nam Kì, Tây Nam Kì như khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực…

Thất bại

Nhận xét

- Diễn ra liên tục, sôi nổi, quyết liệt với nhiều hình thức khác nhau.

- Thất bại do tương quan lực lượng, thiếu tổ chức lãnh đạo, diễn ra lẻ tẻ, tự phát.

Hoạt động 2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á. 
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác lược đồ Hình 6.5, thông tin mục 2a SGK tr.38, 39, đóng vai “Người kể sử”, lập timeline và thực hiện nhiệm vụ: Tóm tắt các giai đoạn phát triển của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
  3. Sản phẩm: Timeline của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận, khai thác lược đồ Hình 6.5, thông tin mục 2a SGK tr.38, 39, đóng vai “Người kể sử”, lập timeline và thực hiện nhiệm vụ: Tóm tắt các giai đoạn phát triển của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác lược đồ, thông tin trong mục, thảo luận theo nhóm và hoàn thành timeline.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm thuyết trình theo dòng lịch sử dựa vào timeline phiếu bài tập, kết hợp chỉ lược đồ về các giai đoạn phát triển của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, đánh giá theo nội dung thuyết trình theo kĩ thuật 321 (3 ưu điểm, 2 ý kiến về bài thuyết trình, 1 câu hỏi, nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Trải qua các giai đoạn phát triển từ cuối thế XIX – nửa sau thế kỉ XX, xuất phát từ bối cảnh quốc tế, khu vực và điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước, các nước Đông Nam Á đi đến độc lập dân tộc.

+ Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia (khu vực thuộc địa của Pháp) trải qua các cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ để giải phóng dân tộc.

+ Các nước khác ở Đông Nam Á (khu vực thuộc địa của Hà Lan, Anh, Mỹ) phải kết hợp đấu tranh với những cuộc đàm phán hòa bình kéo dài hàng thập kỉ đi đến cái đích chung là giành độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Đính kèm kết quả Timeline – các giai đoạn phát triển của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phía dưới Hoạt động 2. 

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CUỘC ĐẤU TRANH

GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ LỊCH SỬ 11 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án powerpoint bài: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC LỊCH SỬ HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Nhiệm vụ 1: Quan sát 2 lược đồ trên và hoàn thành Phiếu học tập số 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

SEE: Quan sát hai lược đồ, nêu điểm khác biệt

THINK: Theo em, vì sao có sự khác biệt đó?

WONDER: Nêu những băn khoăn của em.

KHỞI ĐỘNG

Nhiệm vụ 2: Hai câu thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp em liên tưởng đến vấn đề gì trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của ba nước Đông Dương? Nêu cảm nghĩ của em về vấn đề đó.

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, tương đồng văn hóa.

Gắn bó lâu đời suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc.

Là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là quy luật sống còn và là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng hai nước.

BÀI 6

HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

NỘI DUNG BÀI HỌC

Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập

01 PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN XÂM LƯỢC Ở ĐÔNG NAM Á

THẢO LUẬN NHÓM

Các em hãy đọc thông tin mục 1 – SGK tr.35 – 38 và thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm 1, 2:

Khai thác Hình 6.1, 6.2, mục Em có biết, thông tin mục 1a SGK tr.35, 36 và nêu những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân Đông Nam Á hải đảo.

Nhóm 3, 4:

Khai thác Hình 6.3, 6.4, mục Em có biết, thông tin mục 1b SGK tr.36 – 38 và nêu những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân Đông Nam Á lục địa.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Quốc gia Đông Nam Á

Chống thực dân

Thành phần lãnh đạo

Mục tiêu

Phong trào tiêu biểu

Kết quả

In-đô-nê-xi-a

 

 

 

 

 

Phi-lip-pin

 

 

 

 

 

Mi-an-ma

 

 

 

 

 

Cam-pu-chia

 

 

 

 

 

Lào

 

 

 

 

 

Việt Nam

 

 

 

 

 

Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á?

  1. a) Đông Nam Á hải đảo

Hình 6.1. Quốc kì của nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a

Hình 6.2. A. Bô-ni-pha-xi-ô (1863 – 1897)

Ở In-đô-nê-xi-a

Thời gian

Nửa sau TK XIX

Chống thực dân

Hà Lan

Lãnh đạo

Tư sản dân tộc và tầng lớp tư sản.

Tiêu biểu

A-chê (10/1873), Xu-ma-tra (1873 – 1909), Ba tắc (1878 – 1907), Ca-li-man-tan (1884 – 1886)

Kết quả

Bị đàn áp.

Khởi nghĩa A-chê của hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô chống lại thực dân Hà Lan ở Gawok

Ở Phi-líp-pin

Thời gian

TK XVI – TK XIX

Chống thực dân

Tây Ban Nha

Lãnh đạo

Tri thức cấp tiến.

Địa điểm

Ba-tan-ga, Bu-la-can, Ca-vi-tê, La-gu-na, Min-đa-nao, Su-lu

Kết quả

Thất bại.

Trận chiến giữa thổ dân ở Mác-tan với thực dân Tây Ban Nha năm 1521

Trận chiến giữa vương quốc Hồi giáo với thực dân Tây Ban Nha

Kết luận

Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở In-đô-nê-xi-a và Phi – líp - pin.

  1. b) Đông Nam Á lục địa

Hình 6.4. Ph. Gác-ni-ê bị tiêu diệt trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (tranh vẽ)

Ở Mi-an-ma

Thời gian

> Đầu TK XX

Mục tiêu

> Đòi các quyền lợi cơ bản như giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ văn hoá truyền thống.

Lãnh đạo

> Các vị cao tăng, tầng lớp tri thức.

Tiêu biểu

> Năm 1920, xuất hiện 300 hội người Mi-an-ma chống chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh

Ở Cam-pu-chia

Phong trào chống Pháp diễn ra quyết liệt ở nhiều địa bàn rộng lớn.

Tiêu biểu: phong trào của Hoàng thân Si-vô-tha, A-cha-xoa, Pu-côm-bô,…

Bản đồ quyền bảo hộ của Pháp ở Campuchia

Ở Lào

Cuối TK XIX

Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào nhận được sự ủng hộ của dân tộc ít người ở vùng Tây Bắc Việt Nam.

Bản đồ quyền bảo hộ của Pháp ở Lào

Cờ và huy hiệu của Pháp bảo hộ Lào (1893–1952)

Ở Việt Nam

Năm 1858: Phong trào kháng Pháp nổ ra.

1859 – 1867: phong trào kháng Pháp lan rộng khắp các tỉnh Nam Kỳ.

1873 – 1883: nhân dân Bắc Kỳ đứng lên chống Pháp

Lập nhiều chiến công.

Nhân dân Gò Công suy tôn Trương Công Định làm Bình Tây Đại Nguyên Soái 

Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân đốt cháy tàu L’Espérance trên sông Nhật Tảo, ngày 10/12/1861

Phrăng-xít Gác-ni-ê bị quân Cờ đen đâm chết trong trận Cầu Giấy (1873)

TỔNG KẾT PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 1 Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Từ khóa: giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo, tải giáo án Lịch sử 11 CTST đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 Lịch sử 11 chân trời, tải giáo án word và điện tử Lịch sử 11 kì 1 CTST

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay